Bước sang năm 1972, quân đội ta huy động lực lượng lớn xe tăng tham gia chiến dịch Xuân - Hè 1972. Cán bộ chiến sĩ trường sĩ quan tăng – thiết giáp quyết tâm lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc năm 1972.Những chiếc T-54 trên đường hành quân tham gia chiến dịch Nguyễn Huệ 1972 bị sa lầy trong mùa mưa.Đội hình xe tăng T-54 Trung đoàn 201 đang hành quân ở phía bắc khu vực phi quân sự, cuối tháng 3/1972. Từ ngày 30/3/1972, các đơn vị xe tăng và bộ binh đã vượt qua vĩ tuyến 17 bắt đầu chiến dịch tấn công qui mô lớn, Xuân – Hè 1972.Kíp lái xe tăng chiến đấu Type 59 (Trung Quốc viện trợ) thuộc Trung đoàn 201 nhận mệnh lệnh trước khi bắt đầu chiến dịch Nguyễn Huệ 1972.Một đơn vị thuộc Trung đoàn 202 tấn công vào sân bay Quảng Trị, ngày 1/5/1972.Pháo thủ trên xe tăng lội nước Type-63 (Việt Nam gọi là K-63-85) thuộc Trung đoàn 202 đang bắn đại liên 12,7mm bên bờ sông Bồ (phía Bắc thành Huế).Xe tăng T-34-85 yểm trợ bộ binh tiến công cứ điểm Charles nằm tiếp giáp giữa 3 huyện Sa Thầy, Dăk Tô và Ngọc Hồi trong chiến dịch Bắc Tây Nguyên 1972.Năm 1974, Liên Xô đã viện trợ cho quân đội ta một số xe tăng chiến đấu T-55 cải tiến có động cơ mạnh hơn. Trong ảnh là chiếc T-55 đang lên phà tự hành GPS dùng để vượt sông.Tháng 4/1975, Quân đội Nhân dân Việt Nam mở chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định (sau đổi là chiến dịch Hồ Chí Minh) với sự tham gia của 4 quân đoàn. Trong đó, lực lượng tăng – thiết giáp đóng vai trò chủ đạo trong chiến dịch thần tốc này. Trong ảnh là xe tăng T-54 cùng những người lính trên đường phố Sài Gòn ngày 30/4/1975.Những chiếc xe tăng Type 63 trong “vòng vây” chào đón của nhân dân Sài Gòn, ngày 30/4/1975.Xe tăng – xe bọc thép bộ đội ta đang tiến vào Dinh Độc Lập – cơ quan đầu não của chế độ Ngụy quyền. Vậy là sau hàng chục năm chiến đấu gian khổ, chịu bao mất mát hi sinh, cuối cùng hai miền Nam – Bắc đã thống nhất, quy về một mối.Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, bộ đội tăng – thiết giáp góp một phần công không nhỏ trong chiến thắng chung của dân tộc. Ngày 20/10/1976, Binh chủng Tăng – Thiết giáp được Quốc hội và Chính phủ tuyên dương danh hiệu đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Trong ảnh là đội hình xe tăng – thiết giáp biểu dương lực lượng tại quảng trường Ba Đình.Giai đoạn cuối những năm 1980, bộ đội tăng – thiết giáp tham gia nhiều chiến dịch giúp nhân dân Campuchia thoát họa diệt chủng Khmer Đỏ. Trong ảnh là đơn vị xe tăng T-54 quân tình nguyện Việt Nam rút về nước sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giúp đỡ nhân dân Campuchia.Hôm nay, bộ đội tăng – thiết giáp vẫn ngày đêm luyện rèn, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Trong ảnh là kíp xe T-54 nhanh chóng lên xe chuẩn bị cho cuộc hành quân tại Lữ đoàn 201.Lữ đoàn xe tăng 201 cơ động chiến đấu trong cuộc diễn tập năm 2013.Đội hình xe tăng T-54 huấn luyện bắn đạn thật tại Trung tâm huấn luyện tổng hợp tăng – thiết giáp.
