Sự thật chưa biết về tiêm kích Su-27 Việt Nam có dùng

Google News

(Kiến Thức) - Kể từ khi bắt đầu đưa vào sử dụng từ những năm 1980, Su-27 đã chứng minh khả năng siêu việt  trong mọi cuộc chiến và với mọi đối thủ.

Tuy đã xuất hiện 30 năm, nhưng mẫu máy bay tiêm kích hạng nặng Su-27 vẫn giữ nguyên sức mạnh tuyệt đối của mình như lần đầu tiên nó xuất hiện trên bầu trời nước Nga.
Vào năm 1984, những chiếc Su-27 (định danh NATO Flanker) đầu tiên được trang bị cho Không quân Liên Xô, gần 10 năm sau chuyến bay thử nghiệm đầu tiên. Đây cũng là dấu mốc quan trọng trong suốt quá trình hoạt động của Su-27, mẫu máy bay tiêm kích giúp Không quân Liên Xô luôn dành được ưu thế trên không trước mọi loại máy bay chiến đấu của không quân Phương Tây lúc đó.
Mẫu tiêm kích huyền thoại Su-27 của Không quân Nga.
John Farlight - Phi công Không quân Hoàng gia Anh chia sẻ, khi chứng kiến phi công người Nga là Victor Pugachev lái chiếc Su-27 lộn nhào 360 độ trên không trong vòng 10 giây tại triễn lãm hàng không quốc tế Paris 2002. Farlight chỉ biết thốt lên rằng: “Những gì mà người Nga làm được đúng là điều không tưởng và nó chỉ mới là màn khởi đầu trong chương trình bay khi đó”.
Với mục tiêu phát triển ban đầu là để đối trọng với những chiếc tiêm kích F-15 của Không quân Mỹ và không được đánh giá cao, nhưng sau khi được chính thức đưa vào trang bị, Su-27 đã chứng tỏ sức mạnh vượt trội hoàn toàn của mình trên mọi phương diện. Với phạm vi tác chiến hiệu quả lên tới hơn 3.200km và có thể bay với tốc độ gấp 2,35 lần tốc độ âm thanh, Su-27 là mẫu tiêm kích có khả năng bay linh hoạt đáng kinh ngạc so với trọng lượng nặng hơn 30 tấn của nó.
Farlight còn cho biết, Su-27 có khả năng hoạt động không giới hạn. Nó có thể thực hiện nhiều kỹ thuật bay phức tạp và khó có một máy bay nào của Phương Tây nào có thể làm được điều tương tự. Với Su-27, việc bay trên không gần như là một màn trình diễn hơn là chuyến bay đơn thuần, bạn sẽ nhận ra rằng nó có thể làm được hầu như mọi thứ với đôi cánh của mình và bản thân Su-27 sẽ luôn là thước đo tiêu chuẩn cho mọi mẫu máy bay tiêm kích hiện đại trong tương lai.
 
