Cuộc tập trận mang tên Velayat Sanctuary 4 diễn ra vào gần cuối tháng 12/2013 với sự có mặt của dàn tiêm kích chủ lực Không quân Iran gồm: tiêm kích hạng nặng F-4E Phantom; cường kích Su-25; tiêm kích hạng nhẹ F-5, tiêm kích Mirage F-1 và tiêm kích nội địa Saeqeh (thần sấm). Trong ảnh là dàn F-4 Phantom trước giờ xuất kích.
Từ trái sang phải: tiêm kích nội địa Saeqeh (Iran sản xuất); Mirage F-1.
Hai phi công F-4E kiểm tra thông số kỹ thuật đảm bảo an toàn trước giờ cất cánh. iên phi công đang kiểm tra kỹ thuật máy bay chiến đấu Mirage F1 – đây là thiết kế do hãng Dassault Aviation Pháp sản xuất. Không quân Iran hiện có trong biên chế 10 chiếc Mirage F1EQ5/BQ hầu hết là thu giữ được từ Không quân Iraq năm 1991 (phi công Iraq đã lái máy bay chiến đấu chạy sang Iran để tránh bị Mỹ hủy diệt).
Dù là quốc gia chống Mỹ nhưng Iran hiện vận sử dụng số lượng lớn máy bay Mỹ, điển hình là F-4 Phantom với số lượng 60 chiếc được nhập khẩu từ trước cuộc cách mạng Hồi giáo 1979.
Theo một số nguồn tin, để duy trì hoạt động F-4 trong điều kiện bị cấm vận vũ khí, Iran đã tự sản xuất linh kiện duy trì và nâng cấp hệ thống điện tử hàng không và radar do Trung Quốc chế tạo.
Về hỏa lực vũ khí, F-4 của Iran được cho là trang bị hầu hết tên lửa, bom nội địa. Trong tháng 9/2013, Bộ Quốc phòng Iran tuyên bố đã trang bị cho F-4E tên lửa chống tàu Nasr và Qader đạt tầm bắn lần lượt 35km và 200km. Cũng trong cuộc tập trận Velayat Sanctuary 4, truