Theo báo chí Armenia, từ cuối tháng 1/2016, chính phủ Armenia đã đạt được các thỏa thuận với Nga về việc cung cấp các tổ hợp tên lửa đạn đạo Iskander và tiêm kích Su-30 cho quân đội nước này.Theo một số nguồn tin, các cuộc đàm phán cung cấp Iskander-M đã được thực hiện từ giữa năm 2015 nhưng không thấy hé lộ thông tin gì. Một số nguồn tin khác thì cho rằng, vài đơn vị Iskander có thể đã hiện diện ở Armenia. Nhưng chưa có bằng chứng xác nhận.9K720 Iskander là một loại tên lửa đạn đạo chiến dịch - chiến thuật di động. Nó được thiết kế để phá hủy các loại vũ khí, khí tài, trung tâm thông tin - chỉ huy, máy bay chiến đấu trú đỗ tại sân bay, các trận địa phòng không và phòng thủ tên lửa, cũng như các mục tiêu trọng yếu khác của đối phương ở mọi thời điểm trong suốt chiều sâu chiến dịch và mọi điều kiện khí hậu thời tiết, đồng thời duy trì khả năng chiến đấu trước các loại vũ khí chế áp thông thường, vũ khí chính xác cao, vũ khí xạ-sinh-hoá, vũ khí phòng chống tên lửa và tác chiến điện tử của đối phương.Cấu hình của một tổ hợp tên lửa đạn đạo Iskander gồm: Xe mang phóng tự hành 9P78; xe chở đạn (trang bị cần cẩu để nạp đạn lên bệ phóng) 9T250; xe chỉ huy; xe đảm bảo tham số phóng; xe bảo dưỡng kỹ thuật và xe hỗ trợ khác.Về đạn tên lửa, phiên bản sử dụng trong Quân đội Nga được định danh là Iskander-M trang bị đạn 9M273 đạt tầm bắn khoảng 500km. Phiên bản này được cho là không thế xuất khẩu vì vi phạm hiệp ước MTCR. Nếu cung cấp cho Armenia, đó chỉ có thể là biến thể Iskander-E giới hạn tầm bắn ở 280km.Dù là phiên bản xuất khẩu, nhưng tên lửa Iskander-E vẫn hội tụ đủ đặc tính của siêu đạn Iskander-M. Nó được trang bị động cơ nhiên liệu rắn 2 giai đoạn tích hợp khả năng kiểm soát vector lực đẩy giúp tên lửa cơ động hơn, nhưng tốc độ bay chỉ đạt 2.100m/s.Đạn tên lửa hệ thống Iskander có trọng lượng khoảng 3,8-4 tấn, dài 7,3m, đường kính thân 0,92m, có thể lắp đầu nổ phá mảnh thường nặng 480-700kg hoặc đầu đạn xung điện từ EMP, đầu đạn nhiệt áp.Tên lửa Iskander có thể “bay lượn như chim” để tránh các hệ thống phòng thủ của đối phương, bản thân Iskander là một tên lửa “bán đạn đạo” nó chỉ hoạt động ở độ cao tối đa 50km cách mặt đất. Các tên lửa đạn đạo đều có quỹ đạo bay hình vòng cung nên khi tên lửa lên đến độ cao nhất định quỹ đạo bay của nó có thể bị đọc bởi các radar phòng thủ tên lửa.Dù bị lược giảm, tên lửa đạn đạo Iskander-E vẫn sở hữu công nghệ dẫn hướng nhờ vào hệ thống định vị vệ tinh và quán tính GPS/GLONASS và phối hợp với đầu tự dẫn quang học DSMAC ở pha cuối.Đầu đạn quang học của Iskander có thể được điều khiển bằng sóng radio mã hóa từ các máy bay chỉ huy và kiểm soát trên không hay UAV. Một khi hình ảnh về khu vực mục tiêu được đầu đạn quang học ghi nhận và khóa vào hệ thống điều khiển của nó thì mục tiêu coi như “cá nằm trên thớt”.Với Iskander, Armenia tin rằng sẽ có tác động đáng kể đối với cán cân quân sự trong cuộc xung đột âm ỉ ở Nagorno Karabakh với Azerbaijan.
