Ngày Xe tăng là hoạt động thường niên của Bảo tàng Lesany diễn ra vào cuối tháng 8 – đầu tháng 9 hàng năm với sự tham gia của phương tiện quân sự mà bảo tàng lưu giữ. Hiện nay, Lesany lưu giữ khoảng 700 xe tăng, pháo, xe mô tô, xe bọc thép, xe tải, hệ thống tên lửa...được chế tạo từ năm 1890 tới tận ngày nay.
Ngoài sự trình diễn phương tiện chiến tranh hiện đại, điểm lý thú nhất trong Ngày Xe tăng hàng năm đó là sự xuất hiện của phương tiện có từ thời Chiến tranh Thế giới thứ nhất, thứ 2 với hình dáng “kỳ cục”. Trong ảnh là mẫu xe tăng hạng nhẹ Panzerkampfwagen 35(t) do Công ty Skoda (Czech) phát triển nhưng lại chủ yếu được sử dụng bởi Phát xít Đức. Mẫu xe tăng này có thân hình “mi nhon” với tổng trọng lượng 10,5 tấn, dài chỉ 4,9m, rộng 2,06m và cao 2,37m, kíp lái 4 người. Xe trang bị một khẩu pháo 37mm và 2 đại liên 7,92mm, bọc giáp dày 8-35mm.
Xe tăng hạng trung Panzerkampfwagen 38(t) do Công ty CKD (Czech) sản xuất và cung cấp chủ yếu cho Phát xít Đức. Chiếc xe có trọng lượng gần 10 tấn, dài 4,61m, rộng 2,13m, cao 2,2m. Với kích thước này, những người đàn ông thời nay thật khó có thể ngồi một cách thoải mái nhất bên trong xe. Panzerkampfwagen 38(t) bọc giáp dày 8-30mm, lắp pháo 37mm và 2 đại liên 7,92mm.
Xe bọc thép chở quân kiểu half-track (kết hợp bánh lốp và bánh xích) Sd.Kfz.251 do Đức sản xuất và sử dụng rộng rãi trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Xe ô tô bọc thép hạng nhẹ M8 do Công ty Ford (Mỹ) chế tạo dùng chủ yếu trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Chiếc xe nặng 8,6 tấn, dài 5m, rộng 2,53m, cao 2,26m, kíp xe 4 người. Xe được trang bị một pháo 37mm và đại liên 12,7mm. Đáng lưu ý, M8 từng được sử dụng trong Quân đội Nhân dân Việt Nam từ giữa những năm 1950 (thu được từ quân Pháp).
Xe tăng siêu nhẹ (hay gọi là Tankette) Stridsvagn m/37 do Công ty CKD (Czech) chế tạo, chủ yếu dùng trong Quân đội Thụy Điển. Loại xe này nặng 4,5 tấn, dài 3,4m, rộng 1,85m, cao 1,95m, kíp lái 2 người. Xe được bọc giáp dày 6-15mm, trang bị 2 súng máy 8mm.
Pháo tự hành diệt tăng hạng nhẹ Jagdpanzer 38(t) do Cục thiết kế Skoda (Czech) phát triển, dùng chủ yếu trong Quân đội Phát xít Đức. Loại pháo tự hành này nặng 15,75 tấn, dài 6,38m, rộng 2,63m, cao 2,17m. Jagdpanzer 38(t) được trang bị một pháo chính cỡ 75mm PaK 39 L/48 (cơ số đạn 41 viên).
Xe tăng siêu nhẹ (Tankette) T-27 của Hồng quân Liên Xô được dùng chủ yếu trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Mẫu xe này nặng vẻn vẹn 2,7 tấn, dài 2,6m, rộng 1,83m, cao 1,44m. Xe bọc giáp dày 6-10mm, vũ khí chính có đại liên 7,62mm. Tuy kíp lái 2 người nhưng chỉ một người (trong ảnh) ngồi gần trọn cabin chiếc xe tăng siêu nhẹ.
Bên cạnh những phương tiện chiến tranh cổ, Bảo tàng Lesany cũng lưu giữ khá nhiều mẫu xe tăng, xe bọc thép chiến đấu hiện đại. Trong ảnh là xe tăng chiến đấu chủ lực T-72M4CZ do Czech tự nâng cấp với hệ thống động cơ của Anh, trang bị giáp ERA, hệ thống lade cảnh báo do Ba Lan cung cấp và nhiều khí tài khác do Czech sản xuất.
Cách chiếc T-72M4CZ không xa là dàn xe tăng Merkava Mk1, xe chiến đấu bộ binh BMP-1 và nhiều loại xe bọc thép khác.
