Cách đây vài ngày, tàu sân bay Charles de Gaulle của Hải quân Pháp đã được lệnh triển khai tới vùng biển Tây Địa Trung Hải bắt đầu tham gia chiến dịch không kích phiến quân IS tại Syria.Một số nguồn tin cho biết, tàu sân bay Charles de Gaulle lần đầu tiên triển khai phi đội chiến đấu cơ đông đảo nhất trong lịch sử hoạt động tàu này, gồm 26 chiếc máy bay chiến đấu Rafale M và Super-Etendard Modernise. Trước đây, Charles de Gaulle chỉ mang giới hạn 24 chiếc.Trong số 26 máy bay mà Charles de Gaulle triển khai thì chiếm phần đông là tiêm kích hạm Rafale M (18 chiếc). Đây là biến thể dành cho Hải quân Pháp của dòng tiêm kích thế hệ 4 tối tân Dassault Rafale nổi danh đắt đỏ. Thậm chí Rafale M có giá đắt hơn cả Rafale của không quân, đơn giá ước tính 146 triệu USD/chiếc.So với phiên bản của không quân, Rafale M dành cho Hải quân Pháp mà cụ thể là trang bị cho tàu sân bay Charles de Gaulle tồn tại một số khác biệt, chủ yếu là nằm ở phần khung thân. Cụ thể: Tăng sức khả năng đáp ứng với các điều kiện khắc nghiệt khi hoạt động trên tàu sân bay; Bánh đáp vững chắc hơn; Bánh đáp mũi dài hơn nâng cao mũi thích ứng khi sử dụng máy phóng; Móc đuôi lớn kiểu stinger giữa hai động cơ; Thang lên buồng lái tích hợp vận hành bằng điện; Hệ thống hạ cánh trên tàu sân bay bằng vi sóng.Tải trọng vũ khí của Rafale-M tương tự Rafale-B/C của không quân Pháp với 9,5 tấn nhưng rút số giá treo xuống còn 13 (so với 14). Các loại vũ khí triển khai trên máy bay cơ bản là tương tự phiên bản không quân, nó có thể mang tên lửa diệt hạm AM-39 Exocet; tên lửa không đối không Magic, Mica; tên lửa không đối đất AS-30L, SCALP EG và bom dẫn đường GBU-12/22/24...Rafale-M cũng sử dụng cặp động cơ Snecma M88-2 cho tốc độ bay tối đa 1.912km/h, bán kính tác chiến 1.800m, vận tốc leo cao 304,8m/s....Số còn lại (8) là máy bay cường kích trên hạm Super-Etendard Modernise – biến thể hiện đại hóa của dòng máy bay Super Etendard được Không quân Hải quân Pháp triển khai từ những năm 1970.Super Étendard Modernisé được nâng cấp chủ yếu hệ thống điện tử để đáp ứng yêu cầu chiến tranh hiện đại. Kể từ khi tham chiến lần đầu ở Serbia năm 1999, loại máy bay đã có mặt trong hàng laotj chiến dịch không kích lớn của Không quân Pháp trong chiến tranh iraq, Afghanistan, Libya và nay là chống IS tại Syria.Vì là máy bay cường kích thế hệ cũ nên khả năng mang vác vũ khí của Super Étendard Modernisé là rất thấp, với chỉ 2,1 tấn vũ khí trên 6 giá treo dưới cánh và thân. Nó có khả năng mang tối đa 4 bệ phóng rocket 68mm hoặc hai tên lửa không đối đất AS-30L hoặc một tên lửa chống tăng AM-39 Exocet hoặc 2-4 bom không điều khiển và có điều khiển.Super Étendard Modernisé phóng tên lửa không đối đất AS-30L.Super Étendard Modernisé trang bị một động cơ phản lực SNECMA Atar 8K-50 cho tốc độ tối đa 1.380km/h ở trần bay cao, bán kính tác chiến 850km.Ngoài máy bay chiến đấu trên hạm, tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp có thể mang theo hai máy bay cảnh báo sớm E-2C trang bị hệ thống radar AN/APS-145 với anten AN/APA-171 cho phép theo dõi hơn 2.000 mục tiêu và điều khiển đánh chặn 40 mối đe dọa cùng lúc. Tầm phát hiện các mục tiêu trên không đạt 550km.
