M103 từng được xem là mẫu xe tăng hạng nặng bọc giáp dày nhất và nặng nhất trong lịch sử Quân đội Mỹ cho tới khi M1 Abrams xuất hiện. Khoảng 300 chiếc M103A1 và A2 đã được nhà máy Chtrysler sản xuất cho Lục quân Mỹ (dùng 74 chiếc) và Thủy quân Lục chiến Mỹ (dùng 220 chiếc) sử dụng từ năm 1957-1974.Trang thống kê vũ khí từng được Mỹ sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam của mạng wiki ghi nhận, Thủy quân Lục chiến Mỹ có thể đã triển khai thử nghiệm một số lượng rất nhỏ xe tăng hạng nặng M103 trong Chiến tranh Việt Nam, tuy nhiên không bao giờ tham gia chiến đấu.Xe tăng hạng nặng M103 được thiết kế để chống lại các tăng hạng nặng IS của Liên Xô trong trường hợp giả định Chiến tranh Thế giới lần thứ 3 có thể xảy ra. Tuy nhiên, thực tế đã không có cuộc chiến nào xảy ra và M103 sớm bị rút khỏi trang bị. Trớ trêu thay, dù giữ kỷ lục xe tăng có giáp bảo vệ dày nhất của Quân đội Mỹ nhưng M103 cũng được giữ thêm danh hiệu “một trong những xe tăng phục vụ ngắn nhất Quân đội Mỹ”.Theo các tài liệu thiết kế, xe tăng M103 chia sẻ nhiều thành phần với xe tăng hạng trung M47, M48 và thậm chí là cả tăng chủ lực M60 Patton. Nó có trọng lượng lên đến 65 tấn, dài 6,99m, rộng 3,76m, cao 3,23m, kíp lái gồm 5 người.Như đã đề cập, xe tăng M103 sở hữu lớp giáp bảo vệ tuyệt vời nhất trong lịch sử tăng Quân đội Mỹ với phần giáp trước thân lên tới 203mm, hai bên hông là 51mm, đuôi dày 38mm. Mặt trước của M103 dày hơn nhiều so với tăng hạng nặng huyền thoại IS-3 của Liên Xô.Tuy nhiên, giáp tháp pháo của M103 lại có phần mỏng hơn so với thân. Đây là điều khác lạ so với truyền thống thiết kế tăng Mỹ thường bọc giáp tháp pháo dày hơn so với thân, tận dụng ưu thế cấu hình cao dùng chiến thuật "hulldown" (che thân, chỉ nhô lên tháp pháo để bắn). Mặt trước tháp pháo M103 chỉ dày 127mm, hai bên hông tháp là 127mm và đuôi tháp 51mm. Phần đuôi tháp mỏng là điểm yếu chết người với M103 vì đây còn là nơi chứa kho đạn. Nếu bị địch bắn xuyên rất dễ xảy ra tình trạng nổ hòm đạn, tháp pháo bay lên trời.Về mặt hỏa lực, M103 sở hữu khẩu pháo chống tăng cự mạnh 120mm M58 với giá pháo M89. Nó được đánh giá là đủ sức hạ gục các xe tăng hạng nặng IS của Liên Xô.Kho đạn của M103 gồm 34 viên với các loại đạn: đạn xuyên giáp có nắp đạn đạo - vạch đường M358; đạn nổ mạnh chống tăng - vạch đường M469; đạn nổ phá - vạch đường M356. Ảnh: Nòng pháo chính của M103 trong trạng thái khóa nòng vào bộ phận giá khóa ở đuôi xe.Theo một số đánh giá, nếu dùng đạn M358, M103 có khả năng xuyên giáp dày 221mm ở góc chạm 30 độ cách 914m và 196mm cách 1.800m; nếu góc chạm là 60 độ thì nó có thể xuyên được 124mm và 114mm ở cự ly bắn tương tự. Ảnh: Bộ phận giảm giật đầu nòng pháo 120mm M58.Hỏa lực phụ của M103 gồm hai trung liên đồng trục 7,62mm và một đại liên phòng không lắp trên nóc 12,7mm M2.Tuy được đánh giá là một cỗ xe tăng mạnh, bọc giáp dày nhưng M103 lại có hệ thống ổ đĩa xích mong manh, hệ thống động cơ được cho là không đủ "sức khỏe" để giúp M103 có tính cơ động cần thiết. Hai thế hệ M103 A1/A2 đều chỉ được lắp động cơ 750 mã lực và 810 mã lực cho tốc độ tối đa lần lượt là 34 và 37km/h.Tầm hoạt động của thế hệ đầu xe tăng M103 là rất tồi tệ, chỉ khoảng 130km. Đến thế hệ M103A2 với hàng loạt giải pháp khác nhau thì mới nâng lên được 480km.
