Vào tháng 7/1989, cũng là thời điểm cuối của cuộc Chiến tranh lạnh, một chiến đấu cơ MiG-23 của Liên Xô mang theo vũ khí đã khiến những người Mỹ tham dự lễ Ngày độc lập của nước này ở căn cứ Soesrberg, Hà Lan không khỏi hú vía khi có thể bay lượn qua 3 nước NATO.
(Nguồn: Warhistoryonline.com).Các quan chức của NATO lúc bấy giờ ở Brussel, Bỉ cho biết, ngay sau khi MiG-23 tiến vào không phận của NATO, không lực Mỹ đã phải tức tốc điều các chiến đấu cơ F-15 để đánh chặn. Ảnh: MiG-23 của Liên Xô mang theo vũ khí và có người lái. (Nguồn: Warhistoryonline.com).Lúc đó các phi công Mỹ hoàn toàn bất ngờ vì họ chưa bao giờ nghĩ rằng việc chuẩn bị cho các chuyến bay kỷ niệm ngày độc lập của mình lại trở thành chuyến bay thực hiện nhiệm vụ đánh chặn trước sự xâm nhập của một chiếc MiG vô cùng kỳ lạ của Liên Xô. Ảnh: MiG-23 của Liên Xô bị rơi. (Nguồn: Beeldbank.kortrijk.be).Nhưng có lẽ vì quá lo lắng nên Mỹ đã phải ứng phó như vậy. Thực ra vào cùng ngày 4/7/1989, phi công Liên Xô Nikolai Skurigin nhận nhiệm vụ bay huấn luyện với chiếc MiG-23M. Khi cất cánh tại Kolobzger, Ba Lan, phi công này đã không phát hiện ra vấn đề gì với chiếc máy bay của mình. (Nguồn: Beeldbank.kortrijk.be).Tuy nhiên, sau khi cất cánh ít lâu, Nikolai Skurigin nhận ra động cơ của MiG-23M bị lỗi. Anh nhanh chóng bỏ lái và nhảy dù ra ngoài. Song ít ai ngờ rằng chiếc máy bay này đã lao lên đến độ cao tới 39.000 ft (khoảng 11,8km) và tiến thẳng tới phía không phận của NATO. (Nguồn: Beeldbank.kortrijk.be).Lúc đó hai phi công được cử xuất kích F-15 đánh chặn MiG-23 của Liên Xô lại không liên lạc được với trạm điều khiển đánh chặn mặt đất do lỗi thông tin liên lạc. Tình cảnh đó đã khiến hai phi công phải rất vất vả mới tiến lại gần được chiếc MiG kỳ lạ. (Nguồn: Beeldbank.kortrijk.be).Họ đã quá bất ngờ khi phát hiện ra MiG-23 lại không hề có người lái và hoàn toàn không mang vũ khí gì quá là ghê gớm ngoài những trang bị hết sức thông thường. Lúc đó chắc hẳn họ được thở phào nhẹ nhõm. (Nguồn: warhistoryonline.com).Dĩ nhiên các chiến đấu cơ F-15 Mỹ vẫn theo sát MiG-23. Khi chiếc máy bay lạ đời này bắt đầu giảm độ cao và rơi nhanh xuống đất, các phi công trên F-15 đã dự báo MiG-23 sẽ rơi xuống Lille, một khu vực biên giới giữa Bỉ và Pháp. Sau đó họ tính toán lại và nhận thấy MiG-23 có thể rơi xuống một cánh đồng vắng ở Bỉ và còn cho rằng sẽ không có nguy cơ gây thương vong nào. (Nguồn: warhistoryonline.com).Thế nhưng tất cả các tính toán dự báo đều sai. Chiếc MiG của Liên Xô sau khi bay qua 3 nước NATO với quãng đường 900 km đã rơi trúng một nông trại và khiến một thanh niên 18 tuổi thiệt mạng. Ảnh: xe cẩu đang cẩu xác MiG-23 vào các xe tải. (Nguồn: Beeldbank.kortrijk.be).
