Quả bom nhiệt hạch (bom H) đầu tiên do Hoa Kỳ chế tạo và thử nghiệm vào năm 1952 trên đảo Marshall. Trong vụ nổ đó, năng lượng do quả bom tạo ra tương đương với 10 triệu tấn thuốc nổ TNT. Trong khi quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima năm 1945 chỉ có sức công phá bằng 13.000 tấn TNT mà đã giết chết 70.000 người ngay tức khắc.Theo trang Atomicarchive, sau khi Liên Xô thử thành công bom nguyên tử, Mỹ bắt đầu phát triển một loại bom hydro hay còn gọi là bom nhiệt hạch. Trong loại bom này, deuterium và tritium là các đồng vị của hydro được hợp nhất thành helium và giải phóng năng lượng. Đối với loại bom này, không có giới hạn về sức công phá.Bom nhiệt hạch khác bom nguyên tử thông thường ở chỗ: năng lượng của bom nguyên tử được tạo thành do quá trình phân chia nguyên tử uranium hoặc plutonium thành các nguyên tố nhẹ hơn các nguyên tử ban đầu. Phần còn lại của chúng trở thành các năng lượng phát ra.Trong khi đó, trong quá trình nổ bom nhiệt hạch, năng lượng lại được tạo ra theo cách ngược lại, nghĩa là do quá trình hợp nhất các nguyên tố nhẹ hơn thành các nguyên tố nặng nhưng sản phẩm cuối cùng lại vẫn nhẹ hơn tổng thành phần tạo ra nó. Số lượng các thành phần thừa ra đó lại xuất hiện như năng lượng.Để kích hoạt một vụ nổ nhiệt hạch thì cần có lượng nhiệt cực kỳ cao để làm điều kiện. Do vậy người ta phải sử dụng một quả bom nguyên tử làm ngòi cho bom nhiệt hạch. Khi bom nguyên tử phát nổ sẽ tạo ra nhiệt lượng hàng chục triệu độ để kích hoạt phản ứng nhiệt hạch. Vì cần có một nhiệt độ cực cao để khởi tạo các phản ứng nhiệt hạch nên người ta gọi bom hydro là bom nhiệt hạch.Theo trang Infoplease, cấu trúc một quả bom nhiệt hạch gồm: ở giữa là một quả bom nguyên tử. Xung quanh nó là một lớp lithium deuteride (hợp chất lithium và deuterium, tức là các đồng vị của hydro với khối lượng số 2). Xung quanh các hợp chất lại là một lớp dày hỗn hợp khác, thường là các vật liệu phân hạch.Nguyên lí phát nổ là: Neutron phát ra từ vụ nổ nguyên tử khiến lithium phân hạch thành heli và tritium (là các đồng vị của hydro với khối lượng 3) và năng lượng. Vụ nổ nguyên tử cung cấp nhiệt độ khoảng 50 triệu độ C đến 400 triệu độ C để giúp cho các phản ứng tổng hợp của deuterium với tritium và triti với tritium diễn ra và giải phóng ra năng lượng.Sau khi Mỹ thử thành công bom nhiệt hạch vào năm 1952, sang năm 1953, Liên Xô cũng thử thành công và lần lượt Anh, Pháp, Trung Quốc cũng thử nghiệm loại bom này. Và với vụ thử thành công vào sáng ngày hôm nay (6/1), Triều Tiên đã trở thành quốc gia thứ 6 thử thành công bom H.Giống như các vụ nổ hạt nhân khác, vụ nổ bom hydro cũng tạo ra một khu vực cực kỳ nóng gần trung tâm của nó. Trong khu vực này, vì nhiệt độ cao, mọi thứ biến thành hơi và tạo ra một luồng khí ở áp suất rất cao. Do tình trạng quá áp đột ngột này nên tạo ra một làn sóng xung kích lan ra xung quanh.Năng lượng giải phóng từ một vụ nổ nhiệt hạch có thể ngay lập tức phá hủy mọi thứ trong vòng bán kính vài km. Nhiệt lượng cực lớn có thể gây ra các cơn bão lửa; ánh sáng trắng cường độ cao từ vụ nổ có thể gây mù lòa. Bụi phóng xạ và các sản phẩm phụ của phản ứng như cesium-137 và strontium-90 có thể đầu độc các sinh vật sống, ô nhiễm không khí, đất và nguồn nước trong hàng trăm năm.Nguy hiểm nhất là kích thước một quả bom nhiệt hạch thường nhỏ hơn bom hạt nhân, và không lớn hơn so với các loại bom thông thường quá nhiều nên hoàn toàn có thể gắn trên đầu các tên lửa đạn đạo. Kích thước nhỏ gọn hơn tức là nó sẽ dễ ứng dụng để tiêu diệt cuộc sống con người hơn.
