Trong chiến tranh thế giới thứ 2, ngoài dòng pháo chống tăng đáng sợ ISU-152, Liên Xô còn phát triển dòng pháo tự hành thứ 2 với vai trò chiến đấu tương tự ISU-152 nhưng sở hữu khẩu pháo có tốc độ bắn nhanh hơn dù sức công phá bị giảm bớt. Đó là pháo chống tăng ISU-122 do nhà máy Chelyabinsk Kirov sản xuất từ tháng 12/1943.ISU-122 được sử dụng với vai trò là khẩu pháo tấn công mạnh mẽ, một khẩu pháo tự hành và là một khẩu pháo chống tăng tầm xa, tương tự với dòng pháo hạng nặng SU-152 và ISU-152.Tuy nhiên, thực tế trong chiến đấu thì ISU-122 nghiêng về ứng dụng là vũ khí chống tăng tự hành nhiều hơn, trong khi họ SU/ISU-152 nghiêng về vai trò pháo tự hành tấn công.Không có những ghi nhận cụ thể trong lịch sử tham chiến của pháo chống tăng ISU-122 mà chỉ có những đánh giá mang tính chung chung. Các chỉ huy Hồng quân nhận định rằng, ISU-122 là khẩu pháo tấn công rất tốt, với đạn OF-471 nó có thể thổi bay đội hình bộ binh cố thủ trong các tòa nhà kiên cố.Tuy nhiên, trong tác chiến đô thị, khẩu pháo nòng dài 122mm khiến cho ISU-122 vận hành đôi lúc khó khăn, không thực sự cơ động.Trong khi họ SU/ISU sử dụng khẩu đại pháo ML-20S 152mm có sức công phá rợn người thì ISU-122 lại sử dụng pháo cỡ nòng 122mm A-19S với 30 viên đạn. Khẩu pháo tuy sức nổ kém hơn 152mm nhưng đổi lại tốc độ bắn nhanh hơn, lên tới 2,5 phát/phút với khóa nòng piston thủ công.Có 1.735 chiếc ISU-122 được sản xuất với nòng A-19S, trong khi 675 chiếc sau đó (định danh là ISU-122S) sử dụng nòng pháo D-25S 122mm của tăng hạng nặng IS-2 được cải tiến đáng kể về tốc độ bắn lên tới 4 phát/phút trong khi sức mạnh không đổi.Pháo chống tăng ISU-122 trang bị nòng pháo A-19S hoặc D-25S đều có góc nâng nòng là 18 độ, trang bị kính ngắm ST-18 hoặc Tsh-17, tầm bắn hiệu quả khoảng 1,5km (trong khi ISU-152 chỉ là 900m), tầm bắn xa nhất khi tác xạ trực tiếp là 5km.Pháo chống tăng tự hành ISU-122 sử dụng khung gầm cơ sở giống ISU-152, mặt trước bọc giáp thép dày 90mm, giáp bọc quanh ụ pháo lên tới 120mm. Lớp giáp này cho phép ISU chống chịu hầu hết các loại đạn chống tăng của Đức quốc xã.Trong khi hai bên hông xe dày khoảng 90mm.ISU-122 trang bị động cơ diesel V-2IS công suất 520 mã lực cho tốc độ tối đa 37km/h, dự trữ hành trình 220km.Nòng pháo 122mm của pháo tự hành ISU-122 được trang bị đạn xuyên giáp OF-471 nặng tới 25kg, sơ tốc 800m/s, mang 3kg thuốc nổ TNT đủ sức xé toạc mọi mẫu tăng của quân phát xít, còn nếu không xuyên phá thì sức nổ cũng tạo nên những chấn động khủng khiếp với kíp lái khiến họ bị nội thương hoặc choáng váng, mất tinh thần.
Trong chiến tranh thế giới thứ 2, ngoài dòng pháo chống tăng đáng sợ ISU-152, Liên Xô còn phát triển dòng pháo tự hành thứ 2 với vai trò chiến đấu tương tự ISU-152 nhưng sở hữu khẩu pháo có tốc độ bắn nhanh hơn dù sức công phá bị giảm bớt. Đó là pháo chống tăng ISU-122 do nhà máy Chelyabinsk Kirov sản xuất từ tháng 12/1943.
ISU-122 được sử dụng với vai trò là khẩu pháo tấn công mạnh mẽ, một khẩu pháo tự hành và là một khẩu pháo chống tăng tầm xa, tương tự với dòng pháo hạng nặng SU-152 và ISU-152.
Tuy nhiên, thực tế trong chiến đấu thì ISU-122 nghiêng về ứng dụng là vũ khí chống tăng tự hành nhiều hơn, trong khi họ SU/ISU-152 nghiêng về vai trò pháo tự hành tấn công.
Không có những ghi nhận cụ thể trong lịch sử tham chiến của pháo chống tăng ISU-122 mà chỉ có những đánh giá mang tính chung chung. Các chỉ huy Hồng quân nhận định rằng, ISU-122 là khẩu pháo tấn công rất tốt, với đạn OF-471 nó có thể thổi bay đội hình bộ binh cố thủ trong các tòa nhà kiên cố.
Tuy nhiên, trong tác chiến đô thị, khẩu pháo nòng dài 122mm khiến cho ISU-122 vận hành đôi lúc khó khăn, không thực sự cơ động.
Trong khi họ SU/ISU sử dụng khẩu đại pháo ML-20S 152mm có sức công phá rợn người thì ISU-122 lại sử dụng pháo cỡ nòng 122mm A-19S với 30 viên đạn. Khẩu pháo tuy sức nổ kém hơn 152mm nhưng đổi lại tốc độ bắn nhanh hơn, lên tới 2,5 phát/phút với khóa nòng piston thủ công.
Có 1.735 chiếc ISU-122 được sản xuất với nòng A-19S, trong khi 675 chiếc sau đó (định danh là ISU-122S) sử dụng nòng pháo D-25S 122mm của tăng hạng nặng IS-2 được cải tiến đáng kể về tốc độ bắn lên tới 4 phát/phút trong khi sức mạnh không đổi.
Pháo chống tăng ISU-122 trang bị nòng pháo A-19S hoặc D-25S đều có góc nâng nòng là 18 độ, trang bị kính ngắm ST-18 hoặc Tsh-17, tầm bắn hiệu quả khoảng 1,5km (trong khi ISU-152 chỉ là 900m), tầm bắn xa nhất khi tác xạ trực tiếp là 5km.
Pháo chống tăng tự hành ISU-122 sử dụng khung gầm cơ sở giống ISU-152, mặt trước bọc giáp thép dày 90mm, giáp bọc quanh ụ pháo lên tới 120mm. Lớp giáp này cho phép ISU chống chịu hầu hết các loại đạn chống tăng của Đức quốc xã.
Trong khi hai bên hông xe dày khoảng 90mm.
ISU-122 trang bị động cơ diesel V-2IS công suất 520 mã lực cho tốc độ tối đa 37km/h, dự trữ hành trình 220km.
Nòng pháo 122mm của pháo tự hành ISU-122 được trang bị đạn xuyên giáp OF-471 nặng tới 25kg, sơ tốc 800m/s, mang 3kg thuốc nổ TNT đủ sức xé toạc mọi mẫu tăng của quân phát xít, còn nếu không xuyên phá thì sức nổ cũng tạo nên những chấn động khủng khiếp với kíp lái khiến họ bị nội thương hoặc choáng váng, mất tinh thần.