Trang mạng quân sự Sina vừa cho đăng tải phóng sự ảnh đặc biệt ghi lại một đợt diễn tập bắn đạn thật của Quân đội Trung Quốc với các tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU2 tiên tiến của nước này. Bên cạnh đó có cả các tổ hợp tên lửa phòng không HQ-10 biến thể sao chép S-300 của Trung Quốc.Trung Quốc được xem là quốc gia sở hữu các tổ hợp tên lửa S-300 đứng thứ hai thế giới chỉ sau Nga. Đó là còn chưa kể các tổ hợp tên lửa HQ-9 mà Trung Quốc sao chép công nghệ S-300.Trong ảnh là một tổ hợp S-300PMU2 của Trung Quốc triển khai tên lửa đất đối không 48N6E2 với tầm bắn hiệu quả gần 200km.Tính đến năm 2008, Trung Quốc sở hữu tới 40 khẩu đội S-300PMU1/2 với hàng ngàn quả đạn tên lửa và đến năm 2011 nước này đưa vào trang bị thêm 15 tiểu đoàn phòng không S-300PMU2. Từ đó cho tới nay Trung Quốc luôn giữ bí mật về số lượng các tổ hợp tên lửa phòng không S-300 lẫn HQ của mình.S-300PMU2 (NATO định danh là SA-20B Gargoyle) là biến thể hiện đại hóa từ S-300PMU1 được ra mắt lần đầu tiên vào năm 1997. Nó được thiết kế để bảo vệ các mục tiêu cực kỳ quan trọng, các căn cứ quân sự chiến lược trước các cuộc tập kích bằng đường không hàng loạt bằng vũ khí công nghệ cao, máy bay, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo và các vũ khí tấn công đường không khác.Giống như nhiều phiên bản S-300 khác một tổ hợp S-300PMU2 cũng bao gồm nhiều thành phần chiến đấu như xe phóng tự hành, radar điều khiển hỏa lực, radar trinh sát và trung tâm chỉ huy tác chiến.S-300PMU2 được trang bị 4 loại tên lửa đất đối không gồm: 48N6E2, 48N6E, 5V55R, 5V55K cho khả năng bắn hạ mục tiêu ở cự ly từ 3-195km, đánh chặn mọi mục tiêu ở độ cao thấp nhất 10m đến cao nhất 27km đang di chuyển với tốc độ đến 10.000km/h. Điều này cho phép nó đánh chặn các mục tiêu chiến lược như tên lửa đạn đạo tầm ngắn lẫn tầm trung của đối phương.Tổ hợp S-300PMU2 có khả năng dẫn bắn 12 tên lửa đánh chặn 6 mục tiêu cùng một lúc (tỉ lệ 2 tên lửa/mục tiêu đảm bảo khả năng hạ mục tiêu cao).Hệ thống radar điều khiển hỏa lực 30N6E2 của S-300PMU2 có khả năng tự động hóa cao trong quá trình phát hiện, bám bắt, xử lý mục tiêu. Radar được trang bị bộ vi xử lý kỹ thuật số tốc độ cao cho phép phản ứng với mục tiêu nhanh hơn, khả năng kháng nhiễu cao hơn. Nó có tầm hoạt động lên đến 300km và có thể theo dõi cùng lúc 100 mục tiêu trên không.Kết hợp với đó là hai hệ thống radar trinh sát là 96L6E và 64N6E2 cả hai đều có tầm hoạt động lên đến 300km.Trong ảnh là một đơn vị S-300PMU2 của Trung Quốc với xe phóng tự hành 5P85TE2 được đặt trên khung gầm BAZ-64022.Cận quá trình tái nạp đạn tên lửa cho một xe phóng tự hành 5P85TE2 thuộc tổ hợp S-300PMU2 của Quân đội Trung Quốc.
Trang mạng quân sự Sina vừa cho đăng tải phóng sự ảnh đặc biệt ghi lại một đợt diễn tập bắn đạn thật của Quân đội Trung Quốc với các tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU2 tiên tiến của nước này. Bên cạnh đó có cả các tổ hợp tên lửa phòng không HQ-10 biến thể sao chép S-300 của Trung Quốc.
Trung Quốc được xem là quốc gia sở hữu các tổ hợp tên lửa S-300 đứng thứ hai thế giới chỉ sau Nga. Đó là còn chưa kể các tổ hợp tên lửa HQ-9 mà Trung Quốc sao chép công nghệ S-300.
Trong ảnh là một tổ hợp S-300PMU2 của Trung Quốc triển khai tên lửa đất đối không 48N6E2 với tầm bắn hiệu quả gần 200km.
Tính đến năm 2008, Trung Quốc sở hữu tới 40 khẩu đội S-300PMU1/2 với hàng ngàn quả đạn tên lửa và đến năm 2011 nước này đưa vào trang bị thêm 15 tiểu đoàn phòng không S-300PMU2. Từ đó cho tới nay Trung Quốc luôn giữ bí mật về số lượng các tổ hợp tên lửa phòng không S-300 lẫn HQ của mình.
S-300PMU2 (NATO định danh là SA-20B Gargoyle) là biến thể hiện đại hóa từ S-300PMU1 được ra mắt lần đầu tiên vào năm 1997. Nó được thiết kế để bảo vệ các mục tiêu cực kỳ quan trọng, các căn cứ quân sự chiến lược trước các cuộc tập kích bằng đường không hàng loạt bằng vũ khí công nghệ cao, máy bay, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo và các vũ khí tấn công đường không khác.
Giống như nhiều phiên bản S-300 khác một tổ hợp S-300PMU2 cũng bao gồm nhiều thành phần chiến đấu như xe phóng tự hành, radar điều khiển hỏa lực, radar trinh sát và trung tâm chỉ huy tác chiến.
S-300PMU2 được trang bị 4 loại tên lửa đất đối không gồm: 48N6E2, 48N6E, 5V55R, 5V55K cho khả năng bắn hạ mục tiêu ở cự ly từ 3-195km, đánh chặn mọi mục tiêu ở độ cao thấp nhất 10m đến cao nhất 27km đang di chuyển với tốc độ đến 10.000km/h. Điều này cho phép nó đánh chặn các mục tiêu chiến lược như tên lửa đạn đạo tầm ngắn lẫn tầm trung của đối phương.
Tổ hợp S-300PMU2 có khả năng dẫn bắn 12 tên lửa đánh chặn 6 mục tiêu cùng một lúc (tỉ lệ 2 tên lửa/mục tiêu đảm bảo khả năng hạ mục tiêu cao).
Hệ thống radar điều khiển hỏa lực 30N6E2 của S-300PMU2 có khả năng tự động hóa cao trong quá trình phát hiện, bám bắt, xử lý mục tiêu. Radar được trang bị bộ vi xử lý kỹ thuật số tốc độ cao cho phép phản ứng với mục tiêu nhanh hơn, khả năng kháng nhiễu cao hơn. Nó có tầm hoạt động lên đến 300km và có thể theo dõi cùng lúc 100 mục tiêu trên không.
Kết hợp với đó là hai hệ thống radar trinh sát là 96L6E và 64N6E2 cả hai đều có tầm hoạt động lên đến 300km.
Trong ảnh là một đơn vị S-300PMU2 của Trung Quốc với xe phóng tự hành 5P85TE2 được đặt trên khung gầm BAZ-64022.
Cận quá trình tái nạp đạn tên lửa cho một xe phóng tự hành 5P85TE2 thuộc tổ hợp S-300PMU2 của Quân đội Trung Quốc.