Lý giải cuộc cách mạng tàu mặt nước của Hải quân Mỹ

Google News

(Kiến Thức) - Với việc trang bị các tàu tuần duyên LCS, tàu đổ bộ cao tốc, Hải quân Mỹ đang cho thấy sự thay đổi mang tính cách mạng.

Những năm gần đây, lượng lớn tàu tiếp vận và tàu chiến kiểu mới đã gia nhập hạm đội tàu mặt nước của Hải quân Mỹ, trong đó không ít tàu sẽ được trang bị cho Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ vào trước năm 2020 để hỗ trợ chiến lược “tái cân bằng châu Á – Thái Bình Dương”. Điều này cho thấy đội tàu mặt nước của Hải quân Mỹ đang có cuộc thay đổi mang tính cách mạng.
Chuyên gia quân sự của Tạp chí Jane's Defense Weekly đã có những phân tích tầm ảnh hưởng của các tàu mới đối với đội tàu mặt nước của Hải quân Mỹ:
 Tàu tuần duyên bờ biển thế hệ mới LCS.
Từ sau Chiến tranh Lạnh, tàu ngầm, tàu khu trục, tàu tuần dương và tàu hộ vệ là những chủ thể của hạm đội tàu mặt nước Hải quân Mỹ. Nhưng để đáp ứng với những thách thức của thế kỷ 21, hạm đội tàu mặt nước đang có xu hướng đi theo hướng một lực lượng hỗn hợp do tàu truyền thống và tàu kiểu mới hình thành.
Để đối phó với cuộc hải chiến quy mô lớn của đối phương, Hải quân Mỹ có kế hoạch duy trì lực lượng tác chiến hải quân gồm 11 tàu sân bay hạt nhân, 11 tàu tấn công đổ bộ, một số lượng nhất định tàu ngầm tấn công và tàu khu trục tên lửa. Để xử lý các vấn đề hàng ngày, thực hiện nhiệm vụ hợp tác an ninh toàn cầu, Hải quân Mỹ sẽ sử dụng các tàu tuần duyên bờ biển (LCS), tàu hậu cần cao tốc Spearhead (JHSV). Từ đó sẽ giúp các tàu có khả năng tác chiến mạnh tập trung đối phó với các nhiệm vụ và xung đột cường độ cao.
Tàu khu trục Zumwalt (DDG-1000) của Hải quân Mỹ sử dụng nhiều công nghệ mới trong thiết kế, được Hải quân Mỹ kỳ vọng rất lớn và đã quyết định mua 32 tàu khu trục type Zumwalt. Nhưng sau khi đánh giá mới đối với mối đe dọa mà hải quân đối mặt, trong đó nhấn mạnh các nhiệm vụ trọng tâm như phòng không điểm, phòng thủ tên lửa đạn đạo và tác chiến chống ngầm, thì DDG 1000 lại không thích hợp cho những nhiệm vụ này. Ngoài ra, do giá thành quá cao, cho nên Hải quân Mỹ đã đưa ra quyết định cuối cùng là cắt giảm xuống còn 3 tàu. Trong đó tàu Zumwalt đầu tiên đã được hạ thủy vào tháng 11/2013 và có thể hình thành năng lực tác chiến ban đầu (IOC) vào năm 2016.
 Tàu hậ cần cao tốc 2 thân JHSV.
Theo kế hoạch ban đầu của Hải quân Mỹ là đóng 52 tàu chiến tuần dương (LCS), nhưng gần đây Bộ quốc phòng Mỹ đã chỉ thị cho hải quân cắt giảm số lượng tàu này xuống còn 32 tàu. LCS có thể lựa chọn triển khai một “gói nhiệm vụ”, như gói nhiệm vụ chống ngầm (ASW), gói nhiệm vụ tác chiến mặt nước (SuW) và gói nhiệm vụ tác chiến chống thủy lôi (MCM) tùy từng trường hợp.
Tàu đổ bộ cơ động (MLP) cũng cung cấp một loại khái niệm hành động trên biển mới hoàn toàn. MLP được thiết kế cải tiến trên nền tảng tàu chở dầu thương mại, có thể đảm bảo dịch vụ vận chuyển hậu cần trên biển cho tác chiến đổ bộ. Tàu USNS Montford Point (MLP-1) dài 233m có thể được triển khai trong năm 2015, tàu MLP thứ 3 và 4 cũng đã được kinh phí đóng.
 Tàu vận tải đổ bộ MLP-1.
Về phương diện tác chiến đổ bộ, Hải quân Mỹ sẽ tiếp nhận tàu tấn công đổ bộ America (USS America LHA-6), còn tàu Tripoli (LHA-7) thứ 2 dự kiến sẽ được bàn giao vào năm 2018. America là tàu tấn công đổ bộ lớn nhất thế giới với việc lấy tác chiến hàng không làm trong tâm, có thể chở đươc máy bay chiến đấu F-35B cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng và máy bay MV-22 Osprey.
“Mặc dù các tàu này vẫn đang trong giai đoạn tranh cãi về ngân sách, nhưng có một điều rất rõ ràng là đội tàu mặt nước của Hải quân Mỹ trong thế kỷ 21 đã bắt đầu có sự thay đổi lớn và đang dần hình thành khái niệm tác chiến mới, quá trình này sẽ tiếp tục trong thập kỷ tới”, chuyên gia của Jane’s cho biết.
Bằng Hữu

Bình luận(0)