Tên lửa S-400 Trung Quốc có khiến Đài Loan sợ hãi?

Google News

(Kiến Thức) - Giới chức Đài Loan tỏ ra không mấy ngạc nhiên khi nghe tin Nga chính thức cung cấp tên lửa phòng không S-400 bắn xa 400km cho Trung Quốc.

Defense News đưa tin cho hay, Nga và Trung Quốc đang dần đi tới một thỏa thuận chung cho việc chuyển giao các tổ hợp tên lửa phòng không S-400 cho Bắc Kinh với mục tiêu nâng cao hệ thống phòng thủ tầm xa của Trung Quốc.
S-400 đe dọa Đài Loan và Nhật Bản
Với tầm bắn hiệu quả lên tới 400km của S-400 chắc chắn Trung Quốc sẽ có thể đánh chặn hoặc tấn công bất cứ mối đe dọa nào trên không xuất phát từ Đài Loan, không những thế S-400 còn giúp cho Trung Quốc dành được một số lợi thế chiến lược trước các đối thủ tiềm năng trong khu vực và nhất là với các vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) do nước này tự áp đặt.
Ten lua S-400 Trung Quoc co khien Dai Loan so hai?
 Trung Quốc và Nga có thể đã hoàn tất hợp đồng S-400, trước chúng được công bố.
Vasiliy Kashin - một chuyên gia phân tích quân sự thuộc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ có trụ sở ở Moscow cho biết, S-400 sẽ cho phép Trung Quốc mở rộng cũng như dành được các ưu thế trên không tại khu vực quần đảo Senkaku mà nước này đang có tranh chấp với Nhật Bản. Phía Trung Quốc luôn cho rằng quần đảo Senkaku hay còn được gọi là quần đảo Điếu Ngư vốn thuộc về nước này và đây cũng là nguyên chính dẫn tới mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Tokyo xấu đi trong những năm gần đây.
Ngoài các tổ hợp tên lửa phòng không S-400 sắp được đưa vào trang bị trong tương lai gần. Quân đội Trung Quốc cũng đang sở hữu các tổ hợp tên lửa S-300 cũng do Nga chế tạo với tầm bắn hiệu quả lên tới 200km. Tuy nhiên, S-300 chỉ cho phép Trung Quốc tấn công các mục tiêu dọc theo bờ biển phía Tây Bắc Đài Loan và không thể vươn tới các khu vực nằm sâu bên trong lãnh thổ các quốc gia đối địch như Ấn Độ, Hàn Quốc hay thậm chí là cả Triều Tiên.
Ông Alexander Huang - chuyên gia quân sự Đài Loan cho rằng, các tổ hợp tên lửa S-400 sẽ là thử thách thật sự với khả năng phòng vệ của Đài Loan xung quanh eo biển Đài Loan và các khu vực nằm sâu bên trong hòn đảo này.
Ten lua S-400 Trung Quoc co khien Dai Loan so hai?-Hinh-2
 Chắc chắn một phần các tổ hợp tên lửa S-400 của Trung Quốc sẽ hướng về Đài Loan.
Huang cũng cho biết, các tổ hợp tên lửa S-400 cũng sẽ giúp Trung Quốc tăng cường đáng kể khả năng ngăn chặn các mối đe dọa từ trên không hoặc khiến các quốc gia đối địch với Trung Quốc thận trọng hơn trong mọi hoạt động quân sự gần khu vực biên giới với nước này.
Anatoly Isaikin - Giám đốc điều hành Tập đoàn xuất khẩu vũ khí nhà nước Rosoboronexport của Nga trong một buổi họp báo vào hôm 13/4 cho biết, tên lửa S-400 của Nga luôn dành được sự quan tâm đặt biệt trên thị trường vũ khí thế giới và Trung Quốc sẽ là khách hàng xuất khẩu đầu tiên của tổ hợp tên lửa này. 
Tuy nhiên, ông này lại không tiết lộ thông tin cụ thể về hợp đồng này. Mặc dù có một số nguồn tin cho rằng, hợp đồng bán 4-6 tiểu đoàn S-400 trị giá 3 tỷ USD cho Trung Quốc đã được Moscow và Bắc Kinh ký kết vào cuối năm 2014.
