Chính quyền Pháp đã quyết định triển khai tàu sân bay Charles de Gaulle tham gia cuộc chiến chống phiến quân IS. “Quyết định triển khai một nhóm tác chiến hải quân do tàu sân bay Charles de Gaulle tham gia hoạt động chống lại phiến quân IS vừa mới được đưa ra”, trích thông báo từ Văn phòng Tổng thống Pháp Hollande đưa ra hôm 5/11.
Charles de Gaulle là tàu sân bay duy nhất của Hải quân Pháp hiện nay và là tàu sân bay hạt nhân duy nhất nằm ngoài nước Mỹ. Trong lịch sử hoạt động của mình, Charles de Gaulle đã từng được điều động tham chiến ở Afghanistan 2001 và Libya 2011.
Tàu sân bay hạt nhân Charles de Gaulle được hãng đóng tàu DCNS khởi công ngày 14/4/1989, hạ thủy ngày 7/5/1994 và chính thức biên chế vào năm 2001.
Với lượng giãn nước lên tới 42.000 tấn, Charles de Gaulle được xem là tàu sân bay hạt nhân lớn thứ 2 thế giới hiện nay. Con tàu có chiều dài tổng thể 261,5m, chỗ rộng nhất 64,36m, mớn nước 9,43m.
Tàu đi theo hướng thiết kế boong phóng máy bay của tàu sân bay Mỹ, không dùng kiểu nhảy cầu như tàu sân bay Anh hay Nga. Vì thế mà khi cần các máy bay Mỹ cũng có thể cất hạ cánh trên Charles de Gaulle.
Con tàu có khả năng chở 28-40 máy bay các loại gồm: tiêm kích Rafale M; cường kích Super Etendard; máy bay cảnh báo sớm E-2C, trực thăng đa năng Dauphin, Caracal, Cougar.
Trên boong tàu có 2 đường băng dài 75mm gắn 2 máy phóng thủy lực C13-3 - biến thể ngắn hơn của hệ thống phóng trên tàu sân bay lớp Nimitz Mỹ. Nhờ hệ thống phóng này, máy bay Pháp có thể cất cánh với đẩy đủ tải trọng vũ khí.
Ở đuôi tàu cũng được bố trí 4 cáp hãm đà để phi cơ hạ cánh. Trong ảnh, tiêm kích đa năng Rafale M hạ cánh trên tàu sân bay Charles de Gaulle. Biến thể hải quân của tiêm kích tiên tiến Rafale do Pháp thiết kế, chế tạo hoàn toàn tự lực. Trên máy bay có 13 giá treo mang tới 9,5 tấn vũ khí gồm tên lửa, bom. Máy bay cường kích Super Etendard hạ cánh trên Charles de Gaulle. Đây là loại chiến đấu cơ kiểu cũ, tốc độ cận âm, chỉ mang được tối đa 2,1 tấn vũ khí (tối đa 1 tên lửa diệt hạm AM-39 hoặc 2 tên lửa không đối đất hoặc 2 tên lửa đối không).
Hải quân Pháp cũng mua các máy bay cảnh báo sớm trên hạm E-2C do Mỹ thiết kế để trang bị cho tàu sân bay độc nhất của mình.
Charles de Gaulle được trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân K15 công suất 30MW cung cấp năng lượng cho con tàu hoạt động liên tục 20-25 năm, tốc độ bơi tối đa 50km/h. Thủy thủ đoàn của tàu gần 2.000 người (600 người thuộc không quân).
Đặc trưng tàu sân bay Pháp là việc nó cũng được trang bị nhiều hệ thống điện tử hàng hải cực kì hiện đại không thua kém Mỹ, thậm chí là hơn Nga.
Tàu sân bay Charles de Gaulle được trang bị hệ thống phòng thủ khá mạnh mẽ gồm: 32 tên lửa phòng không tầm ngắn - trung Aster 15; 12 tên lửa phòng không tầm thấp Mistral và 8 pháo 20mm.
