Hải quân Mỹ đang có kế hoạch trang bị tên lửa chống tăng Hellfire (lửa địa ngục) trên các tàu chiến LCS trong năm tới. Hellfire dự kiến sẽ giúp cho tàu LCS tiêu diệt các mục tiêu tầm gần như các tàu thuyền nhỏ của cướp biển khi mà súng máy trên tàu không tỏ ra hiệu quả vì mục tiêu khá xa hỏa lực của súng máy."Cả pháo 30mm và tên lửa Hellfire được thiết kế để tấn công nhanh các mục tiêu tốc độ cao khi chúng sử dụng chiến thuật dùng số lượng lớn bao vây, tấn công tàu LCS", Đại tá Casey Moton, Giám đốc Chương trình phát triển Module vũ khí cho tàu LCS cho biết.Pháo 30mm dùng để tấn công các mục tiêu tầm gần khi phát hiện có mối đe dọa, còn tên lửa Hellfire đang được thiết kế để tấn công các mục tiêu xa hơn và ngoài đường chân trời. "Chúng tôi đã nhận tên lửa Hellfire từ nhà phát triển và chúng tôi đang cố gắng để thích ứng với nó. Chúng tôi sẽ sử dụng một bệ phóng thẳng đứng để bắn Hellfire từ tàu LCS", Moton nói.Moton cho biết, Hải quân Mỹ đã tiến hành các thử nghiệm bắn đạn thật với tên lửa Hellfire phóng từ một bệ phóng gắn trên một chiếc tàu nghiên cứu. Tên lửa Hellfire phóng từ tàu được thiết kế khác một chút so với biến thể gắn trên trực thăng và UAV tấn công."Với máy bay trực thăng, tên lửa Hellfire khóa mục tiêu trước khi khai hỏa . Còn khi triển khai trên tàu chiến ven bờ LCS, tên lửa được phóng đi rồi sau đó tự dò tìm mục tiêu. Chúng tôi đã phóng 12 tên lửa trong năm ngoái và 10 quả trúng mục tiêu", ông Moton nói thêm.Tên lửa Hellfire sử dụng "sóng milimet" để tìm kiếm mục tiêu, hệ thống nhắm mục tiêu có thể hoạt động "mọi thời tiết", hệ thống có thể hoạt động tốt trong điều kiện mưa, mây.Chương trình sẽ nghiên cứu để có thể tích hợp các hệ thống vũ khí được thiết kế trên máy tính tàu LCS. Một phần của thiết kế hệ thống Hellfire trên tàu LCS cho phép nó phối hợp và kết nối với trực thăng để nhận dữ liệu của mục tiêu, từ đó có thể tấn công mục tiêu ngoài đường chân trời.Trong một số tình huống, tên lửa Hellfire sẽ được sử dụng song song với pháo 30mm và 57mm. Ngoài ra, tên lửa Hellfire được dự định sẽ được sử dụng để kết hợp với máy bay trực thăng hay máy bay không người lái phóng từ tàu LCS, được dùng để trinh sát mục tiêu, chuyển hình ảnh mục tiêu tới trung tâm điều khiển, từ đó tùy cự li xa gần mà đưa ra phương án tấn công thích hợp. Ảnh: Pháo hạm MK110 57mm trên tàu LCS.Trước đó, Hải quân Mỹ đã phát triển một chương trình gọi là Non-Line-of-Sight, gồm tên lửa Griffin dẫn đường bằng laser cho các nhiệm vụ tấn công từ tàu LCS. Tên lửa Griffin được dẫn đường bằng laser, tuy nhiên khi phát hiện nhiều mục tiêu, tàu LCS chỉ có thể phóng giới hạn tên lửa Griffin vì tên lửa dẫn đường bằng laser. Còn tên lửa Hellfire được lập trình với cơ chế “bắn và quên", vì thế tên lửa có thể tấn công một lúc nhiều mục tiêu mà không cần chỉ định laser.Được phát triển từ năm 1970, tên lửa Hellfire bắn từ máy bay trực thăng có thể tấn công xuyên giáp các mục tiêu như xe bọc thép, lô cốt và công sự. Trong những năm gần đây, nhờ sự xuất hiện của hệ thống định vị toàn cầu(GPS) mà độ chính xác của các loại tên lửa dẫn đường được tăng lên đáng kể.Tên lửa Hellfire sử dụng công nghệ "bắn và quên" - hoặc công nghệ laser bán chủ động. Phi công chỉ việc “chấm” vào mục tiêu trên màn hình HUD, việc còn lại của tên lửa là tự động dò tìm mục tiêu mà không cần phi công hỗ trợ, công nghệ này giúp phi công có thể rời khu vực nguy hiểm khi bắn tên lửa.Một quả Hellfire có trọng lượng 45,4-49kg, mang đầu nổ chống tăng HEAT 9kg hoặc đầu đạn đơn khối 8kg, tầm bắn từ 500m tới 8km, tốc độ bay siêu âm Mach 1,3.Mặc dù được biết là vũ khí không đối đất, nhưng tên lửa Hellfire được thử nghiệm bắn từ nhiều vị trí khác nhau trong những năm gần đây. Quân đội Mỹ từng bắn tên lửa Hellfire vào các mục tiêu bay không người lái từ từ xe tải địa hình và các đồng minh Mỹ đã bắn Hellfire từ giá đỡ trên mặt đất.Việc trang bị tên lửa Hellfire trên tàu tác chiến ven bờ LCS mở ra kỉ ngyên mới cho tàu LCS khi mà hiện tại những đóng góp từ tàu LCS cho Hải quân Mỹ khá mờ nhạt.