Cũng theo Anatoly Isaikin cho hay, S-400 là tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa tiên tiến có khả năng tiêu diệt các loại mục tiêu từ trên không như tên lửa đạn đạo hoặc máy bay các loại. Hiện tại vẫn chưa rõ liệu các tổ hợp tên lửa S-400 mà Nga bán cho Trung Quốc có bị sửa đổi so với phiên bản S-400 được Quân đội Nga trang bị hay không.
S-400 được đánh giá là một trong những tổ hợp tên lửa phòng không tốt nhất thế giới hiện nay. Đây sẽ là bước tiến lớn đối với chương trình hiện đại hóa hệ thống tên lửa phòng thủ của Trung Quốc. Ngoài ra nơi Trung Quốc sẽ triển khai các tổ hợp S-400 cũng đang là một đề tài nóng trong thời gian gần đây, theo Mark Stokes – Giám đốc Viện Project 2049 của Mỹ cho biết.
Ten lua S-400 Trung Quoc co khien Dai Loan so hai?-Hinh-3
 Việc đưa vào trang bị các tổ hợp tên lửa đánh chặn tầm xa sẽ là bước đi mới của Trung Quốc cho mọi vấn đề hiện tại ở khu vực Đông Bắc Á lẫn Đông Nam Á.
Nếu Trung Quốc triển khai các tổ hợp S-400 tại eo biển Đài Loan thì chắc chắn Đài Loan sẽ buộc phải tăng cường đầu tư hơn nữa cho ngân sách quốc phòng, hoặc ít nhất phải tìm ra các giải pháp tác chiến phi đối xứng để đối phó với hệ thống phòng không của Trung Quốc.
Đài Loan không sợ S-400?
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Đài Loan lại không tỏ ra mấy ngạc nhiên về thương vụ S-400 giữa Moscow và Bắc Kinh. Theo phát ngôn viên của cơ quan quốc phòng Đài Loan Luo Shou-he, cả Nga và Trung Quốc đều có mối quan hệ hợp tác kỹ thuật quân sự chặt chẽ trong hơn 50 năm qua trong đó bao gồm cả việc mua bán và trao đổi công nghệ quốc phòng. Do đó việc Nga bán các tổ hợp tên lửa đánh chặn tầm xa S-400 cho Trung Quốc là điều sớm muộn gì cũng sẽ xảy ra.
Và để đối phó với mối đe dọa từ các tổ hợp tên lửa S-400 của Trung Quốc, Quân đội Đài Loan từ trước đó đã hoàn tất việc phân tích khả năng tác chiến của S-400 và đưa ra các thay đổi cần thiết về mặt chiến thuật lẫn chiến lược trong tác chiến khi xảy ra xung đột vũ trang giữa hai bờ Eo biển Đài Loan, Luo cho hay.
Cũng theo ông này cho biết, việc huấn luyện bay của Không quân Đài Loan sẽ không thay đổi vì sự xuất hiện của S-400. Và trong tương lai Đài Loan vẫn sẽ tiếp tục giám sát chặt chẽ mọi hoạt động của các tổ hợp tên lửa S-400 của Trung Quốc để đưa ra các biện pháp đối phó phù hợp.
Ten lua S-400 Trung Quoc co khien Dai Loan so hai?-Hinh-4
 Đài Loan liệu có tìm được cách vô hiệu hóa các tổ hợp S-400 của Trung Quốc như họ tuyên bố.
Theo chuyên gia quân sự Kashin đánh giá, Trung Quốc đang dần cải thiện khả năng phát triển các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa thế hệ mới cho dù công nghệ tên lửa của Trung Quốc vẫn đứng sau Nga. 
Dẫu vậy, các tổ hợp tên lửa phòng không do Trung Quốc chế tạo lại dành được khá nhiều hợp đồng trên thị trường vũ khí thế giới mặc dù tính năng của các tổ hợp tên lửa này vẫn chưa được đánh giá cụ thể. Lợi thế lớn nhất của vũ khí Trung Quốc vẫn là giá thành thấp và việc nước này sẵn sàng chuyển giao công nghệ vũ khí cho bất cứ khách hàng nào.
Tuy nhiên, cũng không thể bỏ qua khả năng Trung Quốc sẽ cho ra đời một biến thể nội địa của S-400 tương tự như những gì mà nước này đã từng làm với S-300 mua từ Nga. Điều này có thể sẽ không có mấy ý nghĩa đối với Nga khi Moscow đang hoàn tất việc phát triển tổ hợp tên lửa đánh chặn tầm xa tiên tiến S-500 và chúng sẽ được đưa vào sản xuất hàng loạt trong năm 2017, cùng thời điểm Trung Quốc được chuyển giao các tổ hợp S-400 đầu tiên.
Trà Khánh

