Hải quân Cuba hiện nay được trang bị hết sức lạc hậu, việc bảo vệ vùng biển nước này phụ thuộc vào hơn 10 tàu chiến đấu mặt nước, trong đó chỉ có 6 tàu tên lửa cỡ nhỏ lớp Osa II (trong ảnh) có lượng giãn nước khoảng 200 tấn, trang bị 4 tên lửa hành trình chống tàu mặt nước.
Nhằm tăng cường sức mạnh để tuần tra, chiến đấu bảo vệ vùng biển rộng lớn, Cuba đã quyết định thực hiện kế hoạch rất táo bạo cải tiến tàu đánh cá cỡ lớn mua của Tây Ban Nha thành tàu “hộ vệ tên lửa lớp Rio Damuji”. Chiếc đầu tiên đã được hoàn thành và đưa vào trang bị mang tên Rio Damuji, số hiệu 390. Đây được xem là tàu chiến lớn nhất Hải quân Cuba hiện nay. Theo một số nguồn tin quốc tế, chiếc thứ 2 thuộc lớp tàu này đang tiếp tục được cải tạo. Tuy nhiên, không rõ thời điểm chính thức đưa vào trang bị.
Tàu chiến Rio Damuji có lượng giãn nước khoảng 3.200 tấn, không rõ kích thước dài – rộng – mớn nước và kể cả tầm hoạt động xa tới đâu trong khi tốc độ khoảng 15 hải lý/h. Trang bị vũ khí của tàu chiến lớn nhất Cuba chủ yếu lấy từ các hệ thống vũ khí khác trên tàu tên lửa cỡ nhỏ và thậm chí là kể từ hệ thống vũ khí mặt đất.
Có thể nhận diện rõ vũ khí của Rio Damuji gồm: 2 ống phóng chứa đạn tên lửa P-15 Termit được lấy từ tàu tên lửa cỡ nhỏ Osa II Project 205M; một tháp pháo 57mm 2 nòng có thể được lấy từ hệ thống pháo phòng không tự hành ZSU-57-2; 2 pháo 2M3M 2 nòng cỡ 25mm và súng máy hạng nặng ZPU-1 14,5mm. Theo một số nguồn tin, có thể con tàu còn trang bị tên lửa phòng không tầm thấp vác vai. Tàu hộ vệ tên lửa Rio Damuji có thể chở được theo tàu xuồng đổ bộ cỡ nhỏ. Nghĩa là ngoài vai trò tàu chiến tên lửa, Rio Damuji còn đóng vai trò như tàu đổ bộ phục vụ chiến dịch đổ bộ đường biển đánh chiếm bờ biển, đảo (tàu có thể chở 2 Đại độ Lính thủy Đánh bộ). Tàu có sân đáp ở boong tàu rất rộng có thể chở được 1 trực thăng hạng trung hoặc 2 trực thăng hạng nhẹ. Hiện Cuba có trong biên chế những chiếc trực thăng săn ngầm Mi-14PL, vì vậy tàu Rio Damuji có thể có thêm khả năng chống tàu ngầm khi tác chiến trên biển. Rõ ràng, tuy là sự cải tạo kỳ lạ, nhưng tàu hộ vệ Rio Damuji lại có khả năng chiến đấu khá tốt khi chống được mục tiêu trên mặt nước, dưới mặt nước và trên không. Không những thế, nó còn có thể vận tải và làm nhiệm vụ chở quân đổ bộ đường không – đường biển.
Hải quân Cuba hiện nay được trang bị hết sức lạc hậu, việc bảo vệ vùng biển nước này phụ thuộc vào hơn 10 tàu chiến đấu mặt nước, trong đó chỉ có 6 tàu tên lửa cỡ nhỏ lớp Osa II (trong ảnh) có lượng giãn nước khoảng 200 tấn, trang bị 4 tên lửa hành trình chống tàu mặt nước.
Nhằm tăng cường sức mạnh để tuần tra, chiến đấu bảo vệ vùng biển rộng lớn, Cuba đã quyết định thực hiện kế hoạch rất táo bạo cải tiến tàu đánh cá cỡ lớn mua của Tây Ban Nha thành tàu “hộ vệ tên lửa lớp Rio Damuji”. Chiếc đầu tiên đã được hoàn thành và đưa vào trang bị mang tên Rio Damuji, số hiệu 390. Đây được xem là tàu chiến lớn nhất Hải quân Cuba hiện nay.
Theo một số nguồn tin quốc tế, chiếc thứ 2 thuộc lớp tàu này đang tiếp tục được cải tạo. Tuy nhiên, không rõ thời điểm chính thức đưa vào trang bị.
Tàu chiến Rio Damuji có lượng giãn nước khoảng 3.200 tấn, không rõ kích thước dài – rộng – mớn nước và kể cả tầm hoạt động xa tới đâu trong khi tốc độ khoảng 15 hải lý/h.
Trang bị vũ khí của tàu chiến lớn nhất Cuba chủ yếu lấy từ các hệ thống vũ khí khác trên tàu tên lửa cỡ nhỏ và thậm chí là kể từ hệ thống vũ khí mặt đất.
Có thể nhận diện rõ vũ khí của Rio Damuji gồm: 2 ống phóng chứa đạn tên lửa P-15 Termit được lấy từ tàu tên lửa cỡ nhỏ Osa II Project 205M; một tháp pháo 57mm 2 nòng có thể được lấy từ hệ thống pháo phòng không tự hành ZSU-57-2; 2 pháo 2M3M 2 nòng cỡ 25mm và súng máy hạng nặng ZPU-1 14,5mm. Theo một số nguồn tin, có thể con tàu còn trang bị tên lửa phòng không tầm thấp vác vai.
Tàu hộ vệ tên lửa Rio Damuji có thể chở được theo tàu xuồng đổ bộ cỡ nhỏ. Nghĩa là ngoài vai trò tàu chiến tên lửa, Rio Damuji còn đóng vai trò như tàu đổ bộ phục vụ chiến dịch đổ bộ đường biển đánh chiếm bờ biển, đảo (tàu có thể chở 2 Đại độ Lính thủy Đánh bộ).
Tàu có sân đáp ở boong tàu rất rộng có thể chở được 1 trực thăng hạng trung hoặc 2 trực thăng hạng nhẹ. Hiện Cuba có trong biên chế những chiếc trực thăng săn ngầm Mi-14PL, vì vậy tàu Rio Damuji có thể có thêm khả năng chống tàu ngầm khi tác chiến trên biển.
Rõ ràng, tuy là sự cải tạo kỳ lạ, nhưng tàu hộ vệ Rio Damuji lại có khả năng chiến đấu khá tốt khi chống được mục tiêu trên mặt nước, dưới mặt nước và trên không. Không những thế, nó còn có thể vận tải và làm nhiệm vụ chở quân đổ bộ đường không – đường biển.