Xe tăng M728 được triển khai lần đầu tiên kể từ khi ra đời tại chiến trường Việt Nam cùng các dòng tăng hạng nhẹ M41 Bulldog và M48 Patton. Với cỡ nòng pháo lên tới 165mm, M728 có thể được xem là mẫu tăng sở hữu cỡ pháo lớn nhất trong Chiến tranh Việt Nam.Dẫu vậy, tuy có hình dáng giống hệt một chiếc xe tăng nhưng phân loại chính thức của M728 trong Quân đội Mỹ là xe chiến đấu công binh. Nó được thiết kế trên cơ sở khung gầm xe tăng chủ lực M60A1 Patton bởi hãng Detroit Arsenal năm 1963. Tổng cộng 291 chiếc được sản xuất từ năm 1965-1987 phục vụ hạn chế trong các đơn vị công binh Mỹ.Nhiệm vụ của M728 trong chiến đấu là loại bỏ các vật cản, các chướng ngại vật hoặc xây dựng các công sự cản đường tiến công của đối phương. Khi cần, nó cũng làm nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực thậm chí là tấn công tiêu diệt mục tiêu bọc thép với nòng pháo chính khổng lồ. Ảnh: Hệ thống cần trục hình chữ A trang bị cho M728 CEV.Vì sử dụng khung gầm xe tăng Patton nên "xe tăng M728" sở hữu lớp giáp khá dày. Nó được bọc lớp giáp thép đồng chất dày từ 13-143mm. Tất nhiên với súng chống tăng B40, B41 của quân giải phóng miền Nam Việt Nam thì M728 vẫn là “mỏng”.M728 có trọng lượng tổng thể tới 53,2 tấn, dài tổng thể 8,83m, rộng 3,66m, cao 3,3m.Nó được trang bị một động cơ diesel tuốc bin kép làm mát bằng không khí công suất 750 mã lực cho tốc độ tối đa 48km/h, tầm hoạt động khoảng 450km.Về hỏa lực, M728 trang bị nòng pháo chính 165mm M35 (với 30 viên đạn), một trung liên đồng trục 7,62mm M240 (với 2.000 viên đạn) và một đại liên 12,7mm M85 (600 viên) ở cửa nóc chỉ huy xe.Pháo chính nòng siêu ngắn 165mm M135 được Mỹ sản xuất dựa theo giấy phép mẫu pháo 165mm L9A1 của Anh. Khẩu pháo này chỉ có thể bắn đạn nổ nén HESH, theo đó khi đạn bắn vào mục tiêu thì phần chất dẻo ở phía trên đầu đạn khi gặp vật cứng như thép không xuyên qua mà chỉ ép vào thành thép đồng thời mở rộng ra để tạo hiệu ứng hopkinson. Cho nên, loại đạn này thực tế chỉ hữu hiệu với phương tiện bọc thép hạng nhẹ. Tầm bắn hiệu quả của pháo chỉ nằm ở cự ly 925mm, hữu hiệu với các công sự phòng ngự, tòa nhà và cũng có thể chống tăng.Dẫu sao thì M728 được thiết kế cho nhiệm vụ công binh phá dỡ vật cản hơn là tiêu diệt mục tiêu nên khó đòi hỏi nhiều ở "mẫu tăng nghiệp dư" này. Ngoài pháo đại bự, M728 được trang bị các lưỡi gạt để ủi chướng ngại vật hoặc các thiết bị rà phá mìn bộ binh. Ảnh: M728 được trang bị lưỡi gạt đặc biệt xới đất loại bỏ mìn bộ binh.“Xe tăng M728” ủi đất.M728 tham gia chiến tranh Việt Nam nhưng không để lại nhiều dấu ấn. Cuối những năm 1990, hầu hết M728 bị loại khỏi biên chế Quân đội Mỹ, hiện chỉ còn vài chục chiếc được Quân đội Singapore, Ả Rập Xê-út, Ma rốc, Bồ Đào Nha và Oman sử dụng.
