Năm 1970, Hải quân Mỹ ký hợp đồng với hãng đóng tàu Ingalls Shipbuilding đóng chiếc tàu đổ bộ thứ 5 thuộc lớp Tarawa. Ban đầu, Hải quân Mỹ có ý định đặt cho chiếc tàu này cái tên USS Khe Sanh. Đây là địa danh ở tỉnh Quảng Trị, từng được biết đến diễn ra nhiều trận đánh ác liệt giữa quân đội ta và quân Mỹ trong chiến tranh. Sau đó, Hải quân Mỹ lại thay đổi tên gọi của chiếc tàu này thành USS Da Nang (thành phố Đà Nẵng, Việt Nam). Tuy nhiên, sau cùng khi con tàu khởi đóng họ quyết định lấy tên là USS Peleliu (LHA-5). Đây là tên của hòn đảo trên biển Thái Bình Dương từng diễn ra trận đánh giữa quân Mỹ và Nhật trong Thế chiến thứ 2. Tàu đổ bộ tấn công USS Peleliu thuộc lớp Tarawa có lượng giãn nước toàn tải tới 39.438 tấn, dài 250m, rộng 32,5m và mớn nước 8,2m. Tàu được trang bị 2 nồi hơi và 2 tua bin khí sinh công suất 70.000 mã lực cho phép tàu di chuyển với tốc độ 44km/h, tầm hoạt động tới 19.000km. Tàu thiết kế với boong phóng máy bay cùng khoang chứa rộng cho phép chở tới hơn 40 máy bay các loại (trực thăng và tiêm kích phản lực). USS Peleliu có thể chở tối đa 6 tiêm kích phản lực cất cánh ngắn/hạ cánh thẳng đứng AV-8B Harrier. Trong ảnh là 2 chiếc AV-8B Harrier hạ cánh trên boong tàu đổ bộ USS Peleliu. Con tàu có thể chở 12 trực thăng vận tải hạng trung CH-46 và 9 chiếc trực thăng vận tải hạng nặng CH-53. Trong ảnh là chiếc trực thăng vận tải CH-53 cất cánh từ boong tàu USS Peleliu. Con tàu còn chở được tối đa 4 trực thăng chiến đấu AH-1W Super Cobra (trong ảnh). Tàu có thể chở 1.703 lính thủy đánh bộ, xe bọc thép lội nước (trong ảnh) và tàu đổ bộ cỡ nhỏ (chở phương tiện cơ giới và binh lính).Trong ảnh là tàu đổ bộ đệm khí chuẩn bị di chuyển vào trong “bụng” tàu USS Peleliu. Hiện nay, tàu đổ bộ USS Peleliu là chiếc duy nhất thuộc lớp Tarawa còn hoạt động.
Năm 1970, Hải quân Mỹ ký hợp đồng với hãng đóng tàu Ingalls Shipbuilding đóng chiếc tàu đổ bộ thứ 5 thuộc lớp Tarawa. Ban đầu, Hải quân Mỹ có ý định đặt cho chiếc tàu này cái tên USS Khe Sanh. Đây là địa danh ở tỉnh Quảng Trị, từng được biết đến diễn ra nhiều trận đánh ác liệt giữa quân đội ta và quân Mỹ trong chiến tranh.
Sau đó, Hải quân Mỹ lại thay đổi tên gọi của chiếc tàu này thành USS Da Nang (thành phố Đà Nẵng, Việt Nam). Tuy nhiên, sau cùng khi con tàu khởi đóng họ quyết định lấy tên là USS Peleliu (LHA-5). Đây là tên của hòn đảo trên biển Thái Bình Dương từng diễn ra trận đánh giữa quân Mỹ và Nhật trong Thế chiến thứ 2.
Tàu đổ bộ tấn công USS Peleliu thuộc lớp Tarawa có lượng giãn nước toàn tải tới 39.438 tấn, dài 250m, rộng 32,5m và mớn nước 8,2m.
Tàu được trang bị 2 nồi hơi và 2 tua bin khí sinh công suất 70.000 mã lực cho phép tàu di chuyển với tốc độ 44km/h, tầm hoạt động tới 19.000km.
Tàu thiết kế với boong phóng máy bay cùng khoang chứa rộng cho phép chở tới hơn 40 máy bay các loại (trực thăng và tiêm kích phản lực).
USS Peleliu có thể chở tối đa 6 tiêm kích phản lực cất cánh ngắn/hạ cánh thẳng đứng AV-8B Harrier.
Trong ảnh là 2 chiếc AV-8B Harrier hạ cánh trên boong tàu đổ bộ USS Peleliu.
Con tàu có thể chở 12 trực thăng vận tải hạng trung CH-46 và 9 chiếc trực thăng vận tải hạng nặng CH-53. Trong ảnh là chiếc trực thăng vận tải CH-53 cất cánh từ boong tàu USS Peleliu.
Con tàu còn chở được tối đa 4 trực thăng chiến đấu AH-1W Super Cobra (trong ảnh).
Tàu có thể chở 1.703 lính thủy đánh bộ, xe bọc thép lội nước (trong ảnh) và tàu đổ bộ cỡ nhỏ (chở phương tiện cơ giới và binh lính).
Trong ảnh là tàu đổ bộ đệm khí chuẩn bị di chuyển vào trong “bụng” tàu USS Peleliu.
Hiện nay, tàu đổ bộ USS Peleliu là chiếc duy nhất thuộc lớp Tarawa còn hoạt động.