Ngày 17/11, triển lãm hàng không quốc tế Dubai lần thứ 13 đã được khai mạc tại thành phố Dubai (thuộc Các Tiểu Vương quốc A Rập Thống nhất – UAE). Hơn 1.000 doanh nghiệp đến từ các nước trên thế giới tham dự triển lãm lần này, trong đó có hơn 200 doanh nghiệp lần đầu tiên tham gia triển lãm.
Đội bay biểu diễn Al Fusan trang bị máy bay phản lực cận âm MB-339 của Không quân UAE trong màn bay nhào lộn tại triển lãm Dubai.
Tiêm kích đa năng Mirage 2000-9 Không quân UAE biểu diễn.
Nếu triển lãm hàng không lớn ở Nga hay châu Âu là sân chơi của nhiều máy bay Nga, thì ở Dubai là sân chơi biểu diễn máy bay phương Tây. Trong ảnh là tiêm kích đa năng Eurofighter Typhoon của Anh.
Tiêm kích đa năng Dassault Rafale của Pháp.
Tiêm kích đa năng F/A-18 trong màn bay biểu diễn trên bầu trời thành phố hoa lệ Dubai.
Trực thăng vận tải hạng nặng CH-47 của Không quân UAE tại bãi trưng bày ngoài trời. Máy bay vận tải hạng nặng lớn nhất Không quân Mỹ C-17 Globalmaster III trưng bày tại triển lãm. Nó có thể chở hơn 70 tấn hàng hóa gồm xe tăng, xe bọc thép chiến đấu, trực thăng…đi xa 4.000-8.000km.
Trong ảnh là trực thăng chiến đấu AH-64 Apache của Lục quân UAE.
Trực thăng Bell AH-1Z Viper của Lính thủy Đánh bộ Mỹ trưng bày tại triển lãm.
Máy bay vận tải đa năng độc đáo MV-22 Osprey của Lính thủy Đánh bộ Mỹ.
Tại khu vực ngoài trời, máy bay quân sự của Quân đội Mỹ chiếm một không gian lớn, với các loại gồm: tiêm kích đa năng F/A-18E/F, F-15; trực thăng đa năng UH-60, CH-47; trực thăng chiến đấu và máy bay độc đáo Osprey.
Máy bay trinh sát không người lái “đầu búa” P.1HH Hammerhead của hãng Piaggio Aero và Selex, Italy tại triển lãm Dubai.
Máy bay chuyên dùng hoạt động tác chiến đặc biệt MC-27J do hãng Alenia Aermacchi (Italy) sản xuất. Máy bay cường kích hạng nhẹ AT-6 Texan II của hãng Beechcraft (Mỹ) trưng bày tại triển lãm Dubai. Đây là biến thể của mẫu máy bay huấn luyện sơ cấp T-6 Texan II. Tiêm kích đa năng giá cực rẻ JF-17 Thunder do Pakistan và Trung Quốc hợp tác sản xuất. Hai nước này đang ra sức tiếp thị JF-17 tới các thị trường tiềm năng. Xe bọc thép chống mìn do UAE tự sản xuất. Hệ thống pháo tự động cao tốc trưng bày tại triển lãm.
Tên lửa chống tăng có điều khiển Brimstone và tên lửa đối không MICA tại gian trưng bày của tập đoàn MBDA.
Một vị khách quốc tế đội mũ bay có hệ thống hiển thị mục tiêu trên kính mũ do Tập đoàn BAE System chế tạo.
Vị khách Ả Rập hứng thú trải nghiệm cảm giác trên buồng lái tiêm kích đa năng Typhoon.
Mô hình tên lửa không đối không tầm trung – xa AIM-120 của Mỹ.
Ngày 17/11, triển lãm hàng không quốc tế Dubai lần thứ 13 đã được khai mạc tại thành phố Dubai (thuộc Các Tiểu Vương quốc A Rập Thống nhất – UAE). Hơn 1.000 doanh nghiệp đến từ các nước trên thế giới tham dự triển lãm lần này, trong đó có hơn 200 doanh nghiệp lần đầu tiên tham gia triển lãm.
Đội bay biểu diễn Al Fusan trang bị máy bay phản lực cận âm MB-339 của Không quân UAE trong màn bay nhào lộn tại triển lãm Dubai.
Tiêm kích đa năng Mirage 2000-9 Không quân UAE biểu diễn.
Nếu triển lãm hàng không lớn ở Nga hay châu Âu là sân chơi của nhiều máy bay Nga, thì ở Dubai là sân chơi biểu diễn máy bay phương Tây. Trong ảnh là tiêm kích đa năng Eurofighter Typhoon của Anh.
Tiêm kích đa năng Dassault Rafale của Pháp.
Tiêm kích đa năng F/A-18 trong màn bay biểu diễn trên bầu trời thành phố hoa lệ Dubai.
Trực thăng vận tải hạng nặng CH-47 của Không quân UAE tại bãi trưng bày ngoài trời.
Máy bay vận tải hạng nặng lớn nhất Không quân Mỹ C-17 Globalmaster III trưng bày tại triển lãm. Nó có thể chở hơn 70 tấn hàng hóa gồm xe tăng, xe bọc thép chiến đấu, trực thăng…đi xa 4.000-8.000km.
Trong ảnh là trực thăng chiến đấu AH-64 Apache của Lục quân UAE.
Trực thăng Bell AH-1Z Viper của Lính thủy Đánh bộ Mỹ trưng bày tại triển lãm.
Máy bay vận tải đa năng độc đáo MV-22 Osprey của Lính thủy Đánh bộ Mỹ.
Tại khu vực ngoài trời, máy bay quân sự của Quân đội Mỹ chiếm một không gian lớn, với các loại gồm: tiêm kích đa năng F/A-18E/F, F-15; trực thăng đa năng UH-60, CH-47; trực thăng chiến đấu và máy bay độc đáo Osprey.
Máy bay trinh sát không người lái “đầu búa” P.1HH Hammerhead của hãng Piaggio Aero và Selex, Italy tại triển lãm Dubai.
Máy bay chuyên dùng hoạt động tác chiến đặc biệt MC-27J do hãng Alenia Aermacchi (Italy) sản xuất.
Máy bay cường kích hạng nhẹ AT-6 Texan II của hãng Beechcraft (Mỹ) trưng bày tại triển lãm Dubai. Đây là biến thể của mẫu máy bay huấn luyện sơ cấp T-6 Texan II.
Tiêm kích đa năng giá cực rẻ JF-17 Thunder do Pakistan và Trung Quốc hợp tác sản xuất. Hai nước này đang ra sức tiếp thị JF-17 tới các thị trường tiềm năng.
Xe bọc thép chống mìn do UAE tự sản xuất.
Hệ thống pháo tự động cao tốc trưng bày tại triển lãm.
Tên lửa chống tăng có điều khiển Brimstone và tên lửa đối không MICA tại gian trưng bày của tập đoàn MBDA.
Một vị khách quốc tế đội mũ bay có hệ thống hiển thị mục tiêu trên kính mũ do Tập đoàn BAE System chế tạo.
Vị khách Ả Rập hứng thú trải nghiệm cảm giác trên buồng lái tiêm kích đa năng Typhoon.
Mô hình tên lửa không đối không tầm trung – xa AIM-120 của Mỹ.