Vào tháng 7/1989, cũng là thời điểm cuối của cuộc Chiến tranh lạnh, một chiến đấu cơ MiG-23 của Liên Xô mang theo vũ khí đã khiến những người Mỹ tham dự lễ Ngày độc lập của nước này ở căn cứ Soesrberg, Hà Lan không khỏi hú vía khi có thể bay lượn qua 3 nước NATO.
(Nguồn: Warhistoryonline.com).
Các quan chức của NATO lúc bấy giờ ở Brussel, Bỉ cho biết, ngay sau khi MiG-23 tiến vào không phận của NATO, không lực Mỹ đã phải tức tốc điều các chiến đấu cơ F-15 để đánh chặn. Ảnh: MiG-23 của Liên Xô mang theo vũ khí và có người lái. (Nguồn: Warhistoryonline.com).
Lúc đó các phi công Mỹ hoàn toàn bất ngờ vì họ chưa bao giờ nghĩ rằng việc chuẩn bị cho các chuyến bay kỷ niệm ngày độc lập của mình lại trở thành chuyến bay thực hiện nhiệm vụ đánh chặn trước sự xâm nhập của một chiếc MiG vô cùng kỳ lạ của Liên Xô. Ảnh: MiG-23 của Liên Xô bị rơi. (Nguồn: Beeldbank.kortrijk.be).
Nhưng có lẽ vì quá lo lắng nên Mỹ đã phải ứng phó như vậy. Thực ra vào cùng ngày 4/7/1989, phi công Liên Xô Nikolai Skurigin nhận nhiệm vụ bay huấn luyện với chiếc MiG-23M. Khi cất cánh tại Kolobzger, Ba Lan, phi công này đã không phát hiện ra vấn đề gì với chiếc máy bay của mình. (Nguồn: Beeldbank.kortrijk.be).
Tuy nhiên, sau khi cất cánh ít lâu, Nikolai Skurigin nhận ra động cơ của MiG-23M bị lỗi. Anh nhanh chóng bỏ lái và nhảy dù ra ngoài. Song ít ai ngờ rằng chiếc máy bay này đã lao lên đến độ cao tới 39.000 ft (khoảng 11,8km) và tiến thẳng tới phía không phận của NATO. (Nguồn: Beeldbank.kortrijk.be).
Lúc đó hai phi công được cử xuất kích F-15 đánh chặn MiG-23 của Liên Xô lại không liên lạc được với trạm điều khiển đánh chặn mặt đất do lỗi thông tin liên lạc. Tình cảnh đó đã khiến hai phi công phải rất vất vả mới tiến lại gần được chiếc MiG kỳ lạ. (Nguồn: Beeldbank.kortrijk.be).
Họ đã quá bất ngờ khi phát hiện ra MiG-23 lại không hề có người lái và hoàn toàn không mang vũ khí gì quá là ghê gớm ngoài những trang bị hết sức thông thường. Lúc đó chắc hẳn họ được thở phào nhẹ nhõm. (Nguồn: warhistoryonline.com).
Dĩ nhiên các chiến đấu cơ F-15 Mỹ vẫn theo sát MiG-23. Khi chiếc máy bay lạ đời này bắt đầu giảm độ cao và rơi nhanh xuống đất, các phi công trên F-15 đã dự báo MiG-23 sẽ rơi xuống Lille, một khu vực biên giới giữa Bỉ và Pháp. Sau đó họ tính toán lại và nhận thấy MiG-23 có thể rơi xuống một cánh đồng vắng ở Bỉ và còn cho rằng sẽ không có nguy cơ gây thương vong nào. (Nguồn: warhistoryonline.com).
Thế nhưng tất cả các tính toán dự báo đều sai. Chiếc MiG của Liên Xô sau khi bay qua 3 nước NATO với quãng đường 900 km đã rơi trúng một nông trại và khiến một thanh niên 18 tuổi thiệt mạng. Ảnh: xe cẩu đang cẩu xác MiG-23 vào các xe tải. (Nguồn: Beeldbank.kortrijk.be).