Trong chiến trang bảo vệ Tổ quốc, việc cơ động lực lượng binh khí kỹ thuật vượt qua các chướng ngại vật, địa hình tự nhiên phức tạp, vật cản nổ, vật cản không nổ do đối phương tạo ra để đến vị trí tác chiến có ý nghĩa vô cùng quan trọng, góp phần bảo đảm cho chiến dịch thành công. Một trong những nội dung phức tạp, khó khăn nhất là đưa lực lượng và trang bị hạng nặng từ căn cứ, hậu phương vượt vật cản nước đến khu vực tác chiến.
Để đưa được lực lượng, phương tiện vũ khí hạng nặng như: xe tăng,
pháo phản lực, pháo tự hành, tổ hợp
tên lửa đối không, tên lửa bờ… vượt chướng ngại nước thì tùy vào độ rộng của chướng ngại nước mà lực lượng công binh tổ chức các trang bị, khí tài bảo đảm vượt cho phụ hợp.
|
2 phà tự hành GSP chuẩn bị triển khai để đưa xe tăng T-54 vượt sông trong cuộc diễn tập tại thao trường Sư đoàn 390.
|
Nếu độ rộng chướng ngại không lớn, điều kiện tự nhiên và phương tiện cho phép, lực lượng công binh có thể bố trí các thiết bị vượt sông hạng nhẹ như: Cầu TMM, thiết bị vượt sông nhẹ. Nếu độ rộng chướng ngại nước lớn, lưu tốc dòng chảy mạnh, lực lượng công binh sử dụng các loại khí tài vượt sông như: Cầu phao CN-01, cầu phao PMP…
Tuy nhiên, trong điều kiện gần đối phương, bị đối phương tìm mọi cách ngăn cản bằng các loại hỏa lực, yêu cầu vượt chướng ngại nước gấp thì lực lượng công binh có thể sử dụng các khí tài vượt sông khác như PTS và GSP.
Trong khuôn khổ bài viết này, Báo Điện tử Kiến thức xin giới thiệu một số tính năng kỹ, chiến thuật của phương tiện vượt sông GSP mà Lữ đoàn Công binh 299 (Quân đoàn 1) vừa tổ chức diễn tập mới đây tại thao trường Sư đoàn 390.
GSP có tên gọi là phà xích tự hành, là một loại khí tài đảm bảo vượt sông do Liên Xô sản xuất và được trang bị cho lực lượng Công binh Việt Nam từ những năm 1980. Thiết bị này có thể chuyên chở được xe tăng hạng nặng, hạng trung, pháo tự hành và xe tăng hạng trung có con lăn phá mìn nhanh, trong điều kiện đêm tối, trời mưa, sương mù, bảo đảm bí mật.
|
Mở phao, chuẩn bị ghép phà.
|
Phà tự hành GSP có tải trọng giới hạn 52 tấn. Trọng lượng phà (không có kíp sử dụng) vào khoảng 34,6 tấn. Phà có chiều dài 12m, có chiều rộng khi mở thuyền 12,63m, chiều rộng khi mở vệt cầu là 21,54m và sức nổi khi có tải của phà đạt 52 tấn.
GSP được bố trí
động cơ Điezen 4 kỳ, kiểu V6K, có công suất 240 mã lực. Phà di chuyển trên cạn bằng bánh xích, như với các loại xe bánh xích thông thường với tốc độ trung bình: Đường nhựa là 40km/giờ; đường đất khoảng 16km/giờ.
Phà tự hành GSP có thể di chuyển ở nơi đường gập nước có dốc lên tới 25 độ và lên bờ dốc 20 độ. Phà có khả năng vượt dốc trong điều kiện nền đường khô, đất nền cứng lên tới 150 độ, đồng thời có khả năng vượt các hào rộng 2,5m, vượt tường cao 0,65m.
|
Chuẩn bị vệt cầu tiếp cận bờ để đưa phương tiện lên phà tự hành.
|
Phà tự hành GSP hoạt động và di chuyển dưới nước nhờ vào 2 chân vịt bố trí ở phía sau, tương tự như một ca nô quân sự khác. Tốc độ di chuyển dưới nước không tải vào khoảng 10-11km/giờ. Tốc độ di chuyển có tải dưới 52 tấn vào khoảng 6-8km/giờ. Phà có thể di chuyển trong điều kiện lưu tốc dòng chảy và lưu tốc nước nhỏ hơn 2,5m/giây trở xuống. Trong một giờ làm việc, động cơ tiêu thụ khoảng 30 đến 35 lít nhiên liệu.
Kíp phà gồm 2 chiếc và có 6 người sử dụng (1 chỉ huy, 2 lái phà và 3 chiến sĩ phục vụ). Để chuyên chở được một xe tăng thì cần 2 phà tự hành GSP phối hợp.
|
Xe tăng T-54 lên phà tự hành GSP.
|
Khi phà tự hành xuống nước, hai thuyền ở trên nóc của phà sẽ được mở ra thông qua hệ thống nâng hạ bằng thủy lực. Người chỉ huy sẽ ra hiệu cho hai phà tiến sát lại nhau và liên kết lại thông qua các hệ thống chốt giữ đặc chủng. Sau đó các vệt cầu lên xuống được hạ. Khi các điều kiện đã ổn định, người chỉ huy cho phà vào sát bờ và sẵn sàng đón phương tiện lên phà, chở vượt qua chướng ngại nước.