Gần đây, trên mạng xuất hiện một bức ảnh cho thấy, bộ phận bánh đáp trên tiêm kích hạm J-15 đã được sửa đổi để phù hợp với việc sử dụng máy phóng (phóng máy bay trên tàu sân bay). Theo phân tích của một số nhà quan sát quân sự, mẫu J-15 này có thể được phát triển cho tàu sân bay nội địa mà Trung Quốc đang tự chế tạo.
|
Máy bay J-15 phiên bản mới của Trung Quốc.
|
Từ khi tàu sân bay Liêu Ninh đầu tiên của Trung Quốc đưa vào phục vụ đến nay, tiêm kích hạm J-15 chỉ có thể sử dụng cất cánh nhảy cầu mà gây ra nhiều tranh cãi. Đối với phương thức cất cánh nhảy cầu của tàu Liêu Ninh, thì vấn đề lớn nhất của nó là hiệu quả cất cánh trên boong tàu.
Theo đó, nếu J-15 từ thang máy số 1 từ nhà chứa được đưa lên boong tàu lại phải kéo về phía sau 100m nữa để thực hiện cất cánh, còn nếu sử dụng cất cánh bằng máy phóng thì J-15 khi đưa lên boong chỉ chờ phóng, giảm rất nhiều lượng công việc, do vị trí lắp đặt thiết bị phóng đều hướng về phía trước, không gian boong lớn phía sau của tấm chắn luồng phụt động cơ có thể là bãi đỗ cho nhiều máy bay, tạo điều kiện tương đối tốt cho việc phóng cất cánh lần tiếp theo.
Vì vậy đối với tàu sân bay nội địa trong tương lai của Trung Quốc, việc sử dụng cất cánh bằng máy phóng sẽ nâng cao hiệu quả bay của máy bay trên tàu.
Bình luận về vấn đề này, chuyên gia Lý Tiểu Kiến giải thích rằng, cất cánh bằng máy phóng là một phương thức có thể giúp cho máy bay trên tàu đạt đến tốc độ cao nhanh nhất, khả năng mang đầy đủ tải trọng.
"Một máy bay chiến đấu nếu muốn thay đổi phương thức cất cánh, đầu tiên phải nghiên cứu đối với độ mạnh, độ dài, vị trí của máy bay cất hạ cánh, để đáp ứng yêu cầu cất cánh bằng phương thức phóng và hãm khi hạ cánh trên tàu sân bay", ông này nói.
Trả lời câu hỏi tại sao J-15 lại là đối tượng thử nghiệm phương thức phóng, ông Lý Tiểu Kiến cho rằng, trở thành
máy bay chiến đấu trên hạm đầu tiên của Trung Quốc - J-15 hiện đã phát triển mẫu 2 ghế ngồi và sẽ tiếp tục cải tiến. Ngay cả khi Trung Quốc đang nghiên cứu máy bay chiến đấu tàng hình trên tàu, nhưng trong tương lai J-15 vẫn sẽ là lực lượng chủ lực của không quân hạm Trung Quốc, cho nên việc lựa chọn
máy bay J-15 trở thành đối tượng thử nghiệm cất cánh bằng máy phóng là rất hợp lý.
|
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.
|
Nếu máy bay chiến đấu trên hạm phù hợp với yêu cầu cất cánh bằng máy phóng, vậy câu hỏi đặt ra là liệu tàu sân bay tương lai của Trung Quốc dùng máy phóng thủy lực hay máy phóng điện từ.
Về vấn đề này, phân tích của Lý Tiểu Kiến cho rằng, tuy công nghệ của hệ thống phóng thủy lực hiện nay tương đối phát triển, đã được ứng dụng rộng rãi, nhưng vẫn có nhược điểm lớn. Chẳng hạn như thể tích trọng lượng của nó tương đối lớn, vận hành phức tạp, công suất tiêu thụ năng lượng lớn, năng lượng ra trong quá trình làm việc không đồng đều gây thiệt hại cho máy bay. Vì vậy, trong tương lai, hệ thống phóng điện từ sẽ là lựa chọn tốt nhất của tàu sân bay tương lai của Trung Quốc.
Đồng thời ông Lý Tiểu Kiến cũng cho rằng, phương thức phóng điện từ ngoài những khó khăn về công nghệ ra, một khi triển khai thiết bị hỗ trợ điện trên tàu cũng sẽ rất nhiều, tàu sân bay sử dụng động cơ thường có thể sẽ không thể đáp ứng được. Vì vậy, mặc dù phương thức phóng hơi nước có nhiều nhược điểm, nhưng tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc nếu dùng động cơ thông thường thì khả năng cao vẫn phải dùng máy phóng thủy lực.
Nhìn vào tàu sân bay kiểu mới của các nước hạ thủy gần đây có thể thấy, tàu sân bay lớp Queen Elizabeth của Anh hạ thủy ngày 4/7/2014 sử dụng động cơ truyền thống và boong phóng nhảy cầu. Còn tàu sân bay động cơ hạt nhân lớp Ford mới nhất của Mỹ hạ thủy ngày 11/10/2014 sử dụng thiết bị phóng điện từ thế hệ mới thay thế máy phóng thủy lực của lớp Nimitz.