David Shear, trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, cho biết, Lầu Năm Góc sẽ triển khai máy bay ném bom B-1 Lancer đến Australia. Theo Sputnik, đây là phản ứng của Mỹ trước những diễn biến gần đây ở Biển Đông. B-1 Lancer là phi cơ tàng hình cánh cụp cánh xòe, có khả năng di chuyển với tốc độ gần bằng vận tốc âm thanh ở độ cao dưới 100 m. Những chiếc B-1 ra đời nhằm thay thế vai trò phi cơ ném bom chiến lược của pháo đài bay B-52. Tuy nhiên, quân đội Mỹ đang sử dụng song song hai mẫu phi cơ này.Mẫu máy bay ném bom tàng hình B-1 xuất hiện lần đầu năm 1960. Nhà sản xuất Rockwell, nay là một phần của Boeing, có tham vọng tạo ra một chiếc máy bay có khả năng di chuyển nhanh gấp 2 lần vận tốc âm thanh với tải trọng và phạm vi hoạt động đương hoặc vượt trội hơn so với pháo đài bay B-52 Stratofortress.Phiên bản B-1A Lancer được phát triển trong đầu những năm 1970 của thế kỷ trước. Chúng có khả năng bay với vận tốc Mach 2, tương đương 2.450 km/h. Tuy nhiên, B-1A chết yểu vì không đáp ứng được yêu cầu của Mỹ. Chỉ có 4 chiếc B-1A được chế tạo.Tới đầu thập niên 80, Rockwell cho ra đời phiên bản B-1B, có khả năng bay với vận tốc 1.500 km/h, tương đương 1,25 lần tốc độ âm thanh. Nó sở hữu công nghệ tàng hình với lớp sơn đặc biệt làm giảm sự phản hồi radar.Mỗi chiếc B-1B Lancer dài 44,5 m, cao 10,4 m, với sải cánh 24 m khi cụp và 42 m khi xòe. Bốn động cơ phản lực General Electric F101-GE-102 tạo lực đẩy cho phi cơ. Nó có khả năng bay với vận tốc 1.335 km/h ở độ cao trên 15.000 m và 1.100 km/h trong độ cao 60 tới 152 m. Phạm vi hoạt động của máy bay đạt 12.000 km.B-1B Lancer có tải trọng cất cánh rỗng 87 tấn, tối đa 216,4 tấn. Nó có thể mang 57 tấn vũ khí, bao gồm 34 tấn bom ở các khoang chứa trong thân và 23 tấn vũ khí dưới các giá treo bên ngoài. B-1B có khả năng ném tất cả các loại bom, bao gồm cả bom nguyên tử chiến lược và chiến thuật.Tùy từng điều kiện hoạt động, cánh của B-1 Lancer có khả năng duỗi thẳng hoặc xếp chéo, giúp máy bay trở nên linh động trong tác chiến. Thông thường, cánh máy bay ném bom sẽ xòe ra khi cất cánh hoặc bay ở độ cao thấp và cụp lại khi phi cơ di chuyển với tốc độ cao.Khả năng phòng thủ lớn nhất của B-1B Lancer là công nghệ tàng hình. Giống các thế hệ máy bay tàng hình đời đầu, B-1B được phủ một lớp sơn đắt tiền, giúp giảm tiết diện phản hồi radar. Nó cũng được trang bị pháo sáng để đánh lạc hướng tên lửa của đối phương.Quân đội Mỹ đang phát triển tên lửa chống hạm tầm xa (LRASM), có khả năng tích hợp với những chiếc B-1B Lancer. Trong các cuộc thử nghiệm, B-1B đã hạ gục mục tiêu bằng tên lửa LRASM. Cơ quan nghiên cứu các dự án quốc phòng tiên tiến (DARPA) của Bộ Quốc phòng Mỹ muốn ưu tiên thử nghiệm vũ khí mới với B-1B.
