Hình ảnh được Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CNTV) công bố mới đây cho thấy chiến đấu cơ J-10 của Không quân Trung Quốc thực hiện tiếp nhiên liệu trên không với máy bay tiếp dầu HY-6.Đây có lẽ là một hoạt động huấn luyện thường xuyên của Không quân Trung Quốc đối với máy bay chiến đấu J-10.Các máy bay J-10A chỉ có bán kính chiến đấu khoảng 550km, nên để tác chiến tầm xa thì đòi hỏi cần máy bay tiếp nhiên liệu trên không.HY-6 tuy là máy bay tiếp nhiên liệu nhưng hiện nó chỉ có khả năng tiếp nhiên liệu cho máy bay J-10 và J-8II. Trong khi đối với các tiêm kích Su-27/30 do Nga chế tạo có trong biên chế KQ Trung Quốc là điều không thể.Ảnh: Cần tiếp dầu trên J-10 chuẩn bị kết nối với vòi dẫn nhiên liệu HY-6.Khả năng mang nhiên liệu của HY-6 cũng rất hạn chế vì vốn dĩ loại máy bay này được cải tiến từ máy bay ném bom H-6 được chế tạo phỏng theo mẫu Tu-16 Liên Xô có từ những năm 1950.Tiêm kích J-10 trang bị động cơ phản lực AL-31FN cho tầm bay tối đa 1.800km, trần bay 18.000m, tốc độ bay tối đa Mach 2,2.Đặc biệt, truyền hình Trung Quốc cũng cho thấy, ngay sau khi thực hiện bài tiếp liệu, các máy bay J-10 cũng thực hiện việc diễn tập bắn đạn thật ngay lập tức. Ảnh: J-10 phóng đạn mồi bẫy.J-10 phóng tên lửa không đối không.Loại tên lửa được sử dụng có thể là PL-12 đạt tầm phóng 70-100km, trang bị đầu tự dẫn radar chủ động.
Hình ảnh được Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CNTV) công bố mới đây cho thấy chiến đấu cơ J-10 của Không quân Trung Quốc thực hiện tiếp nhiên liệu trên không với máy bay tiếp dầu HY-6.
Đây có lẽ là một hoạt động huấn luyện thường xuyên của Không quân Trung Quốc đối với máy bay chiến đấu J-10.
Các máy bay J-10A chỉ có bán kính chiến đấu khoảng 550km, nên để tác chiến tầm xa thì đòi hỏi cần máy bay tiếp nhiên liệu trên không.
HY-6 tuy là máy bay tiếp nhiên liệu nhưng hiện nó chỉ có khả năng tiếp nhiên liệu cho máy bay J-10 và J-8II. Trong khi đối với các tiêm kích Su-27/30 do Nga chế tạo có trong biên chế KQ Trung Quốc là điều không thể.
Ảnh: Cần tiếp dầu trên J-10 chuẩn bị kết nối với vòi dẫn nhiên liệu HY-6.
Khả năng mang nhiên liệu của HY-6 cũng rất hạn chế vì vốn dĩ loại máy bay này được cải tiến từ máy bay ném bom H-6 được chế tạo phỏng theo mẫu Tu-16 Liên Xô có từ những năm 1950.
Tiêm kích J-10 trang bị động cơ phản lực AL-31FN cho tầm bay tối đa 1.800km, trần bay 18.000m, tốc độ bay tối đa Mach 2,2.
Đặc biệt, truyền hình Trung Quốc cũng cho thấy, ngay sau khi thực hiện bài tiếp liệu, các máy bay J-10 cũng thực hiện việc diễn tập bắn đạn thật ngay lập tức. Ảnh: J-10 phóng đạn mồi bẫy.
J-10 phóng tên lửa không đối không.
Loại tên lửa được sử dụng có thể là PL-12 đạt tầm phóng 70-100km, trang bị đầu tự dẫn radar chủ động.