Tạp chí Jane’s dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Mỹ cho hay, vào hôm 17/5 đã có ít nhất hai máy bay tiêm kích J-11 của Không quân Trung Quốc bay áp sát một máy bay trinh sát EP-3E Aries II của Hải quân Mỹ khi nó đang hoạt động trong không phận quốc tế trên Biển Đông.Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ Trung tá Michelle Baldanza cho biết, khi xảy ra sự cố trên máy bay trinh sát của Mỹ vẫn đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra thông thường thì bất ngờ hai chiếc J-11 của Trung Quốc xuất hiện bay áp sát EP-3E và các máy bay chỉ cách nhau 15m.Cũng theo mô tả của Bộ Quốc phòng Mỹ, sự việc trên vi phạm nghiêm trọng đến quy định quốc tế về an toàn bay, dù vậy dường như phía Mỹ vẫn không muốn làm lớn chuyện nay ngay cả khi chiếc EP-3E ghi lại mọi hành động của chiến đấu cơ Trung Quốc. Trong khi đó về phía Trung Quốc cũng tuyên bố là đang theo dõi sự việc.Dù Mỹ và Trung Quốc không hề có bất cứ động thái rõ ràng nào nhưng sự việc hôm 17/5 đã càng làm leo thang căng thẳng trên Biển Đông, trước đó vào hôm 10/5 Trung Quốc cũng đã cử máy bay chiến đấu theo dõi tàu khu trục lớp Arleigh Burke USS William P Lawrence của Hải quân Mỹ khi nó đang tuần tra trên vùng biển quốc tế cách các đảo thuộc quần đảo Trường Sa do Trung Quốc kiểm soát 12 hải lý.Mặc dù Mỹ không có bất cứ tranh chấp lãnh thổ nào ở khu vực Biển Đông nhưng Washington tuyên bố có lợi ích cốt lõi ở khu vực này nhằm duy trì tự do an ninh hàng hải và sự ổn định trong khu vực. EP-3E Aries II là biến thể trinh sát của dòng máy bay chống ngầm P-3 Orion cũng do Lockheed Martin phát triển, nó được sử dụng chủ yếu bởi Hải quân Mỹ và Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.Về thiết kế cơ bản EP-3E tương tự như P-3 vì hầu hết chúng được nâng cấp lên từ các biến thể của dòng máy bay chống ngầm này, nó có phi hành đoàn hơn 20 người bao gồm cả tổ phi công.Nhiệm vụ chính của EP-3E thực hiện các hoạt động trinh sát điện tử theo thời gian thực nhằm đưa ra các chỉ dẫn và cảnh báo cho trung tâm chỉ huy hạm đội, tìm kiếm và theo dõi mục tiêu, áp chế điện tử hệ thống phòng không của đối phương và hổ trợ các hoạt động trên không.EP-3E được trang bị bốn động cơ cánh quạt Allison T56-A-14 có công suất 4.600 shp với tốc độ bay tối đa là 750km/h và có tầm hoạt động hơn 5.500km. Các thông số này đều tương tự như trên P-3.Điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất giữa EP-3E Aries II và P-3 là hệ thống radar trinh sát được tích hợp thêm bên dưới thân và phía trên thân của EP-3E, bên cạnh đó thiết bị cảm biến chống ngầm ở phần đuôi P-3 cũng được gỡ bỏ.
Tạp chí Jane’s dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Mỹ cho hay, vào hôm 17/5 đã có ít nhất hai máy bay tiêm kích J-11 của Không quân Trung Quốc bay áp sát một máy bay trinh sát EP-3E Aries II của Hải quân Mỹ khi nó đang hoạt động trong không phận quốc tế trên Biển Đông.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ Trung tá Michelle Baldanza cho biết, khi xảy ra sự cố trên máy bay trinh sát của Mỹ vẫn đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra thông thường thì bất ngờ hai chiếc J-11 của Trung Quốc xuất hiện bay áp sát EP-3E và các máy bay chỉ cách nhau 15m.
Cũng theo mô tả của Bộ Quốc phòng Mỹ, sự việc trên vi phạm nghiêm trọng đến quy định quốc tế về an toàn bay, dù vậy dường như phía Mỹ vẫn không muốn làm lớn chuyện nay ngay cả khi chiếc EP-3E ghi lại mọi hành động của chiến đấu cơ Trung Quốc. Trong khi đó về phía Trung Quốc cũng tuyên bố là đang theo dõi sự việc.
Dù Mỹ và Trung Quốc không hề có bất cứ động thái rõ ràng nào nhưng sự việc hôm 17/5 đã càng làm leo thang căng thẳng trên Biển Đông, trước đó vào hôm 10/5 Trung Quốc cũng đã cử máy bay chiến đấu theo dõi tàu khu trục lớp Arleigh Burke USS William P Lawrence của Hải quân Mỹ khi nó đang tuần tra trên vùng biển quốc tế cách các đảo thuộc quần đảo Trường Sa do Trung Quốc kiểm soát 12 hải lý.
Mặc dù Mỹ không có bất cứ tranh chấp lãnh thổ nào ở khu vực Biển Đông nhưng Washington tuyên bố có lợi ích cốt lõi ở khu vực này nhằm duy trì tự do an ninh hàng hải và sự ổn định trong khu vực.
EP-3E Aries II là biến thể trinh sát của dòng máy bay chống ngầm P-3 Orion cũng do Lockheed Martin phát triển, nó được sử dụng chủ yếu bởi Hải quân Mỹ và Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.
Về thiết kế cơ bản EP-3E tương tự như P-3 vì hầu hết chúng được nâng cấp lên từ các biến thể của dòng máy bay chống ngầm này, nó có phi hành đoàn hơn 20 người bao gồm cả tổ phi công.
Nhiệm vụ chính của EP-3E thực hiện các hoạt động trinh sát điện tử theo thời gian thực nhằm đưa ra các chỉ dẫn và cảnh báo cho trung tâm chỉ huy hạm đội, tìm kiếm và theo dõi mục tiêu, áp chế điện tử hệ thống phòng không của đối phương và hổ trợ các hoạt động trên không.
EP-3E được trang bị bốn động cơ cánh quạt Allison T56-A-14 có công suất 4.600 shp với tốc độ bay tối đa là 750km/h và có tầm hoạt động hơn 5.500km. Các thông số này đều tương tự như trên P-3.
Điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất giữa EP-3E Aries II và P-3 là hệ thống radar trinh sát được tích hợp thêm bên dưới thân và phía trên thân của EP-3E, bên cạnh đó thiết bị cảm biến chống ngầm ở phần đuôi P-3 cũng được gỡ bỏ.