Cách đây vài ngày, tàu sân bay Charles de Gaulle của Hải quân Pháp đã được lệnh triển khai tới vùng biển Tây Địa Trung Hải bắt đầu tham gia chiến dịch không kích phiến quân IS tại Syria.
Một số nguồn tin cho biết, tàu sân bay Charles de Gaulle lần đầu tiên triển khai phi đội chiến đấu cơ đông đảo nhất trong lịch sử hoạt động tàu này, gồm 26 chiếc máy bay chiến đấu Rafale M và Super-Etendard Modernise. Trước đây, Charles de Gaulle chỉ mang giới hạn 24 chiếc.
Trong số 26 máy bay mà Charles de Gaulle triển khai thì chiếm phần đông là tiêm kích hạm Rafale M (18 chiếc). Đây là biến thể dành cho Hải quân Pháp của dòng tiêm kích thế hệ 4 tối tân Dassault Rafale nổi danh đắt đỏ. Thậm chí Rafale M có giá đắt hơn cả Rafale của không quân, đơn giá ước tính 146 triệu USD/chiếc.
So với phiên bản của không quân, Rafale M dành cho Hải quân Pháp mà cụ thể là trang bị cho tàu sân bay Charles de Gaulle tồn tại một số khác biệt, chủ yếu là nằm ở phần khung thân. Cụ thể: Tăng sức khả năng đáp ứng với các điều kiện khắc nghiệt khi hoạt động trên tàu sân bay; Bánh đáp vững chắc hơn; Bánh đáp mũi dài hơn nâng cao mũi thích ứng khi sử dụng máy phóng; Móc đuôi lớn kiểu stinger giữa hai động cơ; Thang lên buồng lái tích hợp vận hành bằng điện; Hệ thống hạ cánh trên tàu sân bay bằng vi sóng.
Tải trọng vũ khí của Rafale-M tương tự Rafale-B/C của không quân Pháp với 9,5 tấn nhưng rút số giá treo xuống còn 13 (so với 14). Các loại vũ khí triển khai trên máy bay cơ bản là tương tự phiên bản không quân, nó có thể mang tên lửa diệt hạm AM-39 Exocet; tên lửa không đối không Magic, Mica; tên lửa không đối đất AS-30L, SCALP EG và bom dẫn đường GBU-12/22/24...
Rafale-M cũng sử dụng cặp động cơ Snecma M88-2 cho tốc độ bay tối đa 1.912km/h, bán kính tác chiến 1.800m, vận tốc leo cao 304,8m/s....
Số còn lại (8) là máy bay cường kích trên hạm Super-Etendard Modernise – biến thể hiện đại hóa của dòng máy bay Super Etendard được Không quân Hải quân Pháp triển khai từ những năm 1970.
Super Étendard Modernisé được nâng cấp chủ yếu hệ thống điện tử để đáp ứng yêu cầu chiến tranh hiện đại. Kể từ khi tham chiến lần đầu ở Serbia năm 1999, loại máy bay đã có mặt trong hàng laotj chiến dịch không kích lớn của Không quân Pháp trong chiến tranh iraq, Afghanistan, Libya và nay là chống IS tại Syria.
Vì là máy bay cường kích thế hệ cũ nên khả năng mang vác vũ khí của Super Étendard Modernisé là rất thấp, với chỉ 2,1 tấn vũ khí trên 6 giá treo dưới cánh và thân. Nó có khả năng mang tối đa 4 bệ phóng rocket 68mm hoặc hai tên lửa không đối đất AS-30L hoặc một tên lửa chống tăng AM-39 Exocet hoặc 2-4 bom không điều khiển và có điều khiển.
Super Étendard Modernisé phóng tên lửa không đối đất AS-30L.
Super Étendard Modernisé trang bị một động cơ phản lực SNECMA Atar 8K-50 cho tốc độ tối đa 1.380km/h ở trần bay cao, bán kính tác chiến 850km.
Ngoài máy bay chiến đấu trên hạm, tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp có thể mang theo hai máy bay cảnh báo sớm E-2C trang bị hệ thống radar AN/APS-145 với anten AN/APA-171 cho phép theo dõi hơn 2.000 mục tiêu và điều khiển đánh chặn 40 mối đe dọa cùng lúc. Tầm phát hiện các mục tiêu trên không đạt 550km.