Theo tờ Indiaexpress, hôm 29/8 đã xảy ra một sự cố hi hữu với mẫu tiêm kích hạm MiG-29K - một trong những chiến đấu cơ mới nhất của Hải quân Ấn Độ. Theo đó, khi đang hạ cánh xuống căn cứ ở Visakhapatnam, một thùng nhiên liệu treo ngoài của tiêm kích hạm MiG-29K đã bất ngờ bị rơi khỏi máy bay.Một vụ hỏa hoạn nhỏ đã xảy ra trên đường băng căn cứ INS Dega sau khi thùng nhiên liệu bất ngờ rơi khỏi chiếc máy bay tiêm kích MiG-29K. Rất may là không có thương vong nào. Ảnh: Bình nhiên liệu MiG-29K tan nát nằm trên bãi đỗ xe gần căn cứ.Điều đáng nói, đây không phải là lần đầu tiên tiêm kích hạm MiG-29K gặp sự cố kỹ thuật. Mới đây, các kiểm soát viên thuộc Cơ quan Kiểm toán Ấn Độ (CAG) đều đăng đàn chỉ trích lực lượng hải quân nước này khi đã nhắm mắt đồng ý đưa vào trang bị 45 tiêm kích hạm MiG-29K mua từ Nga từ năm 2004 trở đi.Đại diện các cơ quan hành pháp Ấn Độ cho rằng số máy bay này có quá nhiều vấn đề và không đủ tiêu chuẩn để hoạt động nhưng lại tiêu tốn của Ấn Độ 2,2 tỷ USD.Trong một loạt các báo cáo CAG trình lên Quốc hội Ấn Độ vào hôm 26/7 cho rằng, phần khung của những chiếc MiG-29K/KUB có quá nhiều điểm thiếu xót để có thể hoạt động, cùng với đó là hiệu suất hoạt động của mẫu động cơ phản lực RD MK-33 trên MiG-29K và cuối cùng là hệ thống kiểm soát bay của số máy bay này.Cũng theo báo cáo của CAG, điều này khiến thời gian bảo trì đối với MiG-29K tăng lên từ 15,93% đến 37,63%, trong khi đó con số này đối với MiG-29KUB (phiên bản huấn luyện hai chỗ ngồi) là 21.20% và 47,14%.Các thiếu sót kỹ thuật này sẽ làm giảm đáng kể tuổi thọ hoạt động của những chiếc MiG-29K/KUB vốn có tiêu chuẩn là 6.000 giờ hoặc 25 năm, ngoài ra nó cũng không thể đáp ứng các yêu cầu của Hải quân Ấn Độ đối với dòng chiến đấu cơ hoạt động trên tàu sân bay.Vụ tai nạn mới nhất có thể do sơ suất của kỹ thuật viên, nhưng nhìn tổng thể thì dường như tiêm kích hạm MiG-29K có vấn đề thật sự. Hay nói cách khác, chất lượng tiêm kích MiG-29K do Nga sản xuất có vấn đề.
Theo tờ Indiaexpress, hôm 29/8 đã xảy ra một sự cố hi hữu với mẫu tiêm kích hạm MiG-29K - một trong những chiến đấu cơ mới nhất của Hải quân Ấn Độ. Theo đó, khi đang hạ cánh xuống căn cứ ở Visakhapatnam, một thùng nhiên liệu treo ngoài của tiêm kích hạm MiG-29K đã bất ngờ bị rơi khỏi máy bay.
Một vụ hỏa hoạn nhỏ đã xảy ra trên đường băng căn cứ INS Dega sau khi thùng nhiên liệu bất ngờ rơi khỏi chiếc máy bay tiêm kích MiG-29K. Rất may là không có thương vong nào. Ảnh: Bình nhiên liệu MiG-29K tan nát nằm trên bãi đỗ xe gần căn cứ.
Điều đáng nói, đây không phải là lần đầu tiên tiêm kích hạm MiG-29K gặp sự cố kỹ thuật. Mới đây, các kiểm soát viên thuộc Cơ quan Kiểm toán Ấn Độ (CAG) đều đăng đàn chỉ trích lực lượng hải quân nước này khi đã nhắm mắt đồng ý đưa vào trang bị 45 tiêm kích hạm MiG-29K mua từ Nga từ năm 2004 trở đi.
Đại diện các cơ quan hành pháp Ấn Độ cho rằng số máy bay này có quá nhiều vấn đề và không đủ tiêu chuẩn để hoạt động nhưng lại tiêu tốn của Ấn Độ 2,2 tỷ USD.
Trong một loạt các báo cáo CAG trình lên Quốc hội Ấn Độ vào hôm 26/7 cho rằng, phần khung của những chiếc MiG-29K/KUB có quá nhiều điểm thiếu xót để có thể hoạt động, cùng với đó là hiệu suất hoạt động của mẫu động cơ phản lực RD MK-33 trên MiG-29K và cuối cùng là hệ thống kiểm soát bay của số máy bay này.
Cũng theo báo cáo của CAG, điều này khiến thời gian bảo trì đối với MiG-29K tăng lên từ 15,93% đến 37,63%, trong khi đó con số này đối với MiG-29KUB (phiên bản huấn luyện hai chỗ ngồi) là 21.20% và 47,14%.
Các thiếu sót kỹ thuật này sẽ làm giảm đáng kể tuổi thọ hoạt động của những chiếc MiG-29K/KUB vốn có tiêu chuẩn là 6.000 giờ hoặc 25 năm, ngoài ra nó cũng không thể đáp ứng các yêu cầu của Hải quân Ấn Độ đối với dòng chiến đấu cơ hoạt động trên tàu sân bay.
Vụ tai nạn mới nhất có thể do sơ suất của kỹ thuật viên, nhưng nhìn tổng thể thì dường như tiêm kích hạm MiG-29K có vấn đề thật sự. Hay nói cách khác, chất lượng tiêm kích MiG-29K do Nga sản xuất có vấn đề.