Đầu năm 1968, Mỹ bắt đầu đưa máy bay F-111 vào thử nghiệm tại chiến trường Việt Nam. Thời điểm đó, đây là mẫu máy bay chiến đấu hiện đại nhất của công nghiệp quốc phòng Mỹ, có giá đặt hơn cả siêu pháo đài bay B-52. F-111 khi đó sở hữu những tính năng ít loại máy bay nào có trên thế giới. Ví dụ như khả năng bay bám địa hình ở độ cao cực thấp (khoảng 70m) nhờ radar địa hình, điều khiển tự động.Ngoài ra, F-111 có khả năng mang được khối lượng vũ khí rất lớn, lên tới 14,3 tấn bom, tên lửa các loại. Máy bay được trang bị hại động cơ phản lực quạt nén TF30-P-100 cho tốc độ cực cao 2.655km/h, tầm bay tối đa lên tới hơn 5.000km.Với những ưu điểm như vậy, người Mỹ tự tin rằng, bộ đội phòng không miền Bắc Việt Nam không có khả năng bắn hạ được máy bay F-111. Tuy nhiên, có lẽ ngay cả cha đẻ của F-111 cũng không thể ngờ rằng vũ khí đặc biệt tối tân, cực kỳ đắt tiền của họ lại bị những thứ vũ khí mà họ xếp vào “cổ lỗ sĩ” hạ gục. Ảnh: mảnh xác chiếc máy bay F-111 bị quân dân Tiến Châu - Yên Lãng - Vĩnh Phúc bắn hạ ngày 17/10/1972.Trong hai lần triển khai vào các năm 1968 và 1972, tổng cộng 8 chiếc F-111 bị quân dân Việt Nam bắn hạ các cỗ pháo phòng không thời Chiến tranh Thế giới thứ hai và đặc biệt là có cả súng bộ binh. Trong ảnh là khẩu đại liên K53 được các dân quân Tiến Châu - Yên Lãng - Vĩnh Phúc sử dụng để bắn rơi máy bay F-111 bằng 26 viên đạn, ngày 17/10/1972.K53 là cách gọi của Việt Nam với khẩu súng máy Type 53 do Trung Quốc sản xuất, viện trợ cho bộ đội Việt Nam sử dụng. Khẩu Type 53 vốn là phiên bản sao chép mẫu súng máy SG-43 Goryunov do Liên Xô thiết kế, sản xuất từ năm 1943.Trên thân súng là dòng chữ tiếng Trung và năm sản xuất khẩu đại liên K53 - năm 1956.Đại liên K53 có trọng lượng 13,8kg nếu chỉ tính thân súng, dài 1,15m, chiều dài nòng 720mm, cơ cấu hoạt động nạp đạn bằng khí nén với dây đạn 200-250 viên 7,62x54mmR.Đại liên K53 đạt tốc độ bắn 500-700 phát/phút, sơ tốc 800m/s, tầm bắn hiệu 1.100m.Đại liên K53 có thể gắn trên xe tăng hoặc giá chống ba chân hoặc bánh xe để di chuyển dễ dàng hơn. Nếu lắp thêm cơ cấu bánh xe thì trọng lượng tăng lên đến 41kg.
Đầu năm 1968, Mỹ bắt đầu đưa máy bay F-111 vào thử nghiệm tại chiến trường Việt Nam. Thời điểm đó, đây là mẫu máy bay chiến đấu hiện đại nhất của công nghiệp quốc phòng Mỹ, có giá đặt hơn cả siêu pháo đài bay B-52. F-111 khi đó sở hữu những tính năng ít loại máy bay nào có trên thế giới. Ví dụ như khả năng bay bám địa hình ở độ cao cực thấp (khoảng 70m) nhờ radar địa hình, điều khiển tự động.
Ngoài ra, F-111 có khả năng mang được khối lượng vũ khí rất lớn, lên tới 14,3 tấn bom, tên lửa các loại. Máy bay được trang bị hại động cơ phản lực quạt nén TF30-P-100 cho tốc độ cực cao 2.655km/h, tầm bay tối đa lên tới hơn 5.000km.
Với những ưu điểm như vậy, người Mỹ tự tin rằng, bộ đội phòng không miền Bắc Việt Nam không có khả năng bắn hạ được máy bay F-111. Tuy nhiên, có lẽ ngay cả cha đẻ của F-111 cũng không thể ngờ rằng vũ khí đặc biệt tối tân, cực kỳ đắt tiền của họ lại bị những thứ vũ khí mà họ xếp vào “cổ lỗ sĩ” hạ gục. Ảnh: mảnh xác chiếc máy bay F-111 bị quân dân Tiến Châu - Yên Lãng - Vĩnh Phúc bắn hạ ngày 17/10/1972.
Trong hai lần triển khai vào các năm 1968 và 1972, tổng cộng 8 chiếc F-111 bị quân dân Việt Nam bắn hạ các cỗ pháo phòng không thời Chiến tranh Thế giới thứ hai và đặc biệt là có cả súng bộ binh. Trong ảnh là khẩu đại liên K53 được các dân quân Tiến Châu - Yên Lãng - Vĩnh Phúc sử dụng để bắn rơi máy bay F-111 bằng 26 viên đạn, ngày 17/10/1972.
K53 là cách gọi của Việt Nam với khẩu súng máy Type 53 do Trung Quốc sản xuất, viện trợ cho bộ đội Việt Nam sử dụng. Khẩu Type 53 vốn là phiên bản sao chép mẫu súng máy SG-43 Goryunov do Liên Xô thiết kế, sản xuất từ năm 1943.
Trên thân súng là dòng chữ tiếng Trung và năm sản xuất khẩu đại liên K53 - năm 1956.
Đại liên K53 có trọng lượng 13,8kg nếu chỉ tính thân súng, dài 1,15m, chiều dài nòng 720mm, cơ cấu hoạt động nạp đạn bằng khí nén với dây đạn 200-250 viên 7,62x54mmR.
Đại liên K53 đạt tốc độ bắn 500-700 phát/phút, sơ tốc 800m/s, tầm bắn hiệu 1.100m.
Đại liên K53 có thể gắn trên xe tăng hoặc giá chống ba chân hoặc bánh xe để di chuyển dễ dàng hơn. Nếu lắp thêm cơ cấu bánh xe thì trọng lượng tăng lên đến 41kg.