Máy bay cường kích Su-22 là tên gọi biến thể xuất khẩu của Su-17 do cục thiết kế Sukhoi (Liên Xô) phát triển từ đầu những năm 1960, chính thức đưa vào phục vụ từ năm 1970. Những chiếc Su-22 đầu tiên xuất hiện trong Không quân Nhân dân Việt Nam từ năm 1979-1980, chúng ta nhận khá nhiều biến thể gồm Su-22M, Su-22M3, Su-22M4, Su-22UM3K.Cường kích Su-22 được thiết kế làm nhiệm vụ chính là tấn công mục tiêu mặt đất, mặt biển và khả năng phòng không hạn chế với khả năng mang tới 4 tấn vũ khí (bom, tên lửa, rocket) trên 12 giá treo ở cánh và dưới bụng máy bay.Ở 2 bên cánh của máy bay còn được trang bị 2 pháo tự động NR-30 cỡ 30mm (cơ số 80 viên đạn) đạt tốc độ bắn lý thuyết 850-1.000 phát/phút. Pháo phù hợp để không chiến cự ly gần hoặc tấn công mục tiêu mặt đất. Trong ảnh, đầu nòng nằm thụt vào sâu trong cánh.Ngoài ra, các giá treo vũ khí của Su-22 còn mang được các gunpod SPPU-22-01 (thùng chứa cơ cấu súng máy + đạn).Hầu hết các biến thể cường kích Su-22 của Việt Nam (gồm các bản M, M3, M4, UM3K) đều mang được chung các loại bom và rocket không điều khiển. Trong ảnh, máy bay cường kích Su-22 (Ba Lan) mang 2 cụm ống phóng rocket 57mm và 2 bom dưới giá treo bụng.Su-22 mang 4 cụm ống phóng rocket 57mm.Tuy nhiên, với vũ khí điều khiển chính xác cao thì chỉ có biến thể Su-22M4 là có khả năng khi được nâng cấp mạnh về hệ thống điện tử. Theo đó, Su-22M4 mà Việt Nam đang sử dụng có thể mang được tên lửa không đối đất Kh-23 đạt tầm bắn 10km.Tên lửa chống radar Kh-28 đạt tầm bắn 120km, tốc độ hành trình 3.500km/h, lắp đầu nổ 160kg đủ sức hủy diệt mọi đài radar. Trong ảnh, các cán bộ kĩ thuật đang chuyển đạn Kh-28 ra máy bay Su-22 trực chiến.Tên lửa không đối đất Kh-25 đạt tầm bắn 11-20km, lắp đầu nổ nặng 90kg. Trong ảnh, cường kích Su-22M4 của Không quân Việt Nam mang 2 đạn Kh-25 dưới giá treo bụng.Đặc biệt, Su-22M4 có khả năng mang tên lửa không đối đất hạng nặng Kh-29 lắp đầu nổ nặng tới 320kg, tầm bắn 30km. Dù là thiết kế cho vai trò đối đất, tuy nhiên theo nhà thiết kế khi cần Kh-29 có thể đối hải với khả năng đánh chìm tàu cỡ 10.000 tấn. Ảnh: cường kích Su-22M4 của Ba Lan lắp đạn Kh-29 ở giá treo bụng.Su-22M4 có thể mang cả tên lửa chống radar Kh-58 mạnh mẽ hơn Kh-28 với tầm bắn lên tới 160km (hoặc 250km biến thể Kh-58U). Tuy nhiên, loại tên lửa này không được trang bị cho Không quân Việt Nam.Các điểm treo trên Su-22 có thể mang được cả thùng dầu phụ để tăng tầm bay tuần tra, chiến đấu. Trong ảnh, biến thể huấn luyện 2 chỗ ngồi Su-22UM3K của Không quân Việt Nam bay huấn luyện với 2 thùng dầu phụ.
Máy bay cường kích Su-22 là tên gọi biến thể xuất khẩu của Su-17 do cục thiết kế Sukhoi (Liên Xô) phát triển từ đầu những năm 1960, chính thức đưa vào phục vụ từ năm 1970. Những chiếc Su-22 đầu tiên xuất hiện trong Không quân Nhân dân Việt Nam từ năm 1979-1980, chúng ta nhận khá nhiều biến thể gồm Su-22M, Su-22M3, Su-22M4, Su-22UM3K.
Cường kích Su-22 được thiết kế làm nhiệm vụ chính là tấn công mục tiêu mặt đất, mặt biển và khả năng phòng không hạn chế với khả năng mang tới 4 tấn vũ khí (bom, tên lửa, rocket) trên 12 giá treo ở cánh và dưới bụng máy bay.
Ở 2 bên cánh của máy bay còn được trang bị 2 pháo tự động NR-30 cỡ 30mm (cơ số 80 viên đạn) đạt tốc độ bắn lý thuyết 850-1.000 phát/phút. Pháo phù hợp để không chiến cự ly gần hoặc tấn công mục tiêu mặt đất. Trong ảnh, đầu nòng nằm thụt vào sâu trong cánh.
Ngoài ra, các giá treo vũ khí của Su-22 còn mang được các gunpod SPPU-22-01 (thùng chứa cơ cấu súng máy + đạn).
Hầu hết các biến thể cường kích Su-22 của Việt Nam (gồm các bản M, M3, M4, UM3K) đều mang được chung các loại bom và rocket không điều khiển. Trong ảnh, máy bay cường kích Su-22 (Ba Lan) mang 2 cụm ống phóng rocket 57mm và 2 bom dưới giá treo bụng.
Su-22 mang 4 cụm ống phóng rocket 57mm.
Tuy nhiên, với vũ khí điều khiển chính xác cao thì chỉ có biến thể Su-22M4 là có khả năng khi được nâng cấp mạnh về hệ thống điện tử. Theo đó, Su-22M4 mà Việt Nam đang sử dụng có thể mang được tên lửa không đối đất Kh-23 đạt tầm bắn 10km.
Tên lửa chống radar Kh-28 đạt tầm bắn 120km, tốc độ hành trình 3.500km/h, lắp đầu nổ 160kg đủ sức hủy diệt mọi đài radar. Trong ảnh, các cán bộ kĩ thuật đang chuyển đạn Kh-28 ra máy bay Su-22 trực chiến.
Tên lửa không đối đất Kh-25 đạt tầm bắn 11-20km, lắp đầu nổ nặng 90kg. Trong ảnh, cường kích Su-22M4 của Không quân Việt Nam mang 2 đạn Kh-25 dưới giá treo bụng.
Đặc biệt, Su-22M4 có khả năng mang tên lửa không đối đất hạng nặng Kh-29 lắp đầu nổ nặng tới 320kg, tầm bắn 30km. Dù là thiết kế cho vai trò đối đất, tuy nhiên theo nhà thiết kế khi cần Kh-29 có thể đối hải với khả năng đánh chìm tàu cỡ 10.000 tấn. Ảnh: cường kích Su-22M4 của Ba Lan lắp đạn Kh-29 ở giá treo bụng.
Su-22M4 có thể mang cả tên lửa chống radar Kh-58 mạnh mẽ hơn Kh-28 với tầm bắn lên tới 160km (hoặc 250km biến thể Kh-58U). Tuy nhiên, loại tên lửa này không được trang bị cho Không quân Việt Nam.
Các điểm treo trên Su-22 có thể mang được cả thùng dầu phụ để tăng tầm bay tuần tra, chiến đấu. Trong ảnh, biến thể huấn luyện 2 chỗ ngồi Su-22UM3K của Không quân Việt Nam bay huấn luyện với 2 thùng dầu phụ.