Tháng 3/1965, Quân đội Mỹ lần đầu tiên triển khai xe tăng M50 Ontos (trong biên chế Tiểu đoàn chống tăng số 3) tới Việt Nam tham chiến. Đến tháng 3/1966, thêm một tiểu đoàn M50 Ontos nữa được đưa tới Việt Nam.Xe tăng M50 Ontos hay còn được phân loại là pháo tự hành chống tăng là kết quả của chương trình phát triển phương tiện chống tăng đổ bộ đường không cho lính dù Mỹ do công ty Allis-Chalmers phát triển từ đầu những năm 1950. Công ty này vào tháng 8/1955 đã ký hợp đồng cung cấp 297 chiếc M50 Ontos cho Quân đội Mỹ.Với 6 khẩu pháo không giật cỡ 105mm, M50 Ontos được xem là xe tăng có nhiều nòng nhất trong Chiến tranh Việt Nam.Được thiết kế cho vai trò chủ yếu là tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép, M50 Ontos được trang bị 6 khẩu pháo không giật nòng xoắn M40 105mm có chiều dài hơn 3,4 mét và nặng hơn 130 kg.Tuy nhiên, thời điểm năm 1965, quân giải phóng miền Nam Việt Nam không được trang bị xe tăng. Chính vì thế, Mỹ không có cơ hội sử dụng M50 Ontos cho vai trò chính mà thay vào đó là dùng để chi viện hỏa lực.Một khẩu súng không giật M40 có trọng lượng 209,5 kg (nòng súng + giá 3 chân); dài 3,404 m; cao 1,02 m. Khẩu súng có thể làm nhiệm vụ chống tăng, đánh phá công sự phòng ngự kiên cố, các tòa nhà và diệt cả bộ binh đối phương.M40 có thể bắn các loại đạn xuyên lõm M344A1, đạn nổ mạnh M346A1 hay M581. Trong đó, Đạn xuyên lõm M344A1 có thể xâm nhập qua 400 mm thép đồng nhất, các loại đạn cải tiến RAT 700 hay 106 3A có thể xuyên tới 700 mm. Đây là con số vượt trội so với DKZ B-10 82 mm hay SPG-9 73 mm của Việt Nam.Tầm bắn của khẩu M40 lên tới 6.870m, nhưng tầm bắn hiệu quả chỉ rơi vào khoảng 1.350m. Bệ pháo Ontos có thể xoay 40 độ về bên phải và 40 độ về bên trái và có góc nâng hạ từ -10 đến +20 độ.Với 6 khẩu súng không giật M40, một chiếc M50 có thể quét sạch khu rừng rậm có chiều sâu lên đến 400 m, nó chỉ cần vài giây lộ diện trước làn đạn của đối phương trước khi làm sạch 6 khẩu M40, sau đó nhanh chóng di chuyển đến nơi an toàn để nạp lại.Hỏa lực mạnh mẽ của loại pháo tự hành này đã được chứng minh trong chiến tranh Việt Nam, tuy nhiên Ontos có hạn chế là việc nạp đạn phải được thực hiện ở bên ngoài xe và cơ số đạn trên xe không nhiều, chỉ 18 viên với 6 viên trong các khẩu pháo, 8 viên trong các khoang chứa bên dưới cửa ra vào sau xe và 4 viên ở bên trong xe.Dù có hỏa lực rất mạnh nhưng xe tăng M50 Ontos không phải là không có điểm yếu. Nó được trang bị giáp “mỏng như giấy” nên dễ bị sát thương bởi các loại súng pháo hạng nặng, súng chống tăng, mìn…Vì thế, nó thường được sử dụng để phòng vệ các căn cứ, điểm trú đóng hơn là xông pha trên tiền tuyến.Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, người ta ghi nhận các khẩu súng không giật bị rơi ra và nhiều vấn đề về bảo trì. Chính vì thế, đến cuối năm 1967 lần lượt hai tiểu đoàn M50 Ontos bị giải thể, chỉ còn một đại đội hợp vào đơn vị tăng khác. Đến năm 1969, toàn bộ M50 Ontos bị rút khỏi chiến trường Việt Nam.Hầu hết M50 Ontos bị phá dỡ lấy sắt vụn hoặc các bộ phận súng ống trang bị cho các phương tiên khác (súng M40 có thể tháo riêng ra lắp cho các xe cơ giới khác hoặc đặt trong các công sự phòng ngự).M50 Ontos có chiều dài 3,83m, rộng 2,59m, cao 2,13m và có trọng lượng tổng thể 8,6 tấn. Kết cấu trong xe được bố trí với động cơ nằm ở góc trái, phía trước xe, bên cạnh là chỗ ngồi lái xe, ở giữa là vị trí của pháo thủ và nạp đạn viên ngồi ở sau cùng.