Bước sang năm 1972, quân đội ta huy động lực lượng lớn xe tăng tham gia chiến dịch Xuân - Hè 1972. Cán bộ chiến sĩ trường sĩ quan tăng – thiết giáp quyết tâm lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc năm 1972.
Những chiếc T-54 trên đường hành quân tham gia chiến dịch Nguyễn Huệ 1972 bị sa lầy trong mùa mưa.
Đội hình xe tăng T-54 Trung đoàn 201 đang hành quân ở phía bắc khu vực phi quân sự, cuối tháng 3/1972. Từ ngày 30/3/1972, các đơn vị xe tăng và bộ binh đã vượt qua vĩ tuyến 17 bắt đầu chiến dịch tấn công qui mô lớn, Xuân – Hè 1972.
Kíp lái xe tăng chiến đấu Type 59 (Trung Quốc viện trợ) thuộc Trung đoàn 201 nhận mệnh lệnh trước khi bắt đầu chiến dịch Nguyễn Huệ 1972.
Một đơn vị thuộc Trung đoàn 202 tấn công vào sân bay Quảng Trị, ngày 1/5/1972.
Pháo thủ trên xe tăng lội nước Type-63 (Việt Nam gọi là K-63-85) thuộc Trung đoàn 202 đang bắn đại liên 12,7mm bên bờ sông Bồ (phía Bắc thành Huế).
Xe tăng T-34-85 yểm trợ bộ binh tiến công cứ điểm Charles nằm tiếp giáp giữa 3 huyện Sa Thầy, Dăk Tô và Ngọc Hồi trong chiến dịch Bắc Tây Nguyên 1972.
Năm 1974, Liên Xô đã viện trợ cho quân đội ta một số xe tăng chiến đấu T-55 cải tiến có động cơ mạnh hơn. Trong ảnh là chiếc T-55 đang lên phà tự hành GPS dùng để vượt sông.
Tháng 4/1975, Quân đội Nhân dân Việt Nam mở chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định (sau đổi là chiến dịch Hồ Chí Minh) với sự tham gia của 4 quân đoàn. Trong đó, lực lượng tăng – thiết giáp đóng vai trò chủ đạo trong chiến dịch thần tốc này. Trong ảnh là xe tăng T-54 cùng những người lính trên đường phố Sài Gòn ngày 30/4/1975.
Những chiếc xe tăng Type 63 trong “vòng vây” chào đón của nhân dân Sài Gòn, ngày 30/4/1975.
Xe tăng – xe bọc thép bộ đội ta đang tiến vào Dinh Độc Lập – cơ quan đầu não của chế độ Ngụy quyền. Vậy là sau hàng chục năm chiến đấu gian khổ, chịu bao mất mát hi sinh, cuối cùng hai miền Nam – Bắc đã thống nhất, quy về một mối.
Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, bộ đội tăng – thiết giáp góp một phần công không nhỏ trong chiến thắng chung của dân tộc. Ngày 20/10/1976, Binh chủng Tăng – Thiết giáp được Quốc hội và Chính phủ tuyên dương danh hiệu đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Trong ảnh là đội hình xe tăng – thiết giáp biểu dương lực lượng tại quảng trường Ba Đình.
Giai đoạn cuối những năm 1980, bộ đội tăng – thiết giáp tham gia nhiều chiến dịch giúp nhân dân Campuchia thoát họa diệt chủng Khmer Đỏ. Trong ảnh là đơn vị xe tăng T-54 quân tình nguyện Việt Nam rút về nước sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giúp đỡ nhân dân Campuchia.
Hôm nay, bộ đội tăng – thiết giáp vẫn ngày đêm luyện rèn, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Trong ảnh là kíp xe T-54 nhanh chóng lên xe chuẩn bị cho cuộc hành quân tại Lữ đoàn 201.
Lữ đoàn xe tăng 201 cơ động chiến đấu trong cuộc diễn tập năm 2013.
Đội hình xe tăng T-54 huấn luyện bắn đạn thật tại Trung tâm huấn luyện tổng hợp tăng – thiết giáp.