M103 từng được xem là mẫu xe tăng hạng nặng bọc giáp dày nhất và nặng nhất trong lịch sử Quân đội Mỹ cho tới khi M1 Abrams xuất hiện. Khoảng 300 chiếc M103A1 và A2 đã được nhà máy Chtrysler sản xuất cho Lục quân Mỹ (dùng 74 chiếc) và Thủy quân Lục chiến Mỹ (dùng 220 chiếc) sử dụng từ năm 1957-1974.
Trang thống kê vũ khí từng được Mỹ sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam của mạng wiki ghi nhận, Thủy quân Lục chiến Mỹ có thể đã triển khai thử nghiệm một số lượng rất nhỏ xe tăng hạng nặng M103 trong Chiến tranh Việt Nam, tuy nhiên không bao giờ tham gia chiến đấu.
Xe tăng hạng nặng M103 được thiết kế để chống lại các tăng hạng nặng IS của Liên Xô trong trường hợp giả định Chiến tranh Thế giới lần thứ 3 có thể xảy ra. Tuy nhiên, thực tế đã không có cuộc chiến nào xảy ra và M103 sớm bị rút khỏi trang bị. Trớ trêu thay, dù giữ kỷ lục xe tăng có giáp bảo vệ dày nhất của Quân đội Mỹ nhưng M103 cũng được giữ thêm danh hiệu “một trong những xe tăng phục vụ ngắn nhất Quân đội Mỹ”.
Theo các tài liệu thiết kế, xe tăng M103 chia sẻ nhiều thành phần với xe tăng hạng trung M47, M48 và thậm chí là cả tăng chủ lực M60 Patton. Nó có trọng lượng lên đến 65 tấn, dài 6,99m, rộng 3,76m, cao 3,23m, kíp lái gồm 5 người.
Như đã đề cập, xe tăng M103 sở hữu lớp giáp bảo vệ tuyệt vời nhất trong lịch sử tăng Quân đội Mỹ với phần giáp trước thân lên tới 203mm, hai bên hông là 51mm, đuôi dày 38mm. Mặt trước của M103 dày hơn nhiều so với tăng hạng nặng huyền thoại IS-3 của Liên Xô.
Tuy nhiên, giáp tháp pháo của M103 lại có phần mỏng hơn so với thân. Đây là điều khác lạ so với truyền thống thiết kế tăng Mỹ thường bọc giáp tháp pháo dày hơn so với thân, tận dụng ưu thế cấu hình cao dùng chiến thuật "hulldown" (che thân, chỉ nhô lên tháp pháo để bắn). Mặt trước tháp pháo M103 chỉ dày 127mm, hai bên hông tháp là 127mm và đuôi tháp 51mm. Phần đuôi tháp mỏng là điểm yếu chết người với M103 vì đây còn là nơi chứa kho đạn. Nếu bị địch bắn xuyên rất dễ xảy ra tình trạng nổ hòm đạn, tháp pháo bay lên trời.
Về mặt hỏa lực, M103 sở hữu khẩu pháo chống tăng cự mạnh 120mm M58 với giá pháo M89. Nó được đánh giá là đủ sức hạ gục các xe tăng hạng nặng IS của Liên Xô.
Kho đạn của M103 gồm 34 viên với các loại đạn: đạn xuyên giáp có nắp đạn đạo - vạch đường M358; đạn nổ mạnh chống tăng - vạch đường M469; đạn nổ phá - vạch đường M356. Ảnh: Nòng pháo chính của M103 trong trạng thái khóa nòng vào bộ phận giá khóa ở đuôi xe.
Theo một số đánh giá, nếu dùng đạn M358, M103 có khả năng xuyên giáp dày 221mm ở góc chạm 30 độ cách 914m và 196mm cách 1.800m; nếu góc chạm là 60 độ thì nó có thể xuyên được 124mm và 114mm ở cự ly bắn tương tự. Ảnh: Bộ phận giảm giật đầu nòng pháo 120mm M58.
Hỏa lực phụ của M103 gồm hai trung liên đồng trục 7,62mm và một đại liên phòng không lắp trên nóc 12,7mm M2.
Tuy được đánh giá là một cỗ xe tăng mạnh, bọc giáp dày nhưng M103 lại có hệ thống ổ đĩa xích mong manh, hệ thống động cơ được cho là không đủ "sức khỏe" để giúp M103 có tính cơ động cần thiết. Hai thế hệ M103 A1/A2 đều chỉ được lắp động cơ 750 mã lực và 810 mã lực cho tốc độ tối đa lần lượt là 34 và 37km/h.
Tầm hoạt động của thế hệ đầu xe tăng M103 là rất tồi tệ, chỉ khoảng 130km. Đến thế hệ M103A2 với hàng loạt giải pháp khác nhau thì mới nâng lên được 480km.