Cách đây 70 năm, vào đầu tháng 8/1945, Mỹ đã ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, biến Nhật Bản thành quốc gia đầu tiên trong lịch sử loài người phải hứng chịu loại vũ khí khủng khiếp giết người hàng loạt này.
|
Hàng chục ngàn thường dân Nhật Bản vô tội đã chết thảm trong hai vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki.
|
Về sự kiện bi thảm nói trên, nhà nghiên cứu Mỹ là Tiến sĩ Gary G. Kohls nhận định: "Những gì mà Tòa án Nuremburg sau này xác định là tội phạm chiến tranh và
tội ác chống lại loài người lại được... tuyên truyền là cần thiết để rút ngắn Chiến tranh thế giới thứ II và tránh được nguy cơ tổn thất một triệu binh sĩ Mỹ trong cuộc đổ bộ đánh chiếm Nhật Bản đã được dự kiến vào tháng 11/1945”.
Hai vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki đã dẫn đến cái chết oan uổng của hàng chục ngàn dân thường Nhật Bản.
Ngày 6/8/1945, phi công Mỹ Paul Tibbets đã ném quả bom nguyên tử mang tên “Little Boy” (Cậu bé) xuống thành phố Hiroshima, khiến cho hơn 70.000 đã chết ngay lập tức - trong đó có 16 tù binh Mỹ. Sau này, khoảng 200.000 nữa đã chết trong đau đớn bởi các loại bệnh tật do những tia bức xạ của quả bom nguyên tử này gây ra.
|
Khung cảnh hoang tàn sau vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
|
Ba ngày sau, ngày 9/8/1945, một máy bay ném bom B-29 mang tên Bockscar đã ném quả bom plutonium "Fat Man" (Gã béo – ẩn danh Thủ tướng Anh thời đó là Winston Churchill) xuống thành phố cảng Nagasaki. Khoảng 75.000 người Nhật bị chết thảm trong đám mây hình nấm và hơn 70.000 người bị thương nghiêm trọng.
Nhà báo Mỹ Wayne Madsen tiết lộ: “Nhật hoàng Hirohito đã công bố quyết định đầu hàng vô điều kiện vào ngày 12/8/1945. Nếu Nhật hoàng Hirohito không đầu hàng, người Mỹ có kế hoạch tiếp tục thả bom nguyên tử xuống Kyoto, Yokohama và Kokura. Nếu ba vụ ném bom nguyên tử này không khiến cho Nhật Bản đầu hàng, hai quả bom hạt nhân nữa sẽ được thả xuống Niigata và cung điện của Nhật hoàng Hirohito ở trung tâm thủ đô Tokyo ".
Các nhà sử học và các nhà hoạch định chính sách Mỹ vẫn khẳng định rằng hai vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki vốn vô phương chống đỡ ... là chính đáng và ngăn chặn nguy cơ thương vong còn lớn hơn.
Tuy nhiên, họ đã giấu biệt một thực tế rằng Nhật Bản đã sẵn sàng đầu hàng Đồng Minh nhiều tháng trước khi xảy ra hai vụ ném bom nguyên tử ghê tởm xuống Hiroshima và Nagasaki.
Tiến sĩ Kohls nhấn mạnh: "Các cơ quan tình báo Mỹ...đã biết rõ (và đã trình báo lên tổng thống) việc Nhật Bản tìm cách đầu hàng trong danh dự nhiều hàng tháng trước khi Tổng thống Truman ra lệnh hủy diệt Hiroshima". Ông nói thêm rằng Washington rõ ràng đã có thể kết thúc cuộc chiến trước khi ném bom nguyên tử xuống Hiroshima.
Nhà nghiên cứu Gary G. Kohls cho biết: "Nhật Bản đang tiến hành các cuộc hòa đàm thông qua đại sứ nước này tại Moscow vào đầu tháng 4/1945, với việc Nhật Bản đã có ý định đầu hàng từ cuối năm 1944".
Tiến sĩ Kohls dẫn lời Bộ trưởng Chiến tranh Mỹ thời đó là Henry Stimson Lewis thừa nhận: "Vào mùa xuân năm 1945, một bộ phận lớn nội các Nhật Bản đã sẵn sàng chấp nhận các điều khoản tương tự như các điều khoản đầu hàng cuối cùng mà Nhật hoàng đã chấp nhận”.
Nhà nghiên cứu này lưu ý rằng việc Washington sử dụng vũ khí hạt nhân chống Nhật Bản là để chứng minh với thế giới, đặc biệt là với Liên Xô và Joseph Stalin, về sức mạnh quân sự ngày càng tăng của nước Mỹ “bá chủ toàn cầu” tương lai.
|
Thủ tướng Anh thời đó Winston Churchill đã đề xuất dùng bom nguyên tử tấn công Liên Xô. |
Thậm chí các nhà hoạch định chính sách hiếu chiến ở Washington còn cân nhắc "Operation Unthinkable" (Chiến dịch không thể tưởng tượng được) dùng bom nguyên tử tấn công Liên Xô mà Thủ tướng Anh Winston Churchill đã đề xuất. Kế hoạch này đã được Bộ Tổng tham mưu hỗn hợp của Quân đội Anh đưa ra vào “vào cuối tháng 5/1945”, chỉ vài tuần sau khi Liên Xô và các nước đồng minh đánh bại phát xít Đức.
Một tài liệu được giải mật của FBI nêu rõ Thủ tướng Churchill từng nói rằng nếu một quả bom nguyên tử được ném xuống và xóa sổ Điện Kremlin, thì việc xử lý các vấn đề với người Nga sẽ trở nên dễ dàng hơn.