Xe tăng M728 được triển khai lần đầu tiên kể từ khi ra đời tại chiến trường Việt Nam cùng các dòng tăng hạng nhẹ M41 Bulldog và M48 Patton. Với cỡ nòng pháo lên tới 165mm, M728 có thể được xem là mẫu tăng sở hữu cỡ pháo lớn nhất trong Chiến tranh Việt Nam.
Dẫu vậy, tuy có hình dáng giống hệt một chiếc xe tăng nhưng phân loại chính thức của M728 trong Quân đội Mỹ là xe chiến đấu công binh. Nó được thiết kế trên cơ sở khung gầm xe tăng chủ lực M60A1 Patton bởi hãng Detroit Arsenal năm 1963. Tổng cộng 291 chiếc được sản xuất từ năm 1965-1987 phục vụ hạn chế trong các đơn vị công binh Mỹ.
Nhiệm vụ của M728 trong chiến đấu là loại bỏ các vật cản, các chướng ngại vật hoặc xây dựng các công sự cản đường tiến công của đối phương. Khi cần, nó cũng làm nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực thậm chí là tấn công tiêu diệt mục tiêu bọc thép với nòng pháo chính khổng lồ. Ảnh: Hệ thống cần trục hình chữ A trang bị cho M728 CEV.
Vì sử dụng khung gầm xe tăng Patton nên "xe tăng M728" sở hữu lớp giáp khá dày. Nó được bọc lớp giáp thép đồng chất dày từ 13-143mm. Tất nhiên với súng chống tăng B40, B41 của quân giải phóng miền Nam Việt Nam thì M728 vẫn là “mỏng”.
M728 có trọng lượng tổng thể tới 53,2 tấn, dài tổng thể 8,83m, rộng 3,66m, cao 3,3m.
Nó được trang bị một động cơ diesel tuốc bin kép làm mát bằng không khí công suất 750 mã lực cho tốc độ tối đa 48km/h, tầm hoạt động khoảng 450km.
Về hỏa lực, M728 trang bị nòng pháo chính 165mm M35 (với 30 viên đạn), một trung liên đồng trục 7,62mm M240 (với 2.000 viên đạn) và một đại liên 12,7mm M85 (600 viên) ở cửa nóc chỉ huy xe.
Pháo chính nòng siêu ngắn 165mm M135 được Mỹ sản xuất dựa theo giấy phép mẫu pháo 165mm L9A1 của Anh. Khẩu pháo này chỉ có thể bắn đạn nổ nén HESH, theo đó khi đạn bắn vào mục tiêu thì phần chất dẻo ở phía trên đầu đạn khi gặp vật cứng như thép không xuyên qua mà chỉ ép vào thành thép đồng thời mở rộng ra để tạo hiệu ứng hopkinson. Cho nên, loại đạn này thực tế chỉ hữu hiệu với phương tiện bọc thép hạng nhẹ. Tầm bắn hiệu quả của pháo chỉ nằm ở cự ly 925mm, hữu hiệu với các công sự phòng ngự, tòa nhà và cũng có thể chống tăng.
Dẫu sao thì M728 được thiết kế cho nhiệm vụ công binh phá dỡ vật cản hơn là tiêu diệt mục tiêu nên khó đòi hỏi nhiều ở "mẫu tăng nghiệp dư" này. Ngoài pháo đại bự, M728 được trang bị các lưỡi gạt để ủi chướng ngại vật hoặc các thiết bị rà phá mìn bộ binh. Ảnh: M728 được trang bị lưỡi gạt đặc biệt xới đất loại bỏ mìn bộ binh.
“Xe tăng M728” ủi đất.
M728 tham gia chiến tranh Việt Nam nhưng không để lại nhiều dấu ấn. Cuối những năm 1990, hầu hết M728 bị loại khỏi biên chế Quân đội Mỹ, hiện chỉ còn vài chục chiếc được Quân đội Singapore, Ả Rập Xê-út, Ma rốc, Bồ Đào Nha và Oman sử dụng.