Theo hãng tin Reuters, tàu khu trục USS William P. Lawrence đã tiến vào khu vực hải lý quanh đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Ngay sau đó, phía Trung Quốc đã điều 3 chiến đấu cơ và 3 chiến hạm đeo bám tàu chiến Mỹ. Các tàu Trung Quốc đã thách thức tàu Lawrence hàng chục lần qua radio nhưng không tiến lại gần.Đá Chữ Thập là một rạn san hô thuộc cụm Nam Yết của quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trung Quốc chiếm đóng phi pháp trên đá này từ năm 1988. Đến năm 2014, Trung Quốc bắt đầu đợt cải tạo quy mô trái phép đá này thành đảo nhân tạo lớn nhất Trường Sa. Đường băng trên đá Chữ Thập dài hơn 3.000 m, có khả năng đảm bảo hoạt động của mọi loại máy bay, bao gồm phi cơ ném bom chiến lược tầm xa của Trung Quốc. Ảnh: Zing Chiến hạm Mỹ áp sát đá Chữ Thập mang tên USS William P. Lawrence (DDG-110) là chiếc tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke thứ 60 đóng cho Hải quân Mỹ. Nó có lượng giãn nước toàn tải lên tới 9.200 tấn, dài 155,3m, rộng 20m, mớn nước 9,4m. Tàu được vận hành bởi 380 thủy thủ và sĩ quan, tốc độ hành trình 30 hải lý/h.USS William P. Lawrence (DDG-110) được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis cực kỳ tối tân. Đó là sự tích hợp của nhiều thành phần khác nhau, dựa trên một số hệ thống cảm biến riêng biệt để theo dõi các mối đe dọa khác nhau từ mìn, ngư lôi, tàu ngầm, đến các mục tiêu đường không, tên lửa chống hạm, tên lửa đạn đạo. Ảnh: DDG-110 đang được chế tạo.“Trái tim” của hệ thống Aegis trên tàu William P. Lawrence là radar mạng pha chủ động AN/SPY-1D với các mạng anten bố trí trên thượng tầng. Nó có khả năng phát hiện - theo dõi mục tiêu, điều khiển hỏa lực, dẫn đường phi đội chiến đấu cơ tác chiến... Đây được xem là loại radar hàng hải tiên tiến nhất thế giới hiện nay, không có loại radar nào của Nga hay là Trung Quốc sánh được.Vũ khí chính của hệ thống chiến đấu Aegis là tên lửa đánh chặn Standard Missile (SM), các biến thể đời đầu của hệ thống chiến đấu Aegis sử dụng tên lửa đánh chặn RIM-66/67/156 (SM-2). Đây là loại tên lửa nhiên liệu rắn có tầm bắn tối đa tới 170 km với tầm cao 24 km. Biến thể SM-2 Block IIIA sử dụng đầu dò radar bán chủ động, SM-2 Block IIIB sử dụng đầu dò hồng ngoại bán chủ động. Tàu khu trục Mỹ áp sát đá Chữ Thập có thể mang tới 96 tên lửa SM-2 trong module bệ phóng Mk41 (tổng cộng 96 ống phóng). Ngoài SM-2, Mk41 có thể triển khai nhiều loại tên lửa khác. Hiện chưa có tàu chiến nào của Nga hay Trung Quốc sở hữu hệ thống bệ phóng tối tân như Mk41. Các bệ phóng đứng của Nga hay Trung Quốc mới chỉ cho phép triển khai một kiểu tên lửa duy nhất.Với tối đa đến 96 quả tên lửa SM-2 cho phép tàu khu trục DDG-110 đảm bảo “ô phòng không” rộng lớn bảo vệ cả một biên đội tàu chiến trước mọi mối đe dọa từ trên không. Các máy bay chiến đấu đe dọa sẽ bị bắn hạ ngoài cả tầm phóng tên lửa của chúng. Ví dụ loại J-11 của Trung Quốc hiện chỉ trang bị các tên lửa chống hạm có tầm bắn 50-70km.Ngoài SM-2, Mk41 trên tàu DDG-110 có thể triển khai tên lửa hành trình hải đối đất BGM-109 Tomahawk có tầm phóng lên tới 1.500km, độ chính xác cự cao…….Tên lửa chống ngầm RUM-139 có tầm phóng 20-30km.Hỏa lực chống tàu ngầm của tàu chiến Mỹ còn có 6 ống phóng ngư lôi Mk 46 324mm.Đến hai trực thăng chống ngầm SH-60.Hệ thống pháo trên tàu khu trục USS William Lawrence còn có tổ hợp pháo hạm đa năng 127mm Mk45……và hai bệ pháo phòng không tầm cực gần CIWS Phalanx.