Chính quyền Pháp đã quyết định triển khai tàu sân bay Charles de Gaulle tham gia cuộc chiến chống phiến quân IS. “Quyết định triển khai một nhóm tác chiến hải quân do tàu sân bay Charles de Gaulle tham gia hoạt động chống lại phiến quân IS vừa mới được đưa ra”, trích thông báo từ Văn phòng Tổng thống Pháp Hollande đưa ra hôm 5/11.
Charles de Gaulle là tàu sân bay duy nhất của Hải quân Pháp hiện nay và là tàu sân bay hạt nhân duy nhất nằm ngoài nước Mỹ. Trong lịch sử hoạt động của mình, Charles de Gaulle đã từng được điều động tham chiến ở Afghanistan 2001 và Libya 2011.
Tàu sân bay hạt nhân Charles de Gaulle được hãng đóng tàu DCNS khởi công ngày 14/4/1989, hạ thủy ngày 7/5/1994 và chính thức biên chế vào năm 2001.
Với lượng giãn nước lên tới 42.000 tấn, Charles de Gaulle được xem là tàu sân bay hạt nhân lớn thứ 2 thế giới hiện nay. Con tàu có chiều dài tổng thể 261,5m, chỗ rộng nhất 64,36m, mớn nước 9,43m.
Tàu đi theo hướng thiết kế boong phóng máy bay của tàu sân bay Mỹ, không dùng kiểu nhảy cầu như tàu sân bay Anh hay Nga. Vì thế mà khi cần các máy bay Mỹ cũng có thể cất hạ cánh trên Charles de Gaulle.
Con tàu có khả năng chở 28-40 máy bay các loại gồm: tiêm kích Rafale M; cường kích Super Etendard; máy bay cảnh báo sớm E-2C, trực thăng đa năng Dauphin, Caracal, Cougar.
Trên boong tàu có 2 đường băng dài 75mm gắn 2 máy phóng thủy lực C13-3 - biến thể ngắn hơn của hệ thống phóng trên tàu sân bay lớp Nimitz Mỹ. Nhờ hệ thống phóng này, máy bay Pháp có thể cất cánh với đẩy đủ tải trọng vũ khí.
Ở đuôi tàu cũng được bố trí 4 cáp hãm đà để phi cơ hạ cánh. Trong ảnh, tiêm kích đa năng Rafale M hạ cánh trên tàu sân bay Charles de Gaulle. Biến thể hải quân của tiêm kích tiên tiến Rafale do Pháp thiết kế, chế tạo hoàn toàn tự lực. Trên máy bay có 13 giá treo mang tới 9,5 tấn vũ khí gồm tên lửa, bom.
Máy bay cường kích Super Etendard hạ cánh trên Charles de Gaulle. Đây là loại chiến đấu cơ kiểu cũ, tốc độ cận âm, chỉ mang được tối đa 2,1 tấn vũ khí (tối đa 1 tên lửa diệt hạm AM-39 hoặc 2 tên lửa không đối đất hoặc 2 tên lửa đối không).
Hải quân Pháp cũng mua các máy bay cảnh báo sớm trên hạm E-2C do Mỹ thiết kế để trang bị cho tàu sân bay độc nhất của mình.
Charles de Gaulle được trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân K15 công suất 30MW cung cấp năng lượng cho con tàu hoạt động liên tục 20-25 năm, tốc độ bơi tối đa 50km/h. Thủy thủ đoàn của tàu gần 2.000 người (600 người thuộc không quân).
Đặc trưng tàu sân bay Pháp là việc nó cũng được trang bị nhiều hệ thống điện tử hàng hải cực kì hiện đại không thua kém Mỹ, thậm chí là hơn Nga.
Tàu sân bay Charles de Gaulle được trang bị hệ thống phòng thủ khá mạnh mẽ gồm: 32 tên lửa phòng không tầm ngắn - trung Aster 15; 12 tên lửa phòng không tầm thấp Mistral và 8 pháo 20mm.