Bình luận(2)

Minh Hiền

tbn

Bạn Phương chắc chưa biết hết tính năng của hệ thống tên lửa phòng không S-400 nhỉ. S-400 được xếp vào phòng không chiến lược, nhưng khả năng của nó có thể tiêu diệt mọi mục tiêu khí động bao gồm cả tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo - mọi thứ, moi thứ bay trên không ở tầm bắn của nó thì nó có thể đánh chặn được hết. Một hệ thống phòng không, không đơn giản chỉ có cái xe phóng và một quả tên lửa, nó là cả hàng chục thành phần, trong đó riêng đạn tên lửa có đến mấy loại. Tùy mục tiêu khác nhau mà có thể dùng đạn tầm xa, tầm trung, tầm gần, cực gần. Ví dụ cho bạn Phương nhé, hệ thống S-400 được trang bị các loại đạn với khả năng như sau: - Đạn tầm xa 40N6 đạt tầm bắn 400km, độ cao hạ mục tiêu 185km - Đạn tầm xa 48N6DM đạt tầm bắn 250km - Đạn 48H6E3/48H6E2 đạt tầm bắn 250/200km đánh chặn mục tiêu bay tốc độ 17.000km/h và 10.000km/h - Đạn 9M96E2 chuyên dùng tấn công mục tiêu nhanh, cơ động cao, tầm thấp và cực thấp đạt tầm bắn 120km, độ cao hạ 5-30km >> Tomahawk có giỏi thì bay đi, bố đánh được tuốt. - Đạn tầm trung 9M96E đạt tầm bắn 40km, độ cao 20km - Đạn 9M96 (không xuất khẩu) đạt tầm bắn 120km, độ cao 35kg, quá tải hơn 20G, có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm ngắn - Đạn chống tên lửa đạn đạo liên lục địa 77N6-N và 77N6-N1 dùng đầu đạn kiểu động nặng hoặc trực tiếp. >> Chưa kể, hệ thống phòng không của một quốc gia gồm nhiều tầng, nhiều lớp, mỗi tầng - lớp chuyên nhiệm đánh chặn mục tiêu khác nhau. Nếu giả sử S-400 đang bận tay đối phó B-2 hay là B-52 thì sẽ có các hệ thống chuyên đánh chặn tầm gần và cực gần (của Nga như Pantsir-S1, Tunguska, Tor...) làm nhiệm vụ đánh chặn tên lửa hành trình - chả lo thiếu. Nếu như bạn tiêu diệt hệ thống S-400 thì bạn cũng phải vượt qua các tổ hợp phòng không tầm thấp hộ vệ quanh trận địa S-400 nữa đó nghe. Còn nếu dùng tên lửa chống bức xạ thì không dễ đâu nhé, hiện nay Nga đã phát triển nhiều hệ thống chuyên đánh lừa tên lửa chống radar.

Minh Hiền

phuong nn

Suy cho cùng S400 lợi hại, nhưng nó chỉ sử dụng để bắn các tên lửa đạn đạo hay máy bay bay cao, còn bay bám sát địa hình như Tomahawk thì sao nhỉ? Hay bom liệng kiểu Spike thì sao nhỉ? Nó cũng bó như khúc giò thủ luôn, chẳng thể nào lần ra được để bắn hạ. Mà không thấy được, không bắn được, thì nó xem như bị thịt để bị tấn công mất xác.