Hải quân Mỹ đang có kế hoạch trang bị tên lửa chống tăng Hellfire (lửa địa ngục) trên các tàu chiến LCS trong năm tới. Hellfire dự kiến sẽ giúp cho tàu LCS tiêu diệt các mục tiêu tầm gần như các tàu thuyền nhỏ của cướp biển khi mà súng máy trên tàu không tỏ ra hiệu quả vì mục tiêu khá xa hỏa lực của súng máy.
"Cả pháo 30mm và tên lửa Hellfire được thiết kế để tấn công nhanh các mục tiêu tốc độ cao khi chúng sử dụng chiến thuật dùng số lượng lớn bao vây, tấn công tàu LCS", Đại tá Casey Moton, Giám đốc Chương trình phát triển Module vũ khí cho tàu LCS cho biết.
Pháo 30mm dùng để tấn công các mục tiêu tầm gần khi phát hiện có mối đe dọa, còn tên lửa Hellfire đang được thiết kế để tấn công các mục tiêu xa hơn và ngoài đường chân trời. "Chúng tôi đã nhận tên lửa Hellfire từ nhà phát triển và chúng tôi đang cố gắng để thích ứng với nó. Chúng tôi sẽ sử dụng một bệ phóng thẳng đứng để bắn Hellfire từ tàu LCS", Moton nói.
Moton cho biết, Hải quân Mỹ đã tiến hành các thử nghiệm bắn đạn thật với tên lửa Hellfire phóng từ một bệ phóng gắn trên một chiếc tàu nghiên cứu. Tên lửa Hellfire phóng từ tàu được thiết kế khác một chút so với biến thể gắn trên trực thăng và UAV tấn công.
"Với máy bay trực thăng, tên lửa Hellfire khóa mục tiêu trước khi khai hỏa . Còn khi triển khai trên tàu chiến ven bờ LCS, tên lửa được phóng đi rồi sau đó tự dò tìm mục tiêu. Chúng tôi đã phóng 12 tên lửa trong năm ngoái và 10 quả trúng mục tiêu", ông Moton nói thêm.
Tên lửa Hellfire sử dụng "sóng milimet" để tìm kiếm mục tiêu, hệ thống nhắm mục tiêu có thể hoạt động "mọi thời tiết", hệ thống có thể hoạt động tốt trong điều kiện mưa, mây.
Chương trình sẽ nghiên cứu để có thể tích hợp các hệ thống vũ khí được thiết kế trên máy tính tàu LCS. Một phần của thiết kế hệ thống Hellfire trên tàu LCS cho phép nó phối hợp và kết nối với trực thăng để nhận dữ liệu của mục tiêu, từ đó có thể tấn công mục tiêu ngoài đường chân trời.
Trong một số tình huống, tên lửa Hellfire sẽ được sử dụng song song với pháo 30mm và 57mm. Ngoài ra, tên lửa Hellfire được dự định sẽ được sử dụng để kết hợp với máy bay trực thăng hay máy bay không người lái phóng từ tàu LCS, được dùng để trinh sát mục tiêu, chuyển hình ảnh mục tiêu tới trung tâm điều khiển, từ đó tùy cự li xa gần mà đưa ra phương án tấn công thích hợp. Ảnh: Pháo hạm MK110 57mm trên tàu LCS.
Trước đó, Hải quân Mỹ đã phát triển một chương trình gọi là Non-Line-of-Sight, gồm tên lửa Griffin dẫn đường bằng laser cho các nhiệm vụ tấn công từ tàu LCS. Tên lửa Griffin được dẫn đường bằng laser, tuy nhiên khi phát hiện nhiều mục tiêu, tàu LCS chỉ có thể phóng giới hạn tên lửa Griffin vì tên lửa dẫn đường bằng laser. Còn tên lửa Hellfire được lập trình với cơ chế “bắn và quên", vì thế tên lửa có thể tấn công một lúc nhiều mục tiêu mà không cần chỉ định laser.
Được phát triển từ năm 1970, tên lửa Hellfire bắn từ máy bay trực thăng có thể tấn công xuyên giáp các mục tiêu như xe bọc thép, lô cốt và công sự. Trong những năm gần đây, nhờ sự xuất hiện của hệ thống định vị toàn cầu(GPS) mà độ chính xác của các loại tên lửa dẫn đường được tăng lên đáng kể.
Tên lửa Hellfire sử dụng công nghệ "bắn và quên" - hoặc công nghệ laser bán chủ động. Phi công chỉ việc “chấm” vào mục tiêu trên màn hình HUD, việc còn lại của tên lửa là tự động dò tìm mục tiêu mà không cần phi công hỗ trợ, công nghệ này giúp phi công có thể rời khu vực nguy hiểm khi bắn tên lửa.
Một quả Hellfire có trọng lượng 45,4-49kg, mang đầu nổ chống tăng HEAT 9kg hoặc đầu đạn đơn khối 8kg, tầm bắn từ 500m tới 8km, tốc độ bay siêu âm Mach 1,3.
Mặc dù được biết là vũ khí không đối đất, nhưng tên lửa Hellfire được thử nghiệm bắn từ nhiều vị trí khác nhau trong những năm gần đây. Quân đội Mỹ từng bắn tên lửa Hellfire vào các mục tiêu bay không người lái từ từ xe tải địa hình và các đồng minh Mỹ đã bắn Hellfire từ giá đỡ trên mặt đất.
Việc trang bị tên lửa Hellfire trên tàu tác chiến ven bờ LCS mở ra kỉ ngyên mới cho tàu LCS khi mà hiện tại những đóng góp từ tàu LCS cho Hải quân Mỹ khá mờ nhạt.