David Shear, trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, cho biết, Lầu Năm Góc sẽ triển khai máy bay ném bom B-1 Lancer đến Australia. Theo Sputnik, đây là phản ứng của Mỹ trước những diễn biến gần đây ở Biển Đông. B-1 Lancer là phi cơ tàng hình cánh cụp cánh xòe, có khả năng di chuyển với tốc độ gần bằng vận tốc âm thanh ở độ cao dưới 100 m. Những chiếc B-1 ra đời nhằm thay thế vai trò phi cơ ném bom chiến lược của pháo đài bay B-52. Tuy nhiên, quân đội Mỹ đang sử dụng song song hai mẫu phi cơ này.
Mẫu máy bay ném bom tàng hình B-1 xuất hiện lần đầu năm 1960. Nhà sản xuất Rockwell, nay là một phần của Boeing, có tham vọng tạo ra một chiếc máy bay có khả năng di chuyển nhanh gấp 2 lần vận tốc âm thanh với tải trọng và phạm vi hoạt động đương hoặc vượt trội hơn so với pháo đài bay B-52 Stratofortress.
Phiên bản B-1A Lancer được phát triển trong đầu những năm 1970 của thế kỷ trước. Chúng có khả năng bay với vận tốc Mach 2, tương đương 2.450 km/h. Tuy nhiên, B-1A chết yểu vì không đáp ứng được yêu cầu của Mỹ. Chỉ có 4 chiếc B-1A được chế tạo.
Tới đầu thập niên 80, Rockwell cho ra đời phiên bản B-1B, có khả năng bay với vận tốc 1.500 km/h, tương đương 1,25 lần tốc độ âm thanh. Nó sở hữu công nghệ tàng hình với lớp sơn đặc biệt làm giảm sự phản hồi radar.
Mỗi chiếc B-1B Lancer dài 44,5 m, cao 10,4 m, với sải cánh 24 m khi cụp và 42 m khi xòe. Bốn động cơ phản lực General Electric F101-GE-102 tạo lực đẩy cho phi cơ. Nó có khả năng bay với vận tốc 1.335 km/h ở độ cao trên 15.000 m và 1.100 km/h trong độ cao 60 tới 152 m. Phạm vi hoạt động của máy bay đạt 12.000 km.
B-1B Lancer có tải trọng cất cánh rỗng 87 tấn, tối đa 216,4 tấn. Nó có thể mang 57 tấn vũ khí, bao gồm 34 tấn bom ở các khoang chứa trong thân và 23 tấn vũ khí dưới các giá treo bên ngoài. B-1B có khả năng ném tất cả các loại bom, bao gồm cả bom nguyên tử chiến lược và chiến thuật.
Tùy từng điều kiện hoạt động, cánh của B-1 Lancer có khả năng duỗi thẳng hoặc xếp chéo, giúp máy bay trở nên linh động trong tác chiến. Thông thường, cánh máy bay ném bom sẽ xòe ra khi cất cánh hoặc bay ở độ cao thấp và cụp lại khi phi cơ di chuyển với tốc độ cao.
Khả năng phòng thủ lớn nhất của B-1B Lancer là công nghệ tàng hình. Giống các thế hệ máy bay tàng hình đời đầu, B-1B được phủ một lớp sơn đắt tiền, giúp giảm tiết diện phản hồi radar. Nó cũng được trang bị pháo sáng để đánh lạc hướng tên lửa của đối phương.
Quân đội Mỹ đang phát triển tên lửa chống hạm tầm xa (LRASM), có khả năng tích hợp với những chiếc B-1B Lancer. Trong các cuộc thử nghiệm, B-1B đã hạ gục mục tiêu bằng tên lửa LRASM. Cơ quan nghiên cứu các dự án quốc phòng tiên tiến (DARPA) của Bộ Quốc phòng Mỹ muốn ưu tiên thử nghiệm vũ khí mới với B-1B.