Tháng 3/1965, Quân đội Mỹ lần đầu tiên triển khai xe tăng M50 Ontos (trong biên chế Tiểu đoàn chống tăng số 3) tới Việt Nam tham chiến. Đến tháng 3/1966, thêm một tiểu đoàn M50 Ontos nữa được đưa tới Việt Nam.
Xe tăng M50 Ontos hay còn được phân loại là pháo tự hành chống tăng là kết quả của chương trình phát triển phương tiện chống tăng đổ bộ đường không cho lính dù Mỹ do công ty Allis-Chalmers phát triển từ đầu những năm 1950. Công ty này vào tháng 8/1955 đã ký hợp đồng cung cấp 297 chiếc M50 Ontos cho Quân đội Mỹ.
Với 6 khẩu pháo không giật cỡ 105mm, M50 Ontos được xem là xe tăng có nhiều nòng nhất trong Chiến tranh Việt Nam.
Được thiết kế cho vai trò chủ yếu là tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép, M50 Ontos được trang bị 6 khẩu pháo không giật nòng xoắn M40 105mm có chiều dài hơn 3,4 mét và nặng hơn 130 kg.
Tuy nhiên, thời điểm năm 1965, quân giải phóng miền Nam Việt Nam không được trang bị xe tăng. Chính vì thế, Mỹ không có cơ hội sử dụng M50 Ontos cho vai trò chính mà thay vào đó là dùng để chi viện hỏa lực.
Một khẩu súng không giật M40 có trọng lượng 209,5 kg (nòng súng + giá 3 chân); dài 3,404 m; cao 1,02 m. Khẩu súng có thể làm nhiệm vụ chống tăng, đánh phá công sự phòng ngự kiên cố, các tòa nhà và diệt cả bộ binh đối phương.
M40 có thể bắn các loại đạn xuyên lõm M344A1, đạn nổ mạnh M346A1 hay M581. Trong đó, Đạn xuyên lõm M344A1 có thể xâm nhập qua 400 mm thép đồng nhất, các loại đạn cải tiến RAT 700 hay 106 3A có thể xuyên tới 700 mm. Đây là con số vượt trội so với DKZ B-10 82 mm hay SPG-9 73 mm của Việt Nam.
Tầm bắn của khẩu M40 lên tới 6.870m, nhưng tầm bắn hiệu quả chỉ rơi vào khoảng 1.350m. Bệ pháo Ontos có thể xoay 40 độ về bên phải và 40 độ về bên trái và có góc nâng hạ từ -10 đến +20 độ.
Với 6 khẩu súng không giật M40, một chiếc M50 có thể quét sạch khu rừng rậm có chiều sâu lên đến 400 m, nó chỉ cần vài giây lộ diện trước làn đạn của đối phương trước khi làm sạch 6 khẩu M40, sau đó nhanh chóng di chuyển đến nơi an toàn để nạp lại.
Hỏa lực mạnh mẽ của loại pháo tự hành này đã được chứng minh trong chiến tranh Việt Nam, tuy nhiên Ontos có hạn chế là việc nạp đạn phải được thực hiện ở bên ngoài xe và cơ số đạn trên xe không nhiều, chỉ 18 viên với 6 viên trong các khẩu pháo, 8 viên trong các khoang chứa bên dưới cửa ra vào sau xe và 4 viên ở bên trong xe.
Dù có hỏa lực rất mạnh nhưng xe tăng M50 Ontos không phải là không có điểm yếu. Nó được trang bị giáp “mỏng như giấy” nên dễ bị sát thương bởi các loại súng pháo hạng nặng, súng chống tăng, mìn…Vì thế, nó thường được sử dụng để phòng vệ các căn cứ, điểm trú đóng hơn là xông pha trên tiền tuyến.
Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, người ta ghi nhận các khẩu súng không giật bị rơi ra và nhiều vấn đề về bảo trì. Chính vì thế, đến cuối năm 1967 lần lượt hai tiểu đoàn M50 Ontos bị giải thể, chỉ còn một đại đội hợp vào đơn vị tăng khác. Đến năm 1969, toàn bộ M50 Ontos bị rút khỏi chiến trường Việt Nam.
Hầu hết M50 Ontos bị phá dỡ lấy sắt vụn hoặc các bộ phận súng ống trang bị cho các phương tiên khác (súng M40 có thể tháo riêng ra lắp cho các xe cơ giới khác hoặc đặt trong các công sự phòng ngự).
M50 Ontos có chiều dài 3,83m, rộng 2,59m, cao 2,13m và có trọng lượng tổng thể 8,6 tấn. Kết cấu trong xe được bố trí với động cơ nằm ở góc trái, phía trước xe, bên cạnh là chỗ ngồi lái xe, ở giữa là vị trí của pháo thủ và nạp đạn viên ngồi ở sau cùng.