Hôm 25/3, Quân đội Triều Tiên đã khiến cả thế giới sốc nặng, run lẩy bẩy trước màn bắn pháo khủng khiếp trên bờ biển. Khi đó, hàng trăm khẩu pháo mặt đất gồm lựu pháo tự hành, pháo phản lực phóng loạt đã đồng loạt nã đạn vào mục tiêu trên biển. Cảnh tượng đó được truyền thông thế giới đăng tải liên tục suốt nhiều ngày qua.Cuộc bắn pháo của Triều Tiên diễn ra trong bối cảnh Mỹ-Hàn cũng đang tập trận rầm rộ “Đại bàng non” và “Giải pháp then chốt”. Ảnh: Nhà lãnh đạo Kim Jong-un duyệt đội ngũ lực lượng pháo binh Triều Tiên.Loại pháo khiến cả thế giới sốc nặng, không ai khác chính là pháo tự hành Koksan khiến Mỹ-Hàn lo ngại suốt kể từ khi nó lần đầu xuất hiện năm 1978.Koksan được xem là một trong những mẫu pháo tự hành có cỡ nòng lớn nhất hiện nay, lên tới 170mm.Pháo tự hành Koksan lần đầu được cơ quan tình báo Mỹ phát hiện tại thành phố Koksan năm 1978. Và vì thế, người Mỹ mới đặt cho nó cái tên M1978 Koksan. Đó cũng là cái tên được quốc tế dùng để gọi loại vũ khí này, thực tế Triều Tiên chưa công bố tên thật của pháo. Ảnh: Hàng dài siêu pháo Koksan bố trí dọc bờ biển.Theo các chuyên gia quân sự, siêu pháo tự hành Koksan ban đầu được bố trí trên khung gầm xe tăng T-54/55. Tuy nhiên, gần đây Triều Tiên đã trang bị khung gầm mới có kích thước lớn hơn, cho phép chở thêm 12 viên đạn pháo 170mm.Ước tính, khẩu siêu pháo này của Triều Tiên đạt tầm bắn 40-60km. Tức là nếu đặt ở khu phi quân sự DMZ, nó đủ sức vươn tới Seoul và gây ra một đại họa.May cho Hàn Quốc là khẩu pháo này thiếu hệ thống hỗ trợ nạp đạn, trong khi lại dùng đạn lớn nên tốc độ nạp chỉ vào khoảng 2 phát/5 phút. Nhưng nếu Triều Tiên tập trung số lượng lớn pháo kết hợp pháo phản lực cỡ nòng lớn như 240mm, 300mm thì rất khó để Hàn Quốc làm nên điều thần kỳ.Theo một số nguồn tin, việc tổ chức biên chế triển khai pháo tự hành Koksan theo cấp tiểu đoàn gồm 12 khẩu, 20-30 xe tải (chở đạn, hậu cần), 150-190 binh sĩ. Trong một tiểu đoàn gồm 3-4 khẩu đội pháo và một bộ chỉ huy. Từ 3-6 tiểu đoàn sẽ hợp thành một lữ đoàn pháo tự hành Koksan. Trong tổ chức lữ đoàn sẽ có bộ chỉ huy cũng như bổ sung thêm các đơn vị bám bắt mục tiêu, phòng không, công binh hỗ trợ.Hiện nay, số lượng pháo Koksan mà Bình Nhưỡng sở hữu vẫn còn là một bí mật. Chuyên gia quốc tế ước đoán, nước này có khả năng sở hữu ít nhất 500 xe pháo Koksan.Ngoài Koksan, trong cuộc tập trận, Triều Tiên còn sử dụng một số loại pháo tự hành cùng pháo phản lực khác. Ví dụ như lựu pháo tự hành 152mm này.Pháo phản lực bắn loạt (MLRS) cỡ 240mm – trước khi KN-09 300mm xuất hiện, thì đây là cỡ pháo MLRS lớn nhất của Triều Tiên.Trận địa pháo phản lực cỡ 122mm.Đảo mục tiêu tại trường bắn trên biển trúng đạn.
Hôm 25/3, Quân đội Triều Tiên đã khiến cả thế giới sốc nặng, run lẩy bẩy trước màn bắn pháo khủng khiếp trên bờ biển. Khi đó, hàng trăm khẩu pháo mặt đất gồm lựu pháo tự hành, pháo phản lực phóng loạt đã đồng loạt nã đạn vào mục tiêu trên biển. Cảnh tượng đó được truyền thông thế giới đăng tải liên tục suốt nhiều ngày qua.
Cuộc bắn pháo của Triều Tiên diễn ra trong bối cảnh Mỹ-Hàn cũng đang tập trận rầm rộ “Đại bàng non” và “Giải pháp then chốt”. Ảnh: Nhà lãnh đạo Kim Jong-un duyệt đội ngũ lực lượng pháo binh Triều Tiên.
Loại pháo khiến cả thế giới sốc nặng, không ai khác chính là pháo tự hành Koksan khiến Mỹ-Hàn lo ngại suốt kể từ khi nó lần đầu xuất hiện năm 1978.
Koksan được xem là một trong những mẫu pháo tự hành có cỡ nòng lớn nhất hiện nay, lên tới 170mm.
Pháo tự hành Koksan lần đầu được cơ quan tình báo Mỹ phát hiện tại thành phố Koksan năm 1978. Và vì thế, người Mỹ mới đặt cho nó cái tên M1978 Koksan. Đó cũng là cái tên được quốc tế dùng để gọi loại vũ khí này, thực tế Triều Tiên chưa công bố tên thật của pháo. Ảnh: Hàng dài siêu pháo Koksan bố trí dọc bờ biển.
Theo các chuyên gia quân sự, siêu pháo tự hành Koksan ban đầu được bố trí trên khung gầm xe tăng T-54/55. Tuy nhiên, gần đây Triều Tiên đã trang bị khung gầm mới có kích thước lớn hơn, cho phép chở thêm 12 viên đạn pháo 170mm.
Ước tính, khẩu siêu pháo này của Triều Tiên đạt tầm bắn 40-60km. Tức là nếu đặt ở khu phi quân sự DMZ, nó đủ sức vươn tới Seoul và gây ra một đại họa.
May cho Hàn Quốc là khẩu pháo này thiếu hệ thống hỗ trợ nạp đạn, trong khi lại dùng đạn lớn nên tốc độ nạp chỉ vào khoảng 2 phát/5 phút. Nhưng nếu Triều Tiên tập trung số lượng lớn pháo kết hợp pháo phản lực cỡ nòng lớn như 240mm, 300mm thì rất khó để Hàn Quốc làm nên điều thần kỳ.
Theo một số nguồn tin, việc tổ chức biên chế triển khai pháo tự hành Koksan theo cấp tiểu đoàn gồm 12 khẩu, 20-30 xe tải (chở đạn, hậu cần), 150-190 binh sĩ. Trong một tiểu đoàn gồm 3-4 khẩu đội pháo và một bộ chỉ huy. Từ 3-6 tiểu đoàn sẽ hợp thành một lữ đoàn pháo tự hành Koksan. Trong tổ chức lữ đoàn sẽ có bộ chỉ huy cũng như bổ sung thêm các đơn vị bám bắt mục tiêu, phòng không, công binh hỗ trợ.
Hiện nay, số lượng pháo Koksan mà Bình Nhưỡng sở hữu vẫn còn là một bí mật. Chuyên gia quốc tế ước đoán, nước này có khả năng sở hữu ít nhất 500 xe pháo Koksan.
Ngoài Koksan, trong cuộc tập trận, Triều Tiên còn sử dụng một số loại pháo tự hành cùng pháo phản lực khác. Ví dụ như lựu pháo tự hành 152mm này.
Pháo phản lực bắn loạt (MLRS) cỡ 240mm – trước khi KN-09 300mm xuất hiện, thì đây là cỡ pháo MLRS lớn nhất của Triều Tiên.
Trận địa pháo phản lực cỡ 122mm.
Đảo mục tiêu tại trường bắn trên biển trúng đạn.