Khởi đầu không suôn sẻ
Khi Su-27 đã được thiết kế vào những năm 1970, mục tiêu được các kỹ sư hàng không Liên Xô lúc đó đặt ra là phải chế tạo một mẫu tiêm kích có sức mạnh áp đảo hoàn toàn các máy bay chiến đấu của Không quân Mỹ. Dù chúng đang được sử dụng hay chỉ mới là bản thiết kế, và có thể kể tới như các mẫu máy bay chiến đấu F-14, F-15, F-16 và F/A-18. Nhưng sau khi thực hiện các chuyến bay thử nghiệm đầu tiên với mẫu thử Su-27 ban đầu, Mikhail Simonov – phó trưởng bộ phận thiết kế của Sukhoi khi đó đã nhận ra rằng Su-27 hoàn toàn thua kém mẫu máy bay F-15 của Mỹ.
Đứng trước nguy cơ đổ vỡ của chương trình Su-27, Simonov đã thu hết can đảm đến gặp trực tiếp Ivan Silayev – Bộ trưởng Công nghiệp hàng không Liên Xô lúc đó. Và nói rằng cần thêm thời gian để có thể hoàn thiện Su-27, Silayev đã trả lời Simonov rằng: “ Nếu đó là quyết định tốt nhất thì anh nên thực hiện nó và đây không phải là Liên Xô vào những năm 1930”.
Cho mãi đến những năm 1980, người Nga mới hoàn thiện chương trình phát triển mẫu tiêm kích trên và cho ra mắt mẫu máy bay tiêm kích Su-27 đầu tiên với sức mạnh vượt trội hơn hẳn một chút so với những chiếc tiêm kích F-15 của Mỹ. Nhưng Simonov lại hoàn toàn không hài lòng với kết quả này, ông muốn các phi công chiến đấu của Liên Xô phải có sức mạnh áp đảo hoàn toàn trên không. Chứ không phải là một cuộc không chiến giữa những chiếc máy bay có sức mạnh tương đương nhau.
 Su-27 vẫn là nổi kiếp sợ của bất kỳ lực lượng không quân nào của Phương Tây.
Simonov cho rằng, để có thể dành được lợi thế và có thể đánh bại mọi loại máy bay chiến đấu của đối phương. Các máy bay chiến đấu của Liên Xô cần phải được trang bị những mẫu động cơ phản lực, hệ thống radar cùng các tên lửa không đối không và nhiều thứ khác đều phải vượt xa mọi đối thủ.
Mẫu tiêm kích bất khả chiến bại
Sau gần 10 năm kể từ chuyến bay đầu tiên, Su-27 chính thức được đưa vào trang bị chính thức trong lực lượng Không quân Liên Xô vào năm 1985. Ngay trong lần bay trình diễn đầu tiên trước công chúng Su-27 đã thể hiện khả năng của mình, khi phá vỡ kỷ lục thế giới của F-15 trong buổi lễ ra mắt. Su-27 đã chứng tỏ sức mạnh của siêu động cơ mà nó được trang bị, trước sự ngạc nhiên của các nhà quan sát tham gia buổi lễ trên.
Nhờ được trang bị hai động cơ phản lực AL-31 có thể đạt công suất lên tới 27.560 lbf mỗi chiếc, Su-27 có khả năng đạt hành trình siêu âm chỉ trong một quãng thời gian cực ngắn. Và tại thời đó không có mẫu máy bay nào trên thế giới làm được điều tương tự, nhất là thực hiện hành trình siêu âm ở độ cao từ 2.000-3.000m như Su-27.
 Với sức mạnh tuyệt đối từ thiết kế với việc trang bị động cơ phản lực mạnh mẽ giúp Su-27 dễ dàng hạ gục mọi kỷ lục của tiêm kích F-15 của Mỹ.
Điểm đặc biệt khác giữa Su-27 và các mẫu tiêm kích cùng loại là khả năng thực hiện các kỹ thuật bay phức tạp của nó. Với thiết kế khí động học hiện đại lẫn khả năng siêu cơ động giúp Su-27 có thể thực hiện những bài bay đặc biệt với tốc độ rất thấp. Điển hình trong đó là bài bay cao cấp Pugachev Cobra, trong kỹ thuật bay này Su-27 chuyển động về phía trước với một góc 120 độ, theo đó các động cơ của máy bay quay về phía trước và lực đẩy của động cơ hướng theo chiều chuyển động của máy bay.
Pugachev Cobra được phi công thử nghiệm máy bay của Liên Xô là Igor Volk thực hiện lần đầu tiên vào năm 1989, tại một triễn lãm hàng không ở Paris. Sau đó tờ Reuters đã phải nhận xét rằng: “Trong cuộc chiến trên không giữa Liên Xô và Mỹ, trên bầu trời sân bay Le Bourget, phần thắng đã hoàn toàn thuộc về những chiếc tiêm kích của Không quân Liên Xô”. Khả năng của Su-27 đã gây sốc cho mọi chuyên gia hàng không của Phương Tây có mặt lúc đó.
Khả năng siêu cơ động
“Khả năng siêu cơ động là đặc tính riêng biệt của Flanker”. Theo chuyên gia hàng không Bill Sweetman phân tích, ông này cho rằng để có thể giành được ưu thế hoàn toàn trên không những chiếc tiêm kích phải đảm bảo có khả năng bay cực kỳ cơ động và có đường bay không thể đoán trước để có thể đánh lừa bất kỳ hệ thống dẫn đường của bất kỳ mẫu tên lửa không đối không nào.
