Ngày 6-8/8/1945, Quân đội Mỹ đã ném bom nguyên tử xuống hai thành phố đông dân của Nhật Bản gồm Hiroshima và Nagasaki khiến gần 200.000 người thiệt mạng ngay lập tức. Lãnh trách nhiệm thực hiện cuộc không kích tàn bạo này là hai máy bay ném bom B-29 mang tên Enola Gay và Bock's Car mang hai quả bom nguyên tử đặt tên là Little Boy và Fat Man. Ảnh chiếc B-29 Enola Gay và phi hành đoàn, những người đã ném bom xuống thành phố Hiroshima.Vụ ném bom nguyên tử đầu tiên, ngày 6/8 ở thành phố Hiroshima đã ngay lập tức giết chết ít nhất 90.000 người. Trong khi vụ ném bom ngày 8/8 ở Nagasaki khiến 70.000 chết ngay tức thì. Hàng trăm nghìn người sau đó chết vì nhiễm phóng xạ nặng nề, chưa kể các di chứng thế hệ con cháu còn mãi mãi.Máy bay ném bom B-29 Superfortress là một trong những máy bay lớn nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 và nhiều năm sau đó. Gần 4.000 chiếc loại này đã được công ty Boeing sản xuất từ năm 1943-1946 cho Không quân Lục quân Mỹ và Không quân Mỹ. Nó được thiết kế cho nhiệm vụ ném bom chiến lược tầm cao với tầm hoạt động xa, mang tải lớn, trần bay cao.Pháo đài bay B-29 có sải cánh dài đến 43,06m, chiều dài tổng thể 30,18m, cao 8,45m, trọng lượng rỗng 33,8 tấn và tối đa lên tới 60,56 tấn.Để nâng "con khủng long" này lên bầu trời, Boeing đã trang bị cho nó bốn động cơ cánh quạt hướng tâm tuốc bin siêu tăng áp R-3350 -23 và 23A Duplex-Cyclone công suất 2.200 mã lực/chiếc cho tốc độ bay tối đa 574km/h, tầm bay lên tới 5.230km, trần bay gần 10.000m, vận tốc leo cao 4,6m/s.Phải cần tới phi hành đoàn lên tới 11 người để điều khiển nó gồm: hai phi công; sĩ quan ném bom; kĩ sư bay; hoa tiêu; liên lạc viên; giám sát radar; sĩ quan điều khiển hỏa lực và ba xạ thủ súng máy.Boeing B-29 là một trong số ít máy bay chiến đấu thời kỳ này được trang bị khoang điều áp phía sau máy bay, với 4 giường nghỉ cho đội bay có cơ hội nghỉ ngơi trong các phi vụ kéo dài. Đây là yếu tố quan trọng chống lại mệt mỏi trong chiến đấu.Dù có khả năng bay cao đến 10.000m, nhưng Boeing vẫn phải trang bị thêm cho máy bay ném bom B-29 các ụ súng máy ở nóc, bụng và đuôi để đề phòng tiêm kích địch. Đây là giải pháp bảo vệ máy bay ném bom chiến lược thời kỳ này trước tiêm kích đánh chặn địch do các tiêm kích hộ tống không đủ khả năng bay tầm xa để hộ vệ.Điều đáng lưu ý, là một số ụ súng được điều khiển từ xa thay vì có người bắn trước đây. Cận cảnh ụ súng tự động 2 nòng 12,7mm ở dưới bụng máy bay B-29.Đuôi máy bay có tháp pháo đuôi do hạ sĩ quan điều khiển, trang bị hai khẩu pháo 20mm HS.404 tốc độ bắn 700 phát/phút.Hai khoang bom trong thân máy bay B-29 có khả năng mang 9 tấn bom.Ra đời khi cuộc Chiến tranh Thế giới thứ 2 đã ngã ngũ, máy bay ném bom B-29 chủ yếu tham gia các chiến dịch không kích quân đội phát xít Nhật đóng ở Trung Quốc, Thái Lan, các quần đảo ở Thái Bình Dương đang bị chiếm giữ, lãnh thổ Nhật Bản. Và đặc biệt là thực hiện hai phi vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki.Sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, B-29 được triển khai quy mô lớn trong Chiến tranh Triều Tiên, thực hiện đến 20.000 phi vụ thả 200.000 tấn bom.Với sự xuất hiện của B-36 rồi B-52 trang bị động cơ phản lực, B-29 nhanh chóng ra khỏi "con mắt" các nhà lãnh đạo quân sự Mỹ. Năm 1960, những chiếc oanh tạc cơ B-29 cuối cùng rời khỏi trang bị. Ngày nay, chỉ còn vài trước nằm trong bộ sưu tập tư nhân (ảnh) thường tham gia các hoạt động biểu diễn.
