Tiêm kích Rafale là sản phẩm của tập đoàn Dassault Aviation, một trong những nhà sản xuất máy bay lâu đời nhất thế giới. Các chuyên gia quân sự đánh giá, Rafale là chiến đấu cơ hiện đại nhất quân đội Pháp, cũng là một trong những tiêm kích đa chức năng tốt nhất thế giới hiện nay. Ảnh: FoxtrotalphaTàu đổ bộ trực thăng lớp Mistral là vũ khí mang tầm chiến lược trong các cuộc đổ bộ. Nó có thể chở theo 59 xe thiết giáp trong đó có 13 xe tăng chiến đấu chủ lực, 450 binh lính và 2 tàu đổ bộ khí đệm. Boong tàu đủ rộng cho 6 trực thăng hoạt động cùng lúc, nhà chứa máy bay có thể mang theo 16 đến 35 chiếc tùy chủng loại. Ảnh: Military-todayAMX 56 Leclerc là xe tăng chiến đấu chủ lực đắt nhất thế giới cho đến năm 2011 với đơn giá 9,3 triệu USD mỗi xe. Theo Military-today, vũ khí chính của Leclerc gồm: Pháo chính GIAT CN 120-26 cỡ nòng 120 mm, cơ số đạn 44 quả, súng máy đồng trục 7,62 mm cùng đại liên 12,7 mm. Hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại cùng giáp module chắc chắn là điểm mạnh của xe tăng này. Ảnh: WikipediaPháp là quốc gia đầu tiên ở châu Âu trang bị hệ thống chiến đấu bộ binh số hóa FELIN cho quân đội. Hệ thống gồm: Súng trường tiến công Famas, kính ngắm quang hồng ngoại, mũ bảo hiểm tích hợp cảm biến chỉ thị mục tiêu, bản đồ số cầm tay và radio liên lạc. FELIN giúp binh sĩ tiêu diệt mục tiêu trong bất kỳ điều kiện thời tiết mà không cần nhìn trực tiếp vào đối phương. Ảnh: FrancoisPháp là quốc gia thứ 2 sau Mỹ sở hữu tàu sân bay năng lượng hạt nhân. Hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle có thể mang theo 28 đến 40 máy bay các loại. Tiêm kích trên hạm chủ lực của tàu chiến đấu cơ Rafale M, Super Etendard và máy bay chỉ huy trên không E-2C Hawkeye. Ảnh: Military-todayTàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Triomphant do tập đoàn DCNS chế tạo và đưa vào sử dụng từ năm 1997. Vũ khí chủ lực của tàu là 16 tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm M51, tầm bắn 10.000 km. 4 ống phóng ngư lôi 533 mm có thể phóng tên lửa chống hạm Exocet. Tàu có lượng giãn nước khi lặn 14.335 tấn, độ sâu hoạt động tối đa 400 m. Ảnh: WikipediaTàu khu trục đa chức năng lớp FREMM do tập đoàn DCNS sản xuất. Theo Nava-technology, chiến hạm này có thể thực hiện một loạt các nhiệm vụ khác nhau từ phòng không, chống tên lửa đạn đạo, tác chiến chống hạm và tấn công mặt đất. Vũ khí chính gồm: 1 pháo hạm 76 mm, 16 ống phóng thẳng đứng (VLS) sử dụng tên lửa Aster-15, 16 VLS A70 dùng cho tên lửa hành trình tấn công mặt đất MDCN. Ảnh: Nava-technologyLa Fayette là một trong những khinh hạm tàng hình đầu tiên trên thế giới. Nó đã mở đường cho công nghệ tàng hình trên tàu chiến về sau. Công nghệ mới giúp giảm tới 60% diện tích phản hồi radar khiến đối phương khó phát hiện từ xa hoặc dễ nhầm lẩn với các tàu xuồng nhỏ. Khinh hạm này được xuất khẩu cho Hải quân Singapore, Đài Loan và Arab Saudi. Ảnh: Wikipedia