 Trong ảnh là kỹ thuật bay cao cấp Pugachev Cobra của Su-27.
Tuy nhiên, việc có thể loại bỏ hoàn toàn mọi hệ thống dẫn đường của các mẫu tên lửa không đối không hay đất đối không là chuyện không thể xảy ra. Ở đây khả năng bay của Su-27 chỉ có thể làm giảm bớt nguy cơ trước các đợt tấn công bằng tên lửa của đối phương.
Mặt khác, khả năng bay cơ động của Su-27 cũng làm giảm tầm quan sát của hệ thống radar của đối phương. Simonov giải thích: “Sau khi thực hiện các bài bay siêu cơ động trong một buổi bay huấn luyện chiến đấu trên không, các kỹ sư Liên Xô nhận ra rằng chiếc Su-27 của mình gần như thoát khỏi hệ thống radar của đối phương trong một số thời điểm. Nhất là khi thực hiện động tác bay thẳng đứng trong lúc đạt độ cao cần thiết và giảm tốc độ của máy bay, chiếc Su-27 bắt đầu biến mất của khỏi màn hình radar.”.
Nhưng các phi công chiến đấu của Phương Tây không phải là tay nghiệp dư, tên lửa không phải là thứ vũ khí duy nhất mà các máy bay chiến đấu của Phương Tây được trang bị và họ sẽ tiến hành đáp trả ngay khi có thể. Vào thời điểm đó tốc độ của Su-27 gần như bằng không và hệ thống radar của đối phương chỉ có thể phát hiện các mục tiêu đang di chuyển. Nếu tốc độ máy bay đủ thấp hoặc bằng không, thì việc tránh được sự phát hiện của radar đối phương là điều có thể xảy ra.
 Dù đã được đưa vào sử dụng hơn 30 năm nhưng Su-27 vẫn giữa nguyên được giá trị ban đầu của mình.
Bên cạnh đó, phi công lái máy bay chiến đấu của đối phương vẫn có thế theo dõi Su-27 bằng mắt thường, tuy nhiên họ không thể sử dụng các loại tên lửa không đối không được dẫn đường bằng radar (chủ động lẫn bán chủ động). Đơn giản bởi vì nếu không có radar thì tên lửa sẽ không bao giờ tìm được mục tiêu.
Trong khi khả năng cơ động của Flanker là huyền thoại, thì khả năng lặp đi lặp lại các động kỹ thuật bay phức tạp của Su-27 - một trong những chiến thuật không chiến của Không quân Liên Xô trong Chiến tranh lạnh, có thể làm đối phương mất phương hướng, kiệt sức và sau đó là dễ dàng bị tiêu diệt trên không.
Một khía cạnh khác ít được biết đến của Su-27 là nó có thiết kế buồng lái rộng rãi và khá thoải mái cho phi công. Trong thực tế, có thể kể tới mẫu máy bay cường kích Su-34 của Không quân Nga, có buồng lái rất lớn, phi công có thể đứng lên và di chuyển bên trong buồng lái. Khi thực hiện các nhiệm vụ tác chiến có thời gian dài trên không, trước đó phi công thử nghiệm máy bay chiến đấu Igor Votintsev của Liên Xô từng thực hiện một chuyến bay có thời gian bay kỷ lục lên tới 15 giờ 42 phút trên không.
 Một chiếc Su-27SK được trang bị cho lực lượng Không quân Việt Nam.
Di sản của “Kẻ tấn công sườn”
Su-27 và các phiên bản tiếp theo của nó như Su-30, Su-34 và Su-35 đánh dấu một sự thay đổi lịch sử trong ngành công hàng không quân sự của Nga, cũng như các nước có truyền thống sử dụng các thế hệ máy bay chiến đấu của Nga. Nó xuất hiện ở hầu như khắp mọi nơi trên thế giới từ ở Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Venezuela cho đến Việt Nam. Flankers cũng góp mặt trong lực lượng không quân ở các nước thân hoặc đối đầu với phương Tây.
Thậm chí Su-27 còn xuất hiện trong Không quân Mỹ với vai trò như máy bay huấn luyện chiến đấu. Trong năm 2008 trong một cuộc tập trận mô phỏng tại căn cứ không quân Mỹ Hickam ở Hawaii, phi đội hỗn hợp gồm những chiếc máy bay chiến đấu tàng hình F-22, F-35 và máy bay chiến đấu F-18 của Không quân Mỹ đã phải đối đầu với những chiếc Su-35 (Su-27 đóng giả) máy bay chiến đấu thế hệ 4 ++ của Nga trong một trận không chiến trên không.
Kỹ sư trưởng phụ trách phát triển Su-27 - Mikhail Simonov đã phát biểu rằng, “việc khả năng dành được ưu thế hoàn toàn trên bầu trời của Không quân Liên Xô, đã góp phần làm cân bằng tình hình chính trị trên thế giới. Cũng như đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ quốc tế giữa Liên Xô với các quốc gia khác”.
Trà Khánh

Bình luận(0)