Theo hãng tin Reuters, tàu khu trục USS William P. Lawrence đã tiến vào khu vực hải lý quanh đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Ngay sau đó, phía Trung Quốc đã điều 3 chiến đấu cơ và 3 chiến hạm đeo bám tàu chiến Mỹ. Các tàu Trung Quốc đã thách thức tàu Lawrence hàng chục lần qua radio nhưng không tiến lại gần.
Đá Chữ Thập là một rạn san hô thuộc cụm Nam Yết của quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trung Quốc chiếm đóng phi pháp trên đá này từ năm 1988. Đến năm 2014, Trung Quốc bắt đầu đợt cải tạo quy mô trái phép đá này thành đảo nhân tạo lớn nhất Trường Sa. Đường băng trên đá Chữ Thập dài hơn 3.000 m, có khả năng đảm bảo hoạt động của mọi loại máy bay, bao gồm phi cơ ném bom chiến lược tầm xa của Trung Quốc. Ảnh: Zing
Chiến hạm Mỹ áp sát đá Chữ Thập mang tên USS William P. Lawrence (DDG-110) là chiếc tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke thứ 60 đóng cho Hải quân Mỹ. Nó có lượng giãn nước toàn tải lên tới 9.200 tấn, dài 155,3m, rộng 20m, mớn nước 9,4m. Tàu được vận hành bởi 380 thủy thủ và sĩ quan, tốc độ hành trình 30 hải lý/h.
USS William P. Lawrence (DDG-110) được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis cực kỳ tối tân. Đó là sự tích hợp của nhiều thành phần khác nhau, dựa trên một số hệ thống cảm biến riêng biệt để theo dõi các mối đe dọa khác nhau từ mìn, ngư lôi, tàu ngầm, đến các mục tiêu đường không, tên lửa chống hạm, tên lửa đạn đạo. Ảnh: DDG-110 đang được chế tạo.
“Trái tim” của hệ thống Aegis trên tàu William P. Lawrence là radar mạng pha chủ động AN/SPY-1D với các mạng anten bố trí trên thượng tầng. Nó có khả năng phát hiện - theo dõi mục tiêu, điều khiển hỏa lực, dẫn đường phi đội chiến đấu cơ tác chiến... Đây được xem là loại radar hàng hải tiên tiến nhất thế giới hiện nay, không có loại radar nào của Nga hay là Trung Quốc sánh được.
Vũ khí chính của hệ thống chiến đấu Aegis là tên lửa đánh chặn Standard Missile (SM), các biến thể đời đầu của hệ thống chiến đấu Aegis sử dụng tên lửa đánh chặn RIM-66/67/156 (SM-2). Đây là loại tên lửa nhiên liệu rắn có tầm bắn tối đa tới 170 km với tầm cao 24 km. Biến thể SM-2 Block IIIA sử dụng đầu dò radar bán chủ động, SM-2 Block IIIB sử dụng đầu dò hồng ngoại bán chủ động.
Tàu khu trục Mỹ áp sát đá Chữ Thập có thể mang tới 96 tên lửa SM-2 trong module bệ phóng Mk41 (tổng cộng 96 ống phóng). Ngoài SM-2, Mk41 có thể triển khai nhiều loại tên lửa khác. Hiện chưa có tàu chiến nào của Nga hay Trung Quốc sở hữu hệ thống bệ phóng tối tân như Mk41. Các bệ phóng đứng của Nga hay Trung Quốc mới chỉ cho phép triển khai một kiểu tên lửa duy nhất.
Với tối đa đến 96 quả tên lửa SM-2 cho phép tàu khu trục DDG-110 đảm bảo “ô phòng không” rộng lớn bảo vệ cả một biên đội tàu chiến trước mọi mối đe dọa từ trên không. Các máy bay chiến đấu đe dọa sẽ bị bắn hạ ngoài cả tầm phóng tên lửa của chúng. Ví dụ loại J-11 của Trung Quốc hiện chỉ trang bị các tên lửa chống hạm có tầm bắn 50-70km.
Ngoài SM-2, Mk41 trên tàu DDG-110 có thể triển khai tên lửa hành trình hải đối đất BGM-109 Tomahawk có tầm phóng lên tới 1.500km, độ chính xác cự cao…
….Tên lửa chống ngầm RUM-139 có tầm phóng 20-30km.
Hỏa lực chống tàu ngầm của tàu chiến Mỹ còn có 6 ống phóng ngư lôi Mk 46 324mm.
Đến hai trực thăng chống ngầm SH-60.
Hệ thống pháo trên tàu khu trục USS William Lawrence còn có tổ hợp pháo hạm đa năng 127mm Mk45…
…và hai bệ pháo phòng không tầm cực gần CIWS Phalanx.