Sukhoi Su-27 (NATO định danh là Flanker – kẻ tấn công sườn) là một loại máy bay tiêm kích phản lực độc đáo do Cục thiết kế Sukhoi, Liên Xô phát triển từ những năm 1970.
Sukhoi Su-27 được xem là đối thủ trực tiếp với các dòng tiêm kích F-14, F-15, F-16, F/A-18 với tầm hoạt động lớn, trang bị vũ khí hạng nặng và cực kỳ cơ động nhanh nhẹn linh hoạt.
Hiện nay, Không quân Nga duy trì khoảng 363 chiếc tiêm kích Su-27 gồm nhiều biến thể (biến thể chiến đấu Su-27S/SM/SM3 và biến thể huấn luyện 2 chỗ ngồi Su-27UB).
Su-27S có thể xem là biến thể sản xuất hàng loạt đầu tiên của dòng tiêm kích Su-27 sau một số mẫu thử nghiệm. Biến thể này chỉ sản xuất dành riêng cho Không quân Nga, trong khi biến thể dùng cho mục đích xuất khẩu được định danh là Su-27SK (biến thể huấn luyện là Su-27UBK).
Thiết kế cơ bản của Su-27 về mặt khí động lực học tương tự tiêm kích đánh chặn MiG-29 nhưng lớn hơn. Đây là một loại máy bay rất lớn, và để giảm trọng lượng cấu trúc đến mức tối thiểu, nó sử dụng nhiều vật liêu titanium (khoảng 30%), nhiều hơn bất kỳ loại máy bay nào cùng thời.
Về thiết kế cánh, cánh xuôi sau đi vào thân tại những diềm cánh trước và về cơ bản là kiểu cánh tam giác. Tuy nhiên Su-27 không hoàn toàn là kiểu máy bay cánh tam giác vì nó vẫn giữ các cánh đuôi ngang truyền thống, với hai cánh đuôi đứng phía trên động cơ, kết hợp với những cánh thăng bằng ở bụng để tăng khả năng ổn định mỗi bên của máy bay. Su-27S có chiều dài 21,9m, cao 5,93m, sải cánh 14,7m, trọng lượng cất cánh tối đa 33 tấn.
Về hệ thống điện tử, Su-27S được trang bị radar điều khiển hỏa lực Phazotron N-001 có tầm trinh sát tới 140km với mục tiêu kích cỡ lớn. Tuy nhiên, nó chỉ có thể theo dõi và dẫn bắn tên lửa tấn công một mục tiêu duy nhất. Loại radar này dược đánh giá là dùng bộ xử lý tương đối cũ, dễ báo động nhầm. Hiện tại, có thể các mẫu Su-27S sau này trang bị biến thể N001V/VE/VEP cải tiến tốt hơn. Ngoài radar, Su-27 còn trang bị hệ thống tìm kiếm và theo dõi bằng tia hồng ngoại đặt ở giữa, trước kính chắn gió buồng lái.
Buồng lái Su-27 được phát triển từ những năm 1970-1980 nên vẫn sử dụng đồng hồ hiển thị thông số kỹ thuật là chủ yếu.
Su-27S được trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Lyulka AL-31F, khoảng cách giữa 2 động cơ đặt trên thân máy bay là khá lớn, vừa để an toàn vừa để đảm bảo không gián đoạn luồng khí xuyên qua khe lấy không khí. Khoảng giữa 2 động cơ góp phần tăng lực nâng, giảm bớt trọng tải cho cánh.
Su-27S có thể đạt tốc độ tối đa tới 2.500km/h, tầm bay chiến đấu tới 3.530km, trần bay 18.500m, vận tốc leo cao 325m/s.
Động cơ khỏe, kết hợp hệ thống lái fly-by-wire hiện đại, giúp máy bay nhanh nhẹn một cách khác thường dù có trọng lượng lớn, máy bay vẫn có thể kiểm soát ở tốc độ rất thấp và góc đụng lớn hoặc tắt động cơ đột ngột khi bổ nhào và thực hiện các kỹ thuật bay nhào lộn.
