Theo tờ Izvestia, radar quân sự siêu chính xác cảnh báo từ xa, được chế tạo cho máy bay cảnh báo sớm A-100, được thiết kế với dự định có thể lắp đặt lên máy bay chở khách ngăn ngừa đâm vào nhau trên không. Nhiệm vụ kỹ thuật cho việc nghiên cứu chế tạo radar mang mật danh Vanta ghi rõ như vậy. Viện nghiên cứu khoa học NII Culon chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ này.
Theo kế hoạch của Bộ Công Thương Nga, công việc đối với mẫu thí nghiệm của Vanta sẽ hoàn tất ngay trong tháng 12 năm nay. Các thử nghiệm sơ bộ và bay thử được lên kế hoạch vào năm tới.
Tổng giám đốc NII Culon Vladimir Maksimov khẳng định, việc nghiên cứu chế tạo radar, nhưng tránh đưa ra bình luận, lấy lý do người đặt hàng yêu cầu như vậy.
|
Máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy đường không A-50 sẽ thay thế bằng máy bay A-100 mạnh hơn trong tương lai gần.
|
Theo văn bản, ở phương án quân sự, Vanta trên cơ sở phân tích các dữ liệu radar sẽ tính toán điểm máy bay tiêm kích gặp mục tiêu khi chỉ huy tốp máy bay của không quân mặt trận từ máy bay A-100 (chiếc máy bay này sẽ thay thế máy bay cảnh báo từ xa hiện nay A-50). Hệ thống sẽ tính đến sự cơ động của mục tiêu, sự thay đổi độ cao chuyến bay, việc mục tiêu vượt qua những ranh giới nhất định như đường biên giới quốc gia, các cự ly sử dụng vũ khí của mục tiêu hoặc vũ khí chống lại mục tiêu.
Ở phương án dân sự, Vanta sẽ phân tích quỹ đạo bay của các máy bay ở xung quanh nhằm tránh đâm vào chúng. Trong trường hợp này hệ thống sẽ mất các tính năng thuần tuý quân sự, ví dụ phân biệt mục tiêu theo phân loại “ta - địch”.
Vanta không chỉ tự động xác định tốc độ và hướng chuyển động của mục tiêu, mà còn chỉ rõ toàn bộ véc tơ, dự báo điểm bắt đầu và kết thúc cơ động, gợi ý chính xác điểm thuận lợi nhất để tiến hành tấn công (đối với phương án quân sự) hoặc cách cơ động tránh va chạm (cho phương án dân sự).
|
Hệ thống radar máy bay cảnh báo sớm A-100 sẽ giúp nước Nga ngăn ngừa vụ tai nạn hàng không thảm khốc. Ảnh minh họa
|
Cứ 0,3 giây, dữ liệu lại được cập nhật, khi phát hiện thấy sự di chuyển không được phép của các đối tượng trên không, chúng sẽ đương nhiên được coi là nguy cơ tiềm tàng, quyền ra quyết định cuối cùng thuộc sĩ quan điều khiển.
Radar sẽ hoạt động trong bốn chế độ tần số luôn thay đổi, điều này cần để bảo vệ chống nhiễu. Tốc độ của mục tiêu mà Vanta có thể ghi nhận từ 90-3.600km/h và hơn thế.
Trong thiết kế đã có sự lưu ý đặc biệt đến công thái học (khoa học về lao động), khối thiết bị chỉ nặng 20kg, còn kích thước bao hình của máy phát sóng vô tuyến quét và hệ thống thành phần xác định thông tin là 60x50x40cm.
Tổng biên tập tạp chí chuyên ngành Kho súng đạn của Tổ quốc, ông Victor Murakhovski giải thích là những tính năng này là tối ưu. “Dải tốc độ khá tốt, 90km/h là tốc độ của máy bay trực thăng, còn 3.600km/h là khoảng tốc độ của tên lửa đạn đạo chiến thuật. Kích thước thiết bị nhỏ đi nhờ linh kiện hiện đại, ở đây sẽ không có những linh kiện khổng lồ như trên máy bay A-50 chế tạo từ thời Liên Xô”.
Trong phương án dân sự, Vanta có thể là giải pháp thay cho hệ thống TCAS II được sử dụng trên khắp thế giới. Đây là hệ thống cảnh báo sự tiếp cận nguy hiểm trên không trung và đưa ra quỹ đạo để thoát khỏi va chạm.
Nguồn tin thân cận với Uỷ ban Hàng không Quốc tế cho biết: “Không một máy bay dân sự nào cất cánh mà lại không có TCAS II. Hệ thống này ra lệnh cho phi công, phi công chỉ việc thực hiện bay lên hay bay xuống. Đây là hệ thống hoàn toàn tự động, và phi công thậm chí không phải nghĩ, khi phi công bắt đầu nghĩ là sẽ phát sinh vấn đề. Thậm chí nếu nhân viên điều hành bay có sai sót, phải thực hiện mệnh lệnh của TCAS II”.
Chuyên gia cho biết, Không quân Nga không có hệ thống tương tự, tuy nhiên các máy bay tiêm kích Nga xuất khẩu được trang bị TCAS II, còn ở nước ngoài tất cả các máy bay chiến đấu đều lắp thiết bị này.
|
Máy bay cảnh báo sớm A-50 đang sử dụng của Không quân Nga.
|
Người tiếp chuyện báo Izvestia nhấn mạnh: “Vấn đề này không làm các phi công quân sự của ta lo ngại, các máy bay MiG của ta không có hệ thống cảnh báo va chạm, có thể, các máy bay Su mới sẽ được trang bị. Nhưng, vẫn thế, radar của những máy bay này xác định mục tiêu, không có hệ thống tự động và nêu phương án tránh. Mà máy bay quân sự bay trong không gian chung”.
Phương án dân sự của Vanta theo ý đồ của Bộ Công thương có thể bổ sung cho TCAS II, điều được khẳng định trong văn bản. Văn bản chỉ rõ, thiết bị phải “đảm bảo sự phù hợp của trang bị được nghiên cứu chế tạo với các phương tiện vô tuyến điện tử quân dụng và dân dụng khác” và “của các mẫu tốt nhất loại tương tự (của trong nước và ngoài nước)”.
Ngoài sự thích hợp với thiết bị trên máy bay, điều này liên quan cả đến các đài radar chiến lược trên mặt đất. Đại diện của một trong các tổ chức của Rosaviatsiya (Cơ quan hàng không Nga) thông báo, là hệ thống điều khiển bay dân sự Nga bất kỳ thích hợp với các phương tiện phòng không và trong trường hợp chiến tranh có thể hỗ trợ các phương tiện phòng không xác định mục tiêu.
“Phần lớn trang thiết bị dẫn đường vô tuyến đương nhiên đều là lưỡng dụng ngay từ khâu nghiên cứu chế tạo. Chúng giống nhau về mặt kỹ thuật, nhưng với một số khác biệt nhỏ nhất định. Đơn giản là phòng không có các hệ thống của mình, đồng thời các phương tiện của phòng không và radar của các sân bay không chồng chéo nhau khi làm việc và không cản trở nhau. Nếu cần, có thể dùng nó để phát hiện máy bay không người lái, tên lửa”, ông này nói.