Quả bom nhiệt hạch (bom H) đầu tiên do Hoa Kỳ chế tạo và thử nghiệm vào năm 1952 trên đảo Marshall. Trong vụ nổ đó, năng lượng do quả bom tạo ra tương đương với 10 triệu tấn thuốc nổ TNT. Trong khi quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima năm 1945 chỉ có sức công phá bằng 13.000 tấn TNT mà đã giết chết 70.000 người ngay tức khắc.
Theo trang Atomicarchive, sau khi Liên Xô thử thành công bom nguyên tử, Mỹ bắt đầu phát triển một loại bom hydro hay còn gọi là bom nhiệt hạch. Trong loại bom này, deuterium và tritium là các đồng vị của hydro được hợp nhất thành helium và giải phóng năng lượng. Đối với loại bom này, không có giới hạn về sức công phá.
Bom nhiệt hạch khác bom nguyên tử thông thường ở chỗ: năng lượng của bom nguyên tử được tạo thành do quá trình phân chia nguyên tử uranium hoặc plutonium thành các nguyên tố nhẹ hơn các nguyên tử ban đầu. Phần còn lại của chúng trở thành các năng lượng phát ra.
Trong khi đó, trong quá trình nổ bom nhiệt hạch, năng lượng lại được tạo ra theo cách ngược lại, nghĩa là do quá trình hợp nhất các nguyên tố nhẹ hơn thành các nguyên tố nặng nhưng sản phẩm cuối cùng lại vẫn nhẹ hơn tổng thành phần tạo ra nó. Số lượng các thành phần thừa ra đó lại xuất hiện như năng lượng.
Để kích hoạt một vụ nổ nhiệt hạch thì cần có lượng nhiệt cực kỳ cao để làm điều kiện. Do vậy người ta phải sử dụng một quả bom nguyên tử làm ngòi cho bom nhiệt hạch. Khi bom nguyên tử phát nổ sẽ tạo ra nhiệt lượng hàng chục triệu độ để kích hoạt phản ứng nhiệt hạch. Vì cần có một nhiệt độ cực cao để khởi tạo các phản ứng nhiệt hạch nên người ta gọi bom hydro là bom nhiệt hạch.
Theo trang Infoplease, cấu trúc một quả bom nhiệt hạch gồm: ở giữa là một quả bom nguyên tử. Xung quanh nó là một lớp lithium deuteride (hợp chất lithium và deuterium, tức là các đồng vị của hydro với khối lượng số 2). Xung quanh các hợp chất lại là một lớp dày hỗn hợp khác, thường là các vật liệu phân hạch.
Nguyên lí phát nổ là: Neutron phát ra từ vụ nổ nguyên tử khiến lithium phân hạch thành heli và tritium (là các đồng vị của hydro với khối lượng 3) và năng lượng. Vụ nổ nguyên tử cung cấp nhiệt độ khoảng 50 triệu độ C đến 400 triệu độ C để giúp cho các phản ứng tổng hợp của deuterium với tritium và triti với tritium diễn ra và giải phóng ra năng lượng.
Sau khi Mỹ thử thành công bom nhiệt hạch vào năm 1952, sang năm 1953, Liên Xô cũng thử thành công và lần lượt Anh, Pháp, Trung Quốc cũng thử nghiệm loại bom này. Và với vụ thử thành công vào sáng ngày hôm nay (6/1), Triều Tiên đã trở thành quốc gia thứ 6 thử thành công bom H.
Giống như các vụ nổ hạt nhân khác, vụ nổ bom hydro cũng tạo ra một khu vực cực kỳ nóng gần trung tâm của nó. Trong khu vực này, vì nhiệt độ cao, mọi thứ biến thành hơi và tạo ra một luồng khí ở áp suất rất cao. Do tình trạng quá áp đột ngột này nên tạo ra một làn sóng xung kích lan ra xung quanh.
Năng lượng giải phóng từ một vụ nổ nhiệt hạch có thể ngay lập tức phá hủy mọi thứ trong vòng bán kính vài km. Nhiệt lượng cực lớn có thể gây ra các cơn bão lửa; ánh sáng trắng cường độ cao từ vụ nổ có thể gây mù lòa. Bụi phóng xạ và các sản phẩm phụ của phản ứng như cesium-137 và strontium-90 có thể đầu độc các sinh vật sống, ô nhiễm không khí, đất và nguồn nước trong hàng trăm năm.
Nguy hiểm nhất là kích thước một quả bom nhiệt hạch thường nhỏ hơn bom hạt nhân, và không lớn hơn so với các loại bom thông thường quá nhiều nên hoàn toàn có thể gắn trên đầu các tên lửa đạn đạo. Kích thước nhỏ gọn hơn tức là nó sẽ dễ ứng dụng để tiêu diệt cuộc sống con người hơn.