Theo tờ Nhân dân Nhật báo, Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Thành Đô của nước này đã bắt đầu thực hiện lại các chuyến bay thử nghiệm tiêm kích đa năng J-10B với mẫu động cơ phản lực nội địa WS-10 do Trung Quốc phát triển.Được biết, hầu hết những chiếc J-10B của Không quân Trung Quốc đều sử dụng động cơ phản lực AL-31FN M1 do Nga sản xuất. Tuy WS-10 cũng được Tập đoàn Thành Đô trang bị cho J-10B nhưng nó lại vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ giới tướng lính Không quân Trung Quốc.Trước đó vào năm 2011, Tập đoàn Thành Đô cũng từng cho thử nghiệm một nguyên mẫu J-10B với động cơ WS-10 nhưng cuối cùng dòng động cơ phản lực này không được lựa chọn cho lô J-10B đầu tiên của Không quân Trung Quốc. Trong ảnh là một chiếc J-10B với tên lửa không đối không tầm ngắn PL-9.Nhằm đánh giá đủ năng lực hoạt động của WS-10 biến thể J-10B vừa được Trung Quốc thử nghiệm đã mang theo hai thùng nhiên liệu phụ.So với phiên bản J-10A trước đó, J-10B được trang bị một radar quét mảng pha điện tử chủ động với phần mũi máy bay cũng được sửa đổi để phù hợp với loại radar này.Một điểm khác biệt nữa giữa J-10B và J-10A là khe hút gió nằm bên phía dưới buồng lái. Theo đó Tập đoàn Thành Đô đã loại bỏ cửa hút khí kiểu cũ để thay thế bằng kiểu cửa hút khí khuếch tán siêu âm, thiết kế này giúp cho máy bay có khả năng thao diễn tốt ở tốc độ cao, song lại khiến J-10B kém ổn định và yêu cầu cần phải có phần mềm điều khiển bay phức tạp.Còn về hệ thống vũ khí giữa J-10A và J-10B không có mấy sự thay đổi với tên lửa không đối không PL-8, PL-9, PL-11, PL-12, tên lửa không đối đất PJ-9, YJ-9K, YJ-91 và bom dẫn đường LT-2 hoặc LS-6a.Dòng động cơ phản lực nội địa WS-10 của Trung Quốc được nước này phát triển từ những năm 1980 dựa trên mẫu động cơ AL-31 của Nga. Tuy nhiên nó luôn bị đánh giá là kém hiệu quả và hoạt động không ổn định mặc dù Trung Quốc đã có hơn 20 năm để phát triển dòng động cơ này.
Theo tờ Nhân dân Nhật báo, Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Thành Đô của nước này đã bắt đầu thực hiện lại các chuyến bay thử nghiệm tiêm kích đa năng J-10B với mẫu động cơ phản lực nội địa WS-10 do Trung Quốc phát triển.
Được biết, hầu hết những chiếc J-10B của Không quân Trung Quốc đều sử dụng động cơ phản lực AL-31FN M1 do Nga sản xuất. Tuy WS-10 cũng được Tập đoàn Thành Đô trang bị cho J-10B nhưng nó lại vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ giới tướng lính Không quân Trung Quốc.
Trước đó vào năm 2011, Tập đoàn Thành Đô cũng từng cho thử nghiệm một nguyên mẫu J-10B với động cơ WS-10 nhưng cuối cùng dòng động cơ phản lực này không được lựa chọn cho lô J-10B đầu tiên của Không quân Trung Quốc. Trong ảnh là một chiếc J-10B với tên lửa không đối không tầm ngắn PL-9.
Nhằm đánh giá đủ năng lực hoạt động của WS-10 biến thể J-10B vừa được Trung Quốc thử nghiệm đã mang theo hai thùng nhiên liệu phụ.
So với phiên bản J-10A trước đó, J-10B được trang bị một radar quét mảng pha điện tử chủ động với phần mũi máy bay cũng được sửa đổi để phù hợp với loại radar này.
Một điểm khác biệt nữa giữa J-10B và J-10A là khe hút gió nằm bên phía dưới buồng lái. Theo đó Tập đoàn Thành Đô đã loại bỏ cửa hút khí kiểu cũ để thay thế bằng kiểu cửa hút khí khuếch tán siêu âm, thiết kế này giúp cho máy bay có khả năng thao diễn tốt ở tốc độ cao, song lại khiến J-10B kém ổn định và yêu cầu cần phải có phần mềm điều khiển bay phức tạp.
Còn về hệ thống vũ khí giữa J-10A và J-10B không có mấy sự thay đổi với tên lửa không đối không PL-8, PL-9, PL-11, PL-12, tên lửa không đối đất PJ-9, YJ-9K, YJ-91 và bom dẫn đường LT-2 hoặc LS-6a.
Dòng động cơ phản lực nội địa WS-10 của Trung Quốc được nước này phát triển từ những năm 1980 dựa trên mẫu động cơ AL-31 của Nga. Tuy nhiên nó luôn bị đánh giá là kém hiệu quả và hoạt động không ổn định mặc dù Trung Quốc đã có hơn 20 năm để phát triển dòng động cơ này.