Lục lọi kho siêu bom của nước Mỹ (1): bom động đất T-12

Google News

(Kiến Thức) - T-12 là loại bom thông thường nặng nhất từng được tạo ra trên thế giới cho đến tận ngày nay, với trọng lượng gần 20 tấn.

T-12 Cloudmaker là loại bom khởi đầu dòng “siêu bom” được Mỹ phát triển từ năm 1944. Nó dựa theo mẫu thiết kế của những loại bom “động đất” như Tallboy hay Grand Slam vốn được Anh sử dụng khá thành công trong Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Điểm chung trong thiết kế của chúng là những quả bom rất nặng, có hình dạng khí động tốt, phần đầu trái bom được bọc thép dày. Bom được thả từ trên cao nhằm tạo một vận tốc lớn khi tiếp xúc với mục tiêu, trọng lượng lớn cùng phần mũi cứng sẽ giúp trái bom xuyên qua được những lớp vỏ bảo vệ kiên cố và thâm nhập sâu vào bên trong mục tiêu.
 Siêu bom phi hạt nhân nặng nhất trong lịch sử T-12.
Tại đây, lượng thuốc nổ rất lớn trong khoang thân sẽ được kích nổ tạo ra sóng xung kích cực mạnh, phá nát toàn bộ kết cấu bên trong của mục tiêu đồng thời đánh sập nó hoàn toàn, hiệu ứng này giống như một cơn trấn động địa chất, đó là lý do tại sao chúng được gọi với cái tên “bom động đất”. Chúng được dùng để hủy diệt những mục tiêu kiên cố mà những loại bom thường không có tác dụng.
T-12 là loại bom lớn nhất trong kiểu bom này và cũng là loại bom thông thường nặng nhất từng được tạo ra trên thế giới cho đến tận ngày nay. Thiết kế ban đầu dự tính trái bom có khối lượng 19 tấn, nhưng khi hoàn thiện Cloudmaker nặng gần 20 tấn, tức nặng gấp đôi “nguồn cảm hứng” Grand Slam 10 tấn hay tiền bối M110 (T-14).
Nhưng T-12 không đơn thuần là một bản sao chép cỡ to của những loại bom có trước, các kiến trúc sư đã có nhiều sửa đổi bí mật kết cấu bên trong của nó, kết quả trái bom được ghép từ 6 phần riêng biệt. Tuy nhiên, do hạn chế công nghệ thời bấy giờ nên T-12 vẫn chịu chung số phận là bom “ngu”, đây là điểm yếu lớn nhất của những trái bom động đất.
 Chỉ có "pháo đài bay" B-36 khi đó là đủ sức mang được siêu bom T-12.
Trên lý thuyết, muốn loại bom này phát huy tối đa tác dụng, bom cần khoan sâu vào trong mục tiêu, khi đó cần phải tạo cho chúng một vận tốc xấp xỉ vận tốc âm thanh. Người ta chưa thể lắp động cơ gia tốc lên trái bom như bây giờ, cách duy nhất là thả chúng từ độ cao nhiều km, với những trái bom không điều kiển điều này sẽ làm chúng bị lệch xa mục tiêu rất xa. Phần đuôi chỉ có 4 cánh lái hướng tạo sự tự quay quanh trục cân bằng kiểu chong chóng cho phép hạn chế sai lệch khi bom được thả từ độ cao rất lớn.
Phương tiện bay duy nhất trong kho vũ khí của Mỹ lúc bấy giờ có đủ sức để “cõng” loại bom động đất trên là máy bay phản lực Convair B-36 Peacemaker. Cloudmaker được dùng khá hạn chế, những nó được lưu dữ khá dài trong kho vũ khí, trong chiến dịch Bão táp sa mạc khét tiếng năm 1991, người ta đã lôi những quả bom cổ lỗ này ra, sửa đổi một lần nữa và sử dụng, tuy nhiên nó chỉ mang tới nỗi thất vọng.
Sau đó gần như T-12 trở thành “đồ của bảo tàng” nhưng dù sao “vua bom” một thời cũng là cơ sở để Mỹ phát triển những loại bom “khủng” khác sau này.
Anh Trần

Bình luận(0)