Ngày 6-8/8/1945, Quân đội Mỹ đã ném bom nguyên tử xuống hai thành phố đông dân của Nhật Bản gồm Hiroshima và Nagasaki khiến gần 200.000 người thiệt mạng ngay lập tức. Lãnh trách nhiệm thực hiện cuộc không kích tàn bạo này là hai máy bay ném bom B-29 mang tên Enola Gay và Bock's Car mang hai quả bom nguyên tử đặt tên là Little Boy và Fat Man. Ảnh chiếc B-29 Enola Gay và phi hành đoàn, những người đã ném bom xuống thành phố Hiroshima.
Vụ ném bom nguyên tử đầu tiên, ngày 6/8 ở thành phố Hiroshima đã ngay lập tức giết chết ít nhất 90.000 người. Trong khi vụ ném bom ngày 8/8 ở Nagasaki khiến 70.000 chết ngay tức thì. Hàng trăm nghìn người sau đó chết vì nhiễm phóng xạ nặng nề, chưa kể các di chứng thế hệ con cháu còn mãi mãi.
Máy bay ném bom B-29 Superfortress là một trong những máy bay lớn nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 và nhiều năm sau đó. Gần 4.000 chiếc loại này đã được công ty Boeing sản xuất từ năm 1943-1946 cho Không quân Lục quân Mỹ và Không quân Mỹ. Nó được thiết kế cho nhiệm vụ ném bom chiến lược tầm cao với tầm hoạt động xa, mang tải lớn, trần bay cao.
Pháo đài bay B-29 có sải cánh dài đến 43,06m, chiều dài tổng thể 30,18m, cao 8,45m, trọng lượng rỗng 33,8 tấn và tối đa lên tới 60,56 tấn.
Để nâng "con khủng long" này lên bầu trời, Boeing đã trang bị cho nó bốn động cơ cánh quạt hướng tâm tuốc bin siêu tăng áp R-3350 -23 và 23A Duplex-Cyclone công suất 2.200 mã lực/chiếc cho tốc độ bay tối đa 574km/h, tầm bay lên tới 5.230km, trần bay gần 10.000m, vận tốc leo cao 4,6m/s.
Phải cần tới phi hành đoàn lên tới 11 người để điều khiển nó gồm: hai phi công; sĩ quan ném bom; kĩ sư bay; hoa tiêu; liên lạc viên; giám sát radar; sĩ quan điều khiển hỏa lực và ba xạ thủ súng máy.
Boeing B-29 là một trong số ít máy bay chiến đấu thời kỳ này được trang bị khoang điều áp phía sau máy bay, với 4 giường nghỉ cho đội bay có cơ hội nghỉ ngơi trong các phi vụ kéo dài. Đây là yếu tố quan trọng chống lại mệt mỏi trong chiến đấu.
Dù có khả năng bay cao đến 10.000m, nhưng Boeing vẫn phải trang bị thêm cho máy bay ném bom B-29 các ụ súng máy ở nóc, bụng và đuôi để đề phòng tiêm kích địch. Đây là giải pháp bảo vệ máy bay ném bom chiến lược thời kỳ này trước tiêm kích đánh chặn địch do các tiêm kích hộ tống không đủ khả năng bay tầm xa để hộ vệ.
Điều đáng lưu ý, là một số ụ súng được điều khiển từ xa thay vì có người bắn trước đây. Cận cảnh ụ súng tự động 2 nòng 12,7mm ở dưới bụng máy bay B-29.
Đuôi máy bay có tháp pháo đuôi do hạ sĩ quan điều khiển, trang bị hai khẩu pháo 20mm HS.404 tốc độ bắn 700 phát/phút.
Hai khoang bom trong thân máy bay B-29 có khả năng mang 9 tấn bom.
Ra đời khi cuộc Chiến tranh Thế giới thứ 2 đã ngã ngũ, máy bay ném bom B-29 chủ yếu tham gia các chiến dịch không kích quân đội phát xít Nhật đóng ở Trung Quốc, Thái Lan, các quần đảo ở Thái Bình Dương đang bị chiếm giữ, lãnh thổ Nhật Bản. Và đặc biệt là thực hiện hai phi vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki.
Sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, B-29 được triển khai quy mô lớn trong Chiến tranh Triều Tiên, thực hiện đến 20.000 phi vụ thả 200.000 tấn bom.
Với sự xuất hiện của B-36 rồi B-52 trang bị động cơ phản lực, B-29 nhanh chóng ra khỏi "con mắt" các nhà lãnh đạo quân sự Mỹ. Năm 1960, những chiếc oanh tạc cơ B-29 cuối cùng rời khỏi trang bị. Ngày nay, chỉ còn vài trước nằm trong bộ sưu tập tư nhân (ảnh) thường tham gia các hoạt động biểu diễn.