Ngày Xe tăng là hoạt động thường niên của Bảo tàng Lesany diễn ra vào cuối tháng 8 – đầu tháng 9 hàng năm với sự tham gia của phương tiện quân sự mà bảo tàng lưu giữ. Hiện nay, Lesany lưu giữ khoảng 700 xe tăng, pháo, xe mô tô, xe bọc thép, xe tải, hệ thống tên lửa...được chế tạo từ năm 1890 tới tận ngày nay.
Ngoài sự trình diễn phương tiện chiến tranh hiện đại, điểm lý thú nhất trong Ngày Xe tăng hàng năm đó là sự xuất hiện của phương tiện có từ thời Chiến tranh Thế giới thứ nhất, thứ 2 với hình dáng “kỳ cục”. Trong ảnh là mẫu xe tăng hạng nhẹ Panzerkampfwagen 35(t) do Công ty Skoda (Czech) phát triển nhưng lại chủ yếu được sử dụng bởi Phát xít Đức. Mẫu xe tăng này có thân hình “mi nhon” với tổng trọng lượng 10,5 tấn, dài chỉ 4,9m, rộng 2,06m và cao 2,37m, kíp lái 4 người. Xe trang bị một khẩu pháo 37mm và 2 đại liên 7,92mm, bọc giáp dày 8-35mm.
Xe tăng hạng trung Panzerkampfwagen 38(t) do Công ty CKD (Czech) sản xuất và cung cấp chủ yếu cho Phát xít Đức. Chiếc xe có trọng lượng gần 10 tấn, dài 4,61m, rộng 2,13m, cao 2,2m. Với kích thước này, những người đàn ông thời nay thật khó có thể ngồi một cách thoải mái nhất bên trong xe. Panzerkampfwagen 38(t) bọc giáp dày 8-30mm, lắp pháo 37mm và 2 đại liên 7,92mm.
Xe bọc thép chở quân kiểu half-track (kết hợp bánh lốp và bánh xích) Sd.Kfz.251 do Đức sản xuất và sử dụng rộng rãi trong Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Xe ô tô bọc thép hạng nhẹ M8 do Công ty Ford (Mỹ) chế tạo dùng chủ yếu trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Chiếc xe nặng 8,6 tấn, dài 5m, rộng 2,53m, cao 2,26m, kíp xe 4 người. Xe được trang bị một pháo 37mm và đại liên 12,7mm. Đáng lưu ý, M8 từng được sử dụng trong Quân đội Nhân dân Việt Nam từ giữa những năm 1950 (thu được từ quân Pháp).
Xe tăng siêu nhẹ (hay gọi là Tankette) Stridsvagn m/37 do Công ty CKD (Czech) chế tạo, chủ yếu dùng trong Quân đội Thụy Điển. Loại xe này nặng 4,5 tấn, dài 3,4m, rộng 1,85m, cao 1,95m, kíp lái 2 người. Xe được bọc giáp dày 6-15mm, trang bị 2 súng máy 8mm.
Pháo tự hành diệt tăng hạng nhẹ Jagdpanzer 38(t) do Cục thiết kế Skoda (Czech) phát triển, dùng chủ yếu trong Quân đội Phát xít Đức. Loại pháo tự hành này nặng 15,75 tấn, dài 6,38m, rộng 2,63m, cao 2,17m. Jagdpanzer 38(t) được trang bị một pháo chính cỡ 75mm PaK 39 L/48 (cơ số đạn 41 viên).
Xe tăng siêu nhẹ (Tankette) T-27 của Hồng quân Liên Xô được dùng chủ yếu trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Mẫu xe này nặng vẻn vẹn 2,7 tấn, dài 2,6m, rộng 1,83m, cao 1,44m. Xe bọc giáp dày 6-10mm, vũ khí chính có đại liên 7,62mm. Tuy kíp lái 2 người nhưng chỉ một người (trong ảnh) ngồi gần trọn cabin chiếc xe tăng siêu nhẹ.
Bên cạnh những phương tiện chiến tranh cổ, Bảo tàng Lesany cũng lưu giữ khá nhiều mẫu xe tăng, xe bọc thép chiến đấu hiện đại. Trong ảnh là xe tăng chiến đấu chủ lực T-72M4CZ do Czech tự nâng cấp với hệ thống động cơ của Anh, trang bị giáp ERA, hệ thống lade cảnh báo do Ba Lan cung cấp và nhiều khí tài khác do Czech sản xuất.
Cách chiếc T-72M4CZ không xa là dàn xe tăng Merkava Mk1, xe chiến đấu bộ binh BMP-1 và nhiều loại xe bọc thép khác.