Mạng quân sự Myanmar mới đây bất ngờ đăng tải loạt ảnh bệ phóng tên lửa phòng không đang huấn luyện duyệt binh chuẩn bị cho một ngày lễ lớn của đất nước Myanmar. Theo fanpage (facebook) của Myanmar thì đây là loại tên lửa phòng không SA-6.Tuy nhiên, có một điều lạ là bệ phóng tự hành TEL của tên lửa SA-6 vốn lâu này thường biết tới sử dụng khung bệ xe bánh xích, không phải là dùng bánh lốp 6x6 như của Myanmar.Thế nên, khả năng cao đây là phiên bản nâng cấp tên lửa SA-6 của Myanmar. Nhìn nó khá giống phiên bản Buk-M2 đặt trên khung bệ bánh lốp vì sử dụng khung gầm khá giống loại của Myanmar giới thiệu – MZKT-6922.Tuy nhiên, nhìn kỹ bệ phóng tên lửa và các quả đạn thì đây chính là SA-6. Hay nói đúng hơn nó là SA-6 đã qua nâng cấp.Theo một số nguồn tin không chính thức, Myanmar được cho là có khoảng 24 bệ phóng tên lửa phòng không SA-6 của Liên Xô sản xuất. Tuy nhiên, chúng chưa bao giờ chính thức lộ diện. Thế nên, có thể nói đây là lần đầu tiên SA-6 được công khai.Không có nguồn tin rõ ràng nào về gói nâng cấp mà Myanmar áp dụng.SA-6 là định danh của NATO dành cho tổ hợp tên lửa đất đối không cơ động 2K12 Kub do Liên Xô phát triển cho nhiệm vụ bảo vệ lực lượng lục quân trước mối đe dọa từ trên không ở tầm thấp tới trung bình. Các nguồn tin quốc tế cho rằng Việt Nam cũng có sở hữu loại tên lửa này nhưng chưa bao giờ xuất hiện.Tên lửa phòng không SA-6 nguyên bản có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở độ cao tối đa đến 14km, tối thiểu 100m, tầm bắn 24km, trang bị đầu tự dẫn radar bán chủ động.
Mạng quân sự Myanmar mới đây bất ngờ đăng tải loạt ảnh bệ phóng tên lửa phòng không đang huấn luyện duyệt binh chuẩn bị cho một ngày lễ lớn của đất nước Myanmar. Theo fanpage (facebook) của Myanmar thì đây là loại tên lửa phòng không SA-6.
Tuy nhiên, có một điều lạ là bệ phóng tự hành TEL của tên lửa SA-6 vốn lâu này thường biết tới sử dụng khung bệ xe bánh xích, không phải là dùng bánh lốp 6x6 như của Myanmar.
Thế nên, khả năng cao đây là phiên bản nâng cấp tên lửa SA-6 của Myanmar. Nhìn nó khá giống phiên bản Buk-M2 đặt trên khung bệ bánh lốp vì sử dụng khung gầm khá giống loại của Myanmar giới thiệu – MZKT-6922.
Tuy nhiên, nhìn kỹ bệ phóng tên lửa và các quả đạn thì đây chính là SA-6. Hay nói đúng hơn nó là SA-6 đã qua nâng cấp.
Theo một số nguồn tin không chính thức, Myanmar được cho là có khoảng 24 bệ phóng tên lửa phòng không SA-6 của Liên Xô sản xuất. Tuy nhiên, chúng chưa bao giờ chính thức lộ diện. Thế nên, có thể nói đây là lần đầu tiên SA-6 được công khai.
Không có nguồn tin rõ ràng nào về gói nâng cấp mà Myanmar áp dụng.
SA-6 là định danh của NATO dành cho tổ hợp tên lửa đất đối không cơ động 2K12 Kub do Liên Xô phát triển cho nhiệm vụ bảo vệ lực lượng lục quân trước mối đe dọa từ trên không ở tầm thấp tới trung bình. Các nguồn tin quốc tế cho rằng Việt Nam cũng có sở hữu loại tên lửa này nhưng chưa bao giờ xuất hiện.
Tên lửa phòng không SA-6 nguyên bản có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở độ cao tối đa đến 14km, tối thiểu 100m, tầm bắn 24km, trang bị đầu tự dẫn radar bán chủ động.