Su-27S có thể mang lượng nhiên liệu rất lớn lên tới 9,4 tấn khi cần. Về mặt trang bị vũ khí, Su-27S trang bị một pháo tốc độ cao một nòng cỡ 30mm GSh-30-1 ở mạn phải thân may sbay và thiết kế với 10 điểm treo mang tổng cộng 8 tấn vũ khí.
Biến thể Su-27S hay Su-27SK chỉ có thể mang tên lửa không đối không tầm ngắn R-73, tầm trung R-27 và bom không điều khiển. Việc không thể mang vũ khí đối đất có điều khiển là nhược điểm lớn đối với Su-27S, điều này được khắc phục bởi chương trình nâng cấp lớn đang được thực hiện từ năm 2010. Không quân Nga đang thực hiện chương trình nâng cấp Su-27S lên biến thể Su-27SM trang bị một số công nghệ tiêm kích thế hệ 5, có hiệu suất chiến đấu tăng hơn 60% so với Su-27S.
Su-27SM sẽ được tích hợp hệ thống radar mạng pha thế hệ mới cho phép sử dụng vũ khí không đối đất/đối hải có điều khiển, chính xác cao (như tên lửa Kh-29, Kh-59, Kh-31A/P, bom có điều khiển KAB-500/1500KR). Vũ khí không đối không ngoài R-73 và R-27 thì còn mang được tên lửa đối không tầm xa R-77M1 đạt tầm phóng tới 175km.
Hiện nay, ngoài Nga, Su-27 được xuất khẩu rộng rãi tới gần 10 quốc gia trên thế giới. Ở khu vực Đông Nam Á, hiện Indonesia sở hữu 2 chiếc Su-27SK và 3 chiếc Su-27SKM (biến thể xuất khẩu hiện đại hóa Su-27SM).
Và Không quân Nhân dân Việt Nam là quốc gia thứ 2 ở Đông Nam Á sở hữu 7 chiếc Su-27SK và 5 chiếc Su-27UBK được biên chế chủ yếu trong Trung đoàn Không quân 940, Sư đoàn 372.
Sukhoi Su-27 (NATO định danh là Flanker – kẻ tấn công sườn) là một loại máy bay tiêm kích phản lực độc đáo do Cục thiết kế Sukhoi, Liên Xô phát triển từ những năm 1970.
Sukhoi Su-27 được xem là đối thủ trực tiếp với các dòng tiêm kích F-14, F-15, F-16, F/A-18 với tầm hoạt động lớn, trang bị vũ khí hạng nặng và cực kỳ cơ động nhanh nhẹn linh hoạt.
Hiện nay, Không quân Nga duy trì khoảng 363 chiếc tiêm kích Su-27 gồm nhiều biến thể (biến thể chiến đấu Su-27S/SM/SM3 và biến thể huấn luyện 2 chỗ ngồi Su-27UB).
Su-27S có thể xem là biến thể sản xuất hàng loạt đầu tiên của dòng tiêm kích Su-27 sau một số mẫu thử nghiệm. Biến thể này chỉ sản xuất dành riêng cho Không quân Nga, trong khi biến thể dùng cho mục đích xuất khẩu được định danh là Su-27SK (biến thể huấn luyện là Su-27UBK).
Thiết kế cơ bản của Su-27 về mặt khí động lực học tương tự tiêm kích đánh chặn MiG-29 nhưng lớn hơn. Đây là một loại máy bay rất lớn, và để giảm trọng lượng cấu trúc đến mức tối thiểu, nó sử dụng nhiều vật liêu titanium (khoảng 30%), nhiều hơn bất kỳ loại máy bay nào cùng thời.
Về thiết kế cánh, cánh xuôi sau đi vào thân tại những diềm cánh trước và về cơ bản là kiểu cánh tam giác. Tuy nhiên Su-27 không hoàn toàn là kiểu máy bay cánh tam giác vì nó vẫn giữ các cánh đuôi ngang truyền thống, với hai cánh đuôi đứng phía trên động cơ, kết hợp với những cánh thăng bằng ở bụng để tăng khả năng ổn định mỗi bên của máy bay.
