Xuất phát điểm khiêm tốn
Sau khi không thành công trong việc thuyết phục Mỹ bán tiêm kích tàng hình F-22 nhằm thay thế dần phi đội F-4 lỗi thời. Cục phòng vệ Nhật Bản bắt tay với Tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi để phát triển mẫu thử nghiệm tiêm kích thế hệ 5.
Mẫu thử nghiệm gọi là Mitsubishi ATD-X Shinshin được giới thiệu vào năm 2004. Mô hình thiết kế của ATD-X đã được đưa đến Pháp để thử nghiệm tiết diện phản xạ radar (RCS) vào năm 2005.
|
Đồ họa tiêm kích tàng hình ATD-X.
|
Một mô hình có kích cỡ bằng 1/5 mẫu thật được điều khiển bằng vô tuyến đã có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 2006 để đánh giá góc tấn, kiểm tra thiết bị và hệ thống điều khiển.
Năm 2007, chính phủ Nhật Bản quyết định đầu tư cho chương trình phát triển ATD-X. Dự kiến nguyên mẫu đầu tiên sẽ có chuyến bay vào năm 2014.
Bước đầu, ATD-X được xác định là dự án phát triển thử nghiệm kỹ thuật. Và đánh giá tính khả thi của công nghệ trong nước so với yêu cầu phát triển máy bay tiêm kích thế hệ 5.
Mẫu thử nghiệm “cực đỉnh”
Mặc dù chỉ là mẫu thử nghiệm, nhưng các công nghệ mà Nhật Bản đưa vào thử nghiệm trên ATD-X thuộc hàng “cực đỉnh” của thế giới. ATD-X có hình dáng bên ngoài giống F-22 của Mỹ về cách bố trí cửa hút không khí và thiết kế cánh đuôi.
ATD-X được ứng dụng nhiều công nghệ cực kỳ hiện đại. ATD-X trang bị hệ thống kiểm soát bay “fly-by-optics”. Tức là sử dụng các sợi cáp quang thay cho các dây điện thông thường để truyền dữ liệu trong việc điều khiển bay. Cáp quang cung cấp tốc độ truyền dữ liệu cực nhanh và gần như “miễn dịch” các loại nhiễu điện từ.
ATD-X được trang bị 2 động cơ đẩy vector 3D XF5-1 cung cấp lực đẩy 10 tấn. Loại động cơ 3D này đã được thử nghiệm trong hầm gió. Vòi phun động cơ có thể được điều khiển theo 3 chiều khác nhau.
|
Mô hình động cơ tuốc bin phản lực XF5-1.
|
Mặc dù, động cơ đẩy vector 3D này được cho sẽ làm giảm tính năng tàng hình của máy bay. Nhưng bù lại máy bay sẽ có khả năng cơ động rất cao. Đây là yêu cầu rất quan trọng trong không chiến tầm gần.
ATD-X sẽ được trang bị một radar quét mạng pha điện tử chủ động đa chức năng với hệ thống cảm biến RF. Radar này có khả năng mở rộng hoặc thu hẹp các dải phổ của nó một cách nhanh nhẹn.
Radar có khả năng tác chiến điện tử ECM và hỗ trợ điện tử ESM toàn diện. Thậm chí, radar này còn có khả năng hoạt động như một vũ khí điện từ. Tức là sử dụng sóng điện từ của radar để gây thiệt hại cho các biện pháp trinh sát điện từ của đối phương.
Một tính năng “đỉnh” khác của ATD-X là hệ thống kiểm soát bay và tự sửa chữa. Hệ thống này sẽ kiểm soát liên tục toàn bộ hoạt động của máy bay để phát hiện sớm bất kỳ lỗi nhỏ nào có thể ảnh hưởng đến hoạt động và tự sửa chữa chúng.
Với những lỗi nặng hay thiệt hại bên ngoài, hệ thống này sẽ sử dụng các hệ thống kiểm soát còn lại để hiệu chỉnh chuyến bay.
|
Mô hình thử nghiệm máy bay tàng hình ATD-X. |
Với nền tảng là quốc gia có công nghệ điện tử hàng đầu thế giới, Nhật Bản hoàn toàn có đủ khả năng để làm chủ các công nghệ “cực đỉnh” trên cho ATD-X.
Chưa xem xét tới hỏa lực ATD-X, nhưng nhìn vào những công nghệ mà ATD-X sẽ có cho thấy nó thừa sức “quật ngã” tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc. Mặc dù Nhật Bản có phần chậm chân trong cuộc đua phát triển tiêm kích thế hệ 5. Nhưng đi trước không có nghĩa là sẽ về đích trước.
Một nhà phân tích quân sự Mỹ từng cảnh báo “ATD-X sẽ là mối hiểm họa lớn cho F-22 của Mỹ”. Thực tế thì Nhật Bản là quốc gia hiếm hoi trên thế giới có đủ tiềm lực cả về công nghệ và tài chính để phát triển tiêm kích thế hệ 5 đẳng cấp.
TIN LIÊN QUAN:
ĐANG ĐỌC NHIỀU: