Các nhân viên bảo vệ sứ quán Mỹ vốn là cựu học viên từ các đơn vị quân đội tinh nhuệ của Mỹ thường thích các loại vũ khí cùng họ với các loại súng trong quân đội. Chẳng hạn như SCAR-L hoặc súng trường tấn công M-4 cỡ đạn 5,56mm. Nếu muốn nâng tầm một chút, họ có thể sử dụng SCAR-H hoặc M-14 sử dụng đạn cỡ 7,62mm.Tuy nhiên không phải lúc nào các nhân viên bảo vệ cho các đại sứ quán cũng nhận được giấy phép xuất nhập khẩu cần thiết để mang vũ khí Mỹ vào khu vực hoạt động của mình. Vì vậy đôi khi họ cũng sử dụng vũ khí từ nguồn cung cấp địa phương.Điều này dẫn tới việc ở một số đại sứ quán Mỹ cũng sử dụng súng AK Kalashnikov. Điều này đặc biệt phổ biến trong những năm 2000 ở Iraq khi Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu thuê các công ty tư nhân về an ninh ở nước ngoài bảo vệ sứ quán nhưng vẫn chưa cấp giấy phép cho họ để nhập khẩu vũ khí Mỹ.Trong khi các công ty bảo vệ an ninh tư nhân thường chỉ được cho phép với các vũ khí nhẹ nhưng đôi khi họ cũng được ủy quyền các loại súng phóng lựu như M203 hay M320. Các súng phóng lựu này là một trong những vũ khí hiệu quả nhất của các lực lượng bảo vệ.Shotgun có thể được nạp đạn chì để làm tê liệt các đối tượng trong một khu vực hạn chế hoặc ngay lập tức hạ gục một mục tiêu duy nhất. Nó cũng giúp các nhân viên bảo vệ nhanh chóng mở khóa cửa nếu họ cần phải sơ tán các quan chức sứ quán.Trong một số trường hợp nhất định, các nhân viên bảo vệ sứ quán cũng được phép sử dụng súng máy. Tại Iraq, nhân viên bảo vệ sứ quán sử dụng súng trung liên RPK còn tại Benghazi, họ sử dụng một phiên bản sửa đổi của M249 với tên gọi là Mk46.
Các nhân viên bảo vệ sứ quán Mỹ vốn là cựu học viên từ các đơn vị quân đội tinh nhuệ của Mỹ thường thích các loại vũ khí cùng họ với các loại súng trong quân đội. Chẳng hạn như SCAR-L hoặc súng trường tấn công M-4 cỡ đạn 5,56mm. Nếu muốn nâng tầm một chút, họ có thể sử dụng SCAR-H hoặc M-14 sử dụng đạn cỡ 7,62mm.
Tuy nhiên không phải lúc nào các nhân viên bảo vệ cho các đại sứ quán cũng nhận được giấy phép xuất nhập khẩu cần thiết để mang vũ khí Mỹ vào khu vực hoạt động của mình. Vì vậy đôi khi họ cũng sử dụng vũ khí từ nguồn cung cấp địa phương.
Điều này dẫn tới việc ở một số đại sứ quán Mỹ cũng sử dụng súng AK Kalashnikov. Điều này đặc biệt phổ biến trong những năm 2000 ở Iraq khi Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu thuê các công ty tư nhân về an ninh ở nước ngoài bảo vệ sứ quán nhưng vẫn chưa cấp giấy phép cho họ để nhập khẩu vũ khí Mỹ.
Trong khi các công ty bảo vệ an ninh tư nhân thường chỉ được cho phép với các vũ khí nhẹ nhưng đôi khi họ cũng được ủy quyền các loại súng phóng lựu như M203 hay M320. Các súng phóng lựu này là một trong những vũ khí hiệu quả nhất của các lực lượng bảo vệ.
Shotgun có thể được nạp đạn chì để làm tê liệt các đối tượng trong một khu vực hạn chế hoặc ngay lập tức hạ gục một mục tiêu duy nhất. Nó cũng giúp các nhân viên bảo vệ nhanh chóng mở khóa cửa nếu họ cần phải sơ tán các quan chức sứ quán.
Trong một số trường hợp nhất định, các nhân viên bảo vệ sứ quán cũng được phép sử dụng súng máy. Tại Iraq, nhân viên bảo vệ sứ quán sử dụng súng trung liên RPK còn tại Benghazi, họ sử dụng một phiên bản sửa đổi của M249 với tên gọi là Mk46.