Theo Sputnik, phiên bản trực thăng tấn công Mi-28NM của Nga đang được thử nghiệm để trang bị một loạt mẫu tên lửa chống tăng dẫn đường tầm xa thế hệ mới giúp nó trở thành sát thủ diệt tăng mạnh nhất thế giới.Valery Kashin - một trong những thiết kế trưởng của đề án phát triển Mi-28NM cho biết, hiện tại mẫu trực thăng tấn công này đã được trang bị thử nghiệm hai dòng tên lửa 9M120 Ataka và 9M123 Khrizantema với tầm bắn hiệu quả lên tới 6km. Trong đó Ataka đã quá quen thuộc với các biến thể Mi-28 trước đây, nhưng Khrizantema thì lại hoàn toàn khác. Do đó hệ thống điều khiển hỏa lực trên Mi-28NM cũng sẽ được thay đổi để phủ hợp hơn với tên lửa mới.Với hệ thống radar điều khiển hỏa lực cùng thiết bị trinh sát điện tử hiện đại, Mi-28NM có thể tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết cả ngày lẫn đêm, điều này sẽ cho phép tăng tối đa tầm bắn của các dòng tên lửa chống tăng nó mang theo như Ataka từ 6km hiện tại lên đến 8km. Tuy nhiên, thế vẫn chưa đủ để Mi-28NM vượt mặt AH-64 Apache, khi mà Apache được trang bị tên lửa Hellfire có tầm phóng đến 10km.Mi-28NM là biến thể hiện đại nhất của dòng trực thăng tấn công Mi-28 của Nga. Nó có thiết kế hoàn toàn khác biệt so với Mi-28N trước đây mặc dù chúng vẫn còn vài điểm chung thay đổi lớn nhất, có lẽ vẫn là về trang thiết bị điện tử với hệ thống radar mới, hệ thống kiểm soát bay và điều khiển hỏa lực được hiện đại hóa.Hệ thống vũ khí trên Mi-28NM cơ bản được giữ nguyên như trên Mi-28N với một pháo tự động 30mm Shipunov 2A42, hệ thống giá treo vũ khí ở hai bên thân máy bay với trang bị chính gồm rocket phóng loạt, tên lửa chống tăng và tên lửa không đối không. Bên cạnh đó là tổ hợp áp chế điện tử Richag-AV.Tên lửa chống tăng dẫn đường 9M120 Ataka được trang bị trên các dòng trực thăng tấn công Nga từ khá lâu và không chỉ có trực thăng nó còn được triển khai trên nhiều nền tảng khác. Ataka có tầm bắn hiệu quả 6km và được dẫn đường bằng bằng hệ thống SACLOS với khả năng tấn công chính xác mục tiêu gần như 100% ở khoảng cách 4km.Trong khi đó đối với 9M123 Khrizantema nó hầu như chưa từng được trang bị trên các dòng trực thăng vũ trang Nga và chỉ được biết tới với danh nghĩa là tổ hợp tên lửa chống tăng tự hành Khrizantema-S.9M123 Khrizantema được trang bị đầu dẫn kép với hệ thống dẫn đường radar ACLOS và dẫn đường bằng laser SACLOS. Tầm bắn của Khrizantema cũng tầm 6km và có độ sai lệch dưới 5m so với mục tiêu hạn chế này sẽ được cải thiện với hệ thống dẫn đường mới trên Mi-28NM.Trong ảnh là một chiếc Mi-28NM bay thử nghiệm với đầy tải vũ khí trong tháng này.Ta có thể thấy mỗi bên cánh phụ của nó mang theo tới 8 tên lửa chống tăng dẫn đường và ở đầu cánh là các tổ hợp tác chiến điện tử Richag-AV.
Theo Sputnik, phiên bản trực thăng tấn công Mi-28NM của Nga đang được thử nghiệm để trang bị một loạt mẫu tên lửa chống tăng dẫn đường tầm xa thế hệ mới giúp nó trở thành sát thủ diệt tăng mạnh nhất thế giới.
Valery Kashin - một trong những thiết kế trưởng của đề án phát triển Mi-28NM cho biết, hiện tại mẫu trực thăng tấn công này đã được trang bị thử nghiệm hai dòng tên lửa 9M120 Ataka và 9M123 Khrizantema với tầm bắn hiệu quả lên tới 6km. Trong đó Ataka đã quá quen thuộc với các biến thể Mi-28 trước đây, nhưng Khrizantema thì lại hoàn toàn khác. Do đó hệ thống điều khiển hỏa lực trên Mi-28NM cũng sẽ được thay đổi để phủ hợp hơn với tên lửa mới.
Với hệ thống radar điều khiển hỏa lực cùng thiết bị trinh sát điện tử hiện đại, Mi-28NM có thể tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết cả ngày lẫn đêm, điều này sẽ cho phép tăng tối đa tầm bắn của các dòng tên lửa chống tăng nó mang theo như Ataka từ 6km hiện tại lên đến 8km. Tuy nhiên, thế vẫn chưa đủ để Mi-28NM vượt mặt AH-64 Apache, khi mà Apache được trang bị tên lửa Hellfire có tầm phóng đến 10km.
Mi-28NM là biến thể hiện đại nhất của dòng trực thăng tấn công Mi-28 của Nga. Nó có thiết kế hoàn toàn khác biệt so với Mi-28N trước đây mặc dù chúng vẫn còn vài điểm chung thay đổi lớn nhất, có lẽ vẫn là về trang thiết bị điện tử với hệ thống radar mới, hệ thống kiểm soát bay và điều khiển hỏa lực được hiện đại hóa.
Hệ thống vũ khí trên Mi-28NM cơ bản được giữ nguyên như trên Mi-28N với một pháo tự động 30mm Shipunov 2A42, hệ thống giá treo vũ khí ở hai bên thân máy bay với trang bị chính gồm rocket phóng loạt, tên lửa chống tăng và tên lửa không đối không. Bên cạnh đó là tổ hợp áp chế điện tử Richag-AV.
Tên lửa chống tăng dẫn đường 9M120 Ataka được trang bị trên các dòng trực thăng tấn công Nga từ khá lâu và không chỉ có trực thăng nó còn được triển khai trên nhiều nền tảng khác. Ataka có tầm bắn hiệu quả 6km và được dẫn đường bằng bằng hệ thống SACLOS với khả năng tấn công chính xác mục tiêu gần như 100% ở khoảng cách 4km.
Trong khi đó đối với 9M123 Khrizantema nó hầu như chưa từng được trang bị trên các dòng trực thăng vũ trang Nga và chỉ được biết tới với danh nghĩa là tổ hợp tên lửa chống tăng tự hành Khrizantema-S.
9M123 Khrizantema được trang bị đầu dẫn kép với hệ thống dẫn đường radar ACLOS và dẫn đường bằng laser SACLOS. Tầm bắn của Khrizantema cũng tầm 6km và có độ sai lệch dưới 5m so với mục tiêu hạn chế này sẽ được cải thiện với hệ thống dẫn đường mới trên Mi-28NM.
Trong ảnh là một chiếc Mi-28NM bay thử nghiệm với đầy tải vũ khí trong tháng này.
Ta có thể thấy mỗi bên cánh phụ của nó mang theo tới 8 tên lửa chống tăng dẫn đường và ở đầu cánh là các tổ hợp tác chiến điện tử Richag-AV.