Su-27S có chiều dài 21,9m, cao 5,93m, sải cánh 14,7m, trọng lượng cất cánh tối đa 33 tấn.
Về hệ thống điện tử, Su-27S được trang bị radar điều khiển hỏa lực Phazotron N-001 có tầm trinh sát tới 140km với mục tiêu kích cỡ lớn. Tuy nhiên, nó chỉ có thể theo dõi và dẫn bắn tên lửa tấn công một mục tiêu duy nhất. Loại radar này dược đánh giá là dùng bộ xử lý tương đối cũ, dễ báo động nhầm. Hiện tại, có thể các mẫu Su-27S sau này trang bị biến thể N001V/VE/VEP cải tiến tốt hơn. Ngoài radar, Su-27 còn trang bị hệ thống tìm kiếm và theo dõi bằng tia hồng ngoại đặt ở giữa, trước kính chắn gió buồng lái.
Buồng lái Su-27 được phát triển từ những năm 1970-1980 nên vẫn sử dụng đồng hồ hiển thị thông số kỹ thuật là chủ yếu.
Su-27S được trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Lyulka AL-31F, khoảng cách giữa 2 động cơ đặt trên thân máy bay là khá lớn, vừa để an toàn vừa để đảm bảo không gián đoạn luồng khí xuyên qua khe lấy không khí. Khoảng giữa 2 động cơ góp phần tăng lực nâng, giảm bớt trọng tải cho cánh.
Su-27S có thể đạt tốc độ tối đa tới 2.500km/h, tầm bay chiến đấu tới 3.530km, trần bay 18.500m, vận tốc leo cao 325m/s.
Động cơ khỏe, kết hợp hệ thống lái fly-by-wire hiện đại, giúp máy bay nhanh nhẹn một cách khác thường dù có trọng lượng lớn, máy bay vẫn có thể kiểm soát ở tốc độ rất thấp và góc đụng lớn hoặc tắt động cơ đột ngột khi bổ nhào và thực hiện các kỹ thuật bay nhào lộn.
Su-27S có thể mang lượng nhiên liệu rất lớn lên tới 9,4 tấn khi cần.
Về mặt trang bị vũ khí, Su-27S trang bị một pháo tốc độ cao một nòng cỡ 30mm GSh-30-1 ở mạn phải thân may sbay và thiết kế với 10 điểm treo mang tổng cộng 8 tấn vũ khí.
Biến thể Su-27S hay Su-27SK chỉ có thể mang tên lửa không đối không tầm ngắn R-73, tầm trung R-27 và bom không điều khiển. Việc không thể mang vũ khí đối đất có điều khiển là nhược điểm lớn đối với Su-27S, điều này được khắc phục bởi chương trình nâng cấp lớn đang được thực hiện từ năm 2010.
Không quân Nga đang thực hiện chương trình nâng cấp Su-27S lên biến thể Su-27SM trang bị một số công nghệ tiêm kích thế hệ 5, có hiệu suất chiến đấu tăng hơn 60% so với Su-27S.
Su-27SM sẽ được tích hợp hệ thống radar mạng pha thế hệ mới cho phép sử dụng vũ khí không đối đất/đối hải có điều khiển, chính xác cao (như tên lửa Kh-29, Kh-59, Kh-31A/P, bom có điều khiển KAB-500/1500KR). Vũ khí không đối không ngoài R-73 và R-27 thì còn mang được tên lửa đối không tầm xa R-77M1 đạt tầm phóng tới 175km.
Hiện nay, ngoài Nga, Su-27 được xuất khẩu rộng rãi tới gần 10 quốc gia trên thế giới. Ở khu vực Đông Nam Á, hiện Indonesia sở hữu 2 chiếc Su-27SK và 3 chiếc Su-27SKM (biến thể xuất khẩu hiện đại hóa Su-27SM).
Và Không quân Nhân dân Việt Nam là quốc gia thứ 2 ở Đông Nam Á sở hữu 7 chiếc Su-27SK và 5 chiếc Su-27UBK được biên chế chủ yếu trong Trung đoàn Không quân 940, Sư đoàn 372.