Tạp chí quân sự
Jane’s dẫn lời Phó tổng giám đốc Sukhoi - Boris Bregman cho hay, Nga đã sẵn sàng cung cấp phiên bản tiêu chuẩn của mẫu tiêm kích
Su-35 cho Quân đội Trung Quốc.
Thông tin trên được Bregman tiết lộ bên lề triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải 2014 được tổ chức tại Trung Quốc, theo đó trong quá trình đàm phán phía Nga sẵn sàng chuyển giao cho
Trung Quốc phiên bản tiêu chuẩn của mẫu máy bay chiến đấy Su-35.
|
Một chiếc Su-35 của Không quân Nga tham gia biểu diễn tại triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải 2014.
|
Ông Bregman cũng cho biết, Su-35 có thể sẽ được sửa đổi để đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc được thực hiện dưới dạng một hợp đồng bổ sung. Quá trình sửa đổi trên sẽ bao gồm thay đổi một phần của thiết kế máy bay và bên cạnh đó là tích hợp các cải tiến cùng trên chung một hệ thống. Ngoài ra những chiếc Su-35 của Trung Quốc cũng sẽ các màn hình hiển thị thông tin bằng ngôn ngữ tiếng Hoa.
Dựa trên các thông tin trên, Jane's nhận thấy thời gian Sukhoi chuyển giao những chiếc Su-35 đầu tiên dành cho Trung Quốc sẽ còn rất lâu, chưa kể tới việc mỗi chiếc Su-35 phải mất tới 1.000 giờ bay thử nghiệm trên không. Và sự thay đổi về mặt thiết kế của bất kỳ chiếc máy bay nào đều không thể thực hiện trong một sớm một chiều.
Theo kế hoạch của Sukhoi thì hợp đồng mua sắm những chiếc Su-35 đầu tiên của Trung Quốc sẽ được ký kết vào cuối năm 2014 hoặc đầu năm 2015. Hiện tại vẫn chưa xuất hiện bất cứ lý do gì có thể làm thay đổi việc ký kết hợp đồng trên, ngoài trừ một số vấn đề liên quan đến kỹ thuật. Thậm chí Boris Bregman còn tin tưởng rằng, các phi công Trung Quốc sẽ được lái những chiếc Su-35 đầu tiên của họ vào năm 2016.
|
Toàn bộ những chiếc Su-35 của Trung Quốc đều sẽ được trang bị các màn hình hiển thị thông tin bằng tiếng Hoa.
|
Đại diện Tập đoàn hàng không United Aircraft (UAC) của Nga cho rằng, UAC không lo ngại việc Su-35 sẽ bị phía Trung Quốc sao chép như Su-27 trước đây. Mặt khác tập đoàn này đang lo ngại về việc Trung Quốc đang sản xuất trái phép hàng loạt các bản sao của
Su-27 là J-11 và J-15 mà không có sự đồng ý của phía Nga.
UAC tin tưởng Trung Quốc khó có thể dễ dàng tạo ra được một bản sao của Su-35 cũng như sở hữu đầy đủ các công nghệ hàng không được trang bị trên mẫu máy bay này, khi mà quá trình thiết kế và sản xuất ra nó diễn ra không hề đơn giản. Bên cạnh đó các phiên bản tiêm kích mà Trung Quốc sao chép của Nga cũng không dành được mấy tiếng vang trên thị trường vũ khí thế giới.
Điều này cho thấy các công ty Nga đã có các bước chuẩn bị cần thiết, để đối phó lại "cạm bẫy" mà Trung Quốc đã từng sử dụng trước đây trong hợp đồng mua sắm các máy bay tiêm kích Su-27.
|
Nga có thể đã rút ra một phần nào đó kinh nghiệm trong các thương vụ mua bán vũ khí với Trung Quốc, điển hình là với hợp đồng Su-27.
|
Phân tích của Jane’s
Theo tổng giám đốc UAC - Mikhail Pogosyan cho biết, các phiên bản vũ khí được sao chép từ nguyên mẫu vũ khí của Nga thường dành được một số thành công nhất định trên thị trường vũ khí thế giới, tuy nhiên trong trường hợp của J-11 phiên bản sao chép Su-27 thì lại không được như vậy. Nó chỉ được sử dụng tại các đơn vị Không quân Trung Quốc và hầu như không thể xuất khẩu ra bên ngoài khi mà dính tới hàng loạt lỗi kỹ thuật trong quá trình sử dụng.
Một nguồn tin thuộc ngành công nghiệp quốc phòng Nga tiết lộ với
Jane’s rằng, Trung Quốc chỉ muốn mua tối thiểu 48 chiếc Su-35 từ Nga và các quan chức Nga tin rằng Trung Quốc không thực sự muốn sở hữu mẫu máy bay chiến đấu đa năng này. Mà nước này chỉ quan tâm tới công nghệ
radar quét mảng pha điện tử thụ động Irbis-E và động cơ phản lực Saturn 117S được trang bị trên Su-35.
Với số lượng máy bay tối thiểu mà Trung Quốc đòi mua từ Sukhoi, phía Nga chắc chắn đã phải nghĩ ra cách để đảm bảo Trung Quốc sẽ phải trả một cái giá phù hợp cho những gì mà nước này có thể lấy được từ Su-35.
|
Trung Quốc chỉ muốn sở hữu các công nghệ mà Su-35 sử dụng hơn là việc sở hữu mẫu máy bay này.
|
Bên cạnh đó vấn đề Nga đang bị các nước Phương Tây cô lập do khủng hoảng ở Ukraine cũng sẽ là một yếu tố khiến hợp đồng trên chắc chắn sẽ được thực hiện. Khi mà cả Nga và Trung Quốc đều muốn xích lại gần nhau trong các vấn đề quốc tế chung, bên cạnh đó cả Trung Quốc cũng muốn tăng cường khả năng quân sự của mình trước chính sách của Mỹ ở Châu Á hiện tại và Nga là một sự lựa chọn tốt.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và các công ty xuất nhập khẩu vũ khí của Nga đều cho rằng các hợp đồng vũ khí giữa Nga và Trung Quốc trong tương lai sẽ giúp cải thiện mối quan hệ song phương giữa hai nước. Bên cạnh đó cả hai bên đều sẽ triển khai thêm các chương trình hợp tác công nghiệp quốc phòng, cũng như việc Trung Quốc mua thêm 100 động cơ phản lực RD-93 từ Nga.