Trong kho trang bị pháo binh hùng mạnh của Quân đội Triều Tiên, ngoài các dàn pháo phản lực đa nòng thì pháo tự hành cũng khiến cho Mỹ - Hàn hết sức e ngại. Một trong những thứ khủng khiếp nhất trong kiểu pháo này của Triều Tiên là pháo tự hành Koksan cỡ nòng 170mm. Khẩu pháo này nếu đặt ở khu phi quân sự DMZ có thể bắn tới tận Seoul.Cũng như nhiều vũ khí khác của Quân đội Triều Tiên, Koksan được chính quyền nước này bảo mật tính năng kĩ thuật rất cao. Mọi thông tin về nó đều chủ yếu có từ nguồn tin tình báo Mỹ hé lộ tới báo chí, cũng như phân tích hình ảnh của các chuyên gia quân sự.Thực tế, ngay đến cả cái tên pháo hiện tại là Koksan và M-1978 đều do tình báo Mỹ đặt tên theo thời điểm, địa điểm mà khẩu pháo xuất hiện. Cái tên thật của loại pháo "khủng" này tới thời điểm hiện tại vẫn còn là điều bí ẩn.Theo tạp chí quân sự Jane's, pháo tự hành Koksan được thiết kế trên cơ sở khung gầm xe tăng Type 59 hoặc T-54/55 mà Triều Tiên sở hữu số lượng lớn.Không rõ kích cỡ tổng thể của khẩu pháo là bao nhiêu, nhưng quan sát bên ngoài có thể thấy là nếu tính nòng pháo thì nó dài khủng khiếp. Toàn bộ khung giá bệ pháo được đặt trên khung gầm tăng, đằng sau được bố trí hai bệ chống để giảm giật.Một số góc ảnh khác cho thấy rằng, toàn bộ phần đặt tháp pháo trên tăng Type 59 được “san phẳng”, khung bệ pháo đặt lùi về phía đuôi xe tăng. Việc thiết kế như vậy có thể vì trọng lượng khẩu pháo quá lớn trong khi khung bệ nhỏ hơn. Cũng chính vì thế mà Koksan tuy là pháo tự hành nhưng nó không thể mang theo đạn dự trữ.Về nguồn gốc khẩu pháo 170mm của Koksan, Jane's nhận định đó vốn là mẫu vũ khí phòng thủ bờ biển cỡ lớn mà Liên Xô viện trợ cho Quân đội Triều Tiên sử dụng. Nó có tầm bắn khoảng 40km với đạn thông thường hoặc 60km với đạn có động cơ trợ lực.Khung bệ pháo quá lớn, cỡ pháo ngoại cỡ khiến cho việc chế tạo trang bị hỗ trợ nạp đạn là điều không tưởng. Chính vì vậy, mà khẩu pháo gần như phải nạp đạn thủ công hoàn toàn. Cho nên, tốc độ bắn pháo của Koksan 170mm là siêu chậm, 1-2 viên/5 phút.Thấy rõ được nhược điểm không mang theo được đạn pháo, trong một số cuộc duyệt binh gần đây, Quân đội Triều Tiên cho ra mắt mẫu siêu pháo tự hành Koksan phiên bản mới đặt trên khung gầm cơ sở loại xe xích dài thân.Theo Jane’s, việc sửa đổi khung gầm khiến cho pháo tự hành Koksan mới mang được thêm 12 viên đạn pháo.Theo một số nguồn tin, việc tổ chức biên chế triển khai pháo tự hành Koksan theo cấp tiểu đoàn gồm 12 khẩu, 20-30 xe tải (chở đạn, hậu cần), 150-190 binh sĩ. Trong một tiểu đoàn gồm 3-4 khẩu đội pháo và một bộ chỉ huy. Từ 3-6 tiểu đoàn sẽ hợp thành một lữ đoàn pháo tự hành Koksan. Trong tổ chức lữ đoàn sẽ có bộ chỉ huy cũng như bổ sung thêm các đơn vị bám bắt mục tiêu, phòng không, công binh hỗ trợ.Không chỉ sản xuất trong nước, Triều Tiên được cho là đã bán số lượng nhỏ pháo tự hành Koksan cho Iran từ năm 1987. Chúng ngay lập tức đã được Iran triển khai thử lửa trong cuộc chiến với Iraq, bằng đạn tăng tầm RAP, Koksan đã giáng bão lửa cho Quân đội Iraq cách đó 60km. Nó trở thành khẩu pháo có tầm bắn xa nhất thế giới thời bấy giờ. Ảnh: Xe bọc thép Mỹ đang kéo một khẩu Koksan mà Quân Iraq thu được từ Iran trong chiến tranh.