Tiêm kích Rafale là sản phẩm của tập đoàn Dassault Aviation, một trong những nhà sản xuất máy bay lâu đời nhất thế giới. Các chuyên gia quân sự đánh giá, Rafale là chiến đấu cơ hiện đại nhất quân đội Pháp, cũng là một trong những tiêm kích đa chức năng tốt nhất thế giới hiện nay. Ảnh: Foxtrotalpha
Tàu đổ bộ trực thăng lớp Mistral là vũ khí mang tầm chiến lược trong các cuộc đổ bộ. Nó có thể chở theo 59 xe thiết giáp trong đó có 13 xe tăng chiến đấu chủ lực, 450 binh lính và 2 tàu đổ bộ khí đệm. Boong tàu đủ rộng cho 6 trực thăng hoạt động cùng lúc, nhà chứa máy bay có thể mang theo 16 đến 35 chiếc tùy chủng loại. Ảnh: Military-today
AMX 56 Leclerc là xe tăng chiến đấu chủ lực đắt nhất thế giới cho đến năm 2011 với đơn giá 9,3 triệu USD mỗi xe. Theo Military-today, vũ khí chính của Leclerc gồm: Pháo chính GIAT CN 120-26 cỡ nòng 120 mm, cơ số đạn 44 quả, súng máy đồng trục 7,62 mm cùng đại liên 12,7 mm. Hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại cùng giáp module chắc chắn là điểm mạnh của xe tăng này. Ảnh: Wikipedia
Pháp là quốc gia đầu tiên ở châu Âu trang bị hệ thống chiến đấu bộ binh số hóa FELIN cho quân đội. Hệ thống gồm: Súng trường tiến công Famas, kính ngắm quang hồng ngoại, mũ bảo hiểm tích hợp cảm biến chỉ thị mục tiêu, bản đồ số cầm tay và radio liên lạc. FELIN giúp binh sĩ tiêu diệt mục tiêu trong bất kỳ điều kiện thời tiết mà không cần nhìn trực tiếp vào đối phương. Ảnh: Francois
Pháp là quốc gia thứ 2 sau Mỹ sở hữu tàu sân bay năng lượng hạt nhân. Hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle có thể mang theo 28 đến 40 máy bay các loại. Tiêm kích trên hạm chủ lực của tàu chiến đấu cơ Rafale M, Super Etendard và máy bay chỉ huy trên không E-2C Hawkeye. Ảnh: Military-today
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Triomphant do tập đoàn DCNS chế tạo và đưa vào sử dụng từ năm 1997. Vũ khí chủ lực của tàu là 16 tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm M51, tầm bắn 10.000 km. 4 ống phóng ngư lôi 533 mm có thể phóng tên lửa chống hạm Exocet. Tàu có lượng giãn nước khi lặn 14.335 tấn, độ sâu hoạt động tối đa 400 m. Ảnh: Wikipedia
Tàu khu trục đa chức năng lớp FREMM do tập đoàn DCNS sản xuất. Theo Nava-technology, chiến hạm này có thể thực hiện một loạt các nhiệm vụ khác nhau từ phòng không, chống tên lửa đạn đạo, tác chiến chống hạm và tấn công mặt đất. Vũ khí chính gồm: 1 pháo hạm 76 mm, 16 ống phóng thẳng đứng (VLS) sử dụng tên lửa Aster-15, 16 VLS A70 dùng cho tên lửa hành trình tấn công mặt đất MDCN. Ảnh: Nava-technology
La Fayette là một trong những khinh hạm tàng hình đầu tiên trên thế giới. Nó đã mở đường cho công nghệ tàng hình trên tàu chiến về sau. Công nghệ mới giúp giảm tới 60% diện tích phản hồi radar khiến đối phương khó phát hiện từ xa hoặc dễ nhầm lẩn với các tàu xuồng nhỏ. Khinh hạm này được xuất khẩu cho Hải quân Singapore, Đài Loan và Arab Saudi. Ảnh: Wikipedia