Theo báo chí Armenia, từ cuối tháng 1/2016, chính phủ Armenia đã đạt được các thỏa thuận với Nga về việc cung cấp các tổ hợp tên lửa đạn đạo Iskander và tiêm kích Su-30 cho quân đội nước này.
Theo một số nguồn tin, các cuộc đàm phán cung cấp Iskander-M đã được thực hiện từ giữa năm 2015 nhưng không thấy hé lộ thông tin gì. Một số nguồn tin khác thì cho rằng, vài đơn vị Iskander có thể đã hiện diện ở Armenia. Nhưng chưa có bằng chứng xác nhận.
9K720 Iskander là một loại tên lửa đạn đạo chiến dịch - chiến thuật di động. Nó được thiết kế để phá hủy các loại vũ khí, khí tài, trung tâm thông tin - chỉ huy, máy bay chiến đấu trú đỗ tại sân bay, các trận địa phòng không và phòng thủ tên lửa, cũng như các mục tiêu trọng yếu khác của đối phương ở mọi thời điểm trong suốt chiều sâu chiến dịch và mọi điều kiện khí hậu thời tiết, đồng thời duy trì khả năng chiến đấu trước các loại vũ khí chế áp thông thường, vũ khí chính xác cao, vũ khí xạ-sinh-hoá, vũ khí phòng chống tên lửa và tác chiến điện tử của đối phương.
Cấu hình của một tổ hợp tên lửa đạn đạo Iskander gồm: Xe mang phóng tự hành 9P78; xe chở đạn (trang bị cần cẩu để nạp đạn lên bệ phóng) 9T250; xe chỉ huy; xe đảm bảo tham số phóng; xe bảo dưỡng kỹ thuật và xe hỗ trợ khác.
Về đạn tên lửa, phiên bản sử dụng trong Quân đội Nga được định danh là Iskander-M trang bị đạn 9M273 đạt tầm bắn khoảng 500km. Phiên bản này được cho là không thế xuất khẩu vì vi phạm hiệp ước MTCR. Nếu cung cấp cho Armenia, đó chỉ có thể là biến thể Iskander-E giới hạn tầm bắn ở 280km.
Dù là phiên bản xuất khẩu, nhưng tên lửa Iskander-E vẫn hội tụ đủ đặc tính của siêu đạn Iskander-M. Nó được trang bị động cơ nhiên liệu rắn 2 giai đoạn tích hợp khả năng kiểm soát vector lực đẩy giúp tên lửa cơ động hơn, nhưng tốc độ bay chỉ đạt 2.100m/s.
Đạn tên lửa hệ thống Iskander có trọng lượng khoảng 3,8-4 tấn, dài 7,3m, đường kính thân 0,92m, có thể lắp đầu nổ phá mảnh thường nặng 480-700kg hoặc đầu đạn xung điện từ EMP, đầu đạn nhiệt áp.
Tên lửa Iskander có thể “bay lượn như chim” để tránh các hệ thống phòng thủ của đối phương, bản thân Iskander là một tên lửa “bán đạn đạo” nó chỉ hoạt động ở độ cao tối đa 50km cách mặt đất. Các tên lửa đạn đạo đều có quỹ đạo bay hình vòng cung nên khi tên lửa lên đến độ cao nhất định quỹ đạo bay của nó có thể bị đọc bởi các radar phòng thủ tên lửa.
Dù bị lược giảm, tên lửa đạn đạo Iskander-E vẫn sở hữu công nghệ dẫn hướng nhờ vào hệ thống định vị vệ tinh và quán tính GPS/GLONASS và phối hợp với đầu tự dẫn quang học DSMAC ở pha cuối.
Đầu đạn quang học của Iskander có thể được điều khiển bằng sóng radio mã hóa từ các máy bay chỉ huy và kiểm soát trên không hay UAV. Một khi hình ảnh về khu vực mục tiêu được đầu đạn quang học ghi nhận và khóa vào hệ thống điều khiển của nó thì mục tiêu coi như “cá nằm trên thớt”.
Với Iskander, Armenia tin rằng sẽ có tác động đáng kể đối với cán cân quân sự trong cuộc xung đột âm ỉ ở Nagorno Karabakh với Azerbaijan.