Trong kho trang bị pháo binh hùng mạnh của Quân đội Triều Tiên, ngoài các dàn pháo phản lực đa nòng thì pháo tự hành cũng khiến cho Mỹ - Hàn hết sức e ngại. Một trong những thứ khủng khiếp nhất trong kiểu pháo này của Triều Tiên là pháo tự hành Koksan cỡ nòng 170mm. Khẩu pháo này nếu đặt ở khu phi quân sự DMZ có thể bắn tới tận Seoul.
Cũng như nhiều vũ khí khác của Quân đội Triều Tiên, Koksan được chính quyền nước này bảo mật tính năng kĩ thuật rất cao. Mọi thông tin về nó đều chủ yếu có từ nguồn tin tình báo Mỹ hé lộ tới báo chí, cũng như phân tích hình ảnh của các chuyên gia quân sự.
Thực tế, ngay đến cả cái tên pháo hiện tại là Koksan và M-1978 đều do tình báo Mỹ đặt tên theo thời điểm, địa điểm mà khẩu pháo xuất hiện. Cái tên thật của loại pháo "khủng" này tới thời điểm hiện tại vẫn còn là điều bí ẩn.
Theo tạp chí quân sự Jane's, pháo tự hành Koksan được thiết kế trên cơ sở khung gầm xe tăng Type 59 hoặc T-54/55 mà Triều Tiên sở hữu số lượng lớn.
Không rõ kích cỡ tổng thể của khẩu pháo là bao nhiêu, nhưng quan sát bên ngoài có thể thấy là nếu tính nòng pháo thì nó dài khủng khiếp. Toàn bộ khung giá bệ pháo được đặt trên khung gầm tăng, đằng sau được bố trí hai bệ chống để giảm giật.
Một số góc ảnh khác cho thấy rằng, toàn bộ phần đặt tháp pháo trên tăng Type 59 được “san phẳng”, khung bệ pháo đặt lùi về phía đuôi xe tăng. Việc thiết kế như vậy có thể vì trọng lượng khẩu pháo quá lớn trong khi khung bệ nhỏ hơn. Cũng chính vì thế mà Koksan tuy là pháo tự hành nhưng nó không thể mang theo đạn dự trữ.
Về nguồn gốc khẩu pháo 170mm của Koksan, Jane's nhận định đó vốn là mẫu vũ khí phòng thủ bờ biển cỡ lớn mà Liên Xô viện trợ cho Quân đội Triều Tiên sử dụng. Nó có tầm bắn khoảng 40km với đạn thông thường hoặc 60km với đạn có động cơ trợ lực.
Khung bệ pháo quá lớn, cỡ pháo ngoại cỡ khiến cho việc chế tạo trang bị hỗ trợ nạp đạn là điều không tưởng. Chính vì vậy, mà khẩu pháo gần như phải nạp đạn thủ công hoàn toàn. Cho nên, tốc độ bắn pháo của Koksan 170mm là siêu chậm, 1-2 viên/5 phút.
Thấy rõ được nhược điểm không mang theo được đạn pháo, trong một số cuộc duyệt binh gần đây, Quân đội Triều Tiên cho ra mắt mẫu siêu pháo tự hành Koksan phiên bản mới đặt trên khung gầm cơ sở loại xe xích dài thân.
Theo Jane’s, việc sửa đổi khung gầm khiến cho pháo tự hành Koksan mới mang được thêm 12 viên đạn pháo.
Theo một số nguồn tin, việc tổ chức biên chế triển khai pháo tự hành Koksan theo cấp tiểu đoàn gồm 12 khẩu, 20-30 xe tải (chở đạn, hậu cần), 150-190 binh sĩ. Trong một tiểu đoàn gồm 3-4 khẩu đội pháo và một bộ chỉ huy. Từ 3-6 tiểu đoàn sẽ hợp thành một lữ đoàn pháo tự hành Koksan. Trong tổ chức lữ đoàn sẽ có bộ chỉ huy cũng như bổ sung thêm các đơn vị bám bắt mục tiêu, phòng không, công binh hỗ trợ.
Không chỉ sản xuất trong nước, Triều Tiên được cho là đã bán số lượng nhỏ pháo tự hành Koksan cho Iran từ năm 1987. Chúng ngay lập tức đã được Iran triển khai thử lửa trong cuộc chiến với Iraq, bằng đạn tăng tầm RAP, Koksan đã giáng bão lửa cho Quân đội Iraq cách đó 60km. Nó trở thành khẩu pháo có tầm bắn xa nhất thế giới thời bấy giờ. Ảnh: Xe bọc thép Mỹ đang kéo một khẩu Koksan mà Quân Iraq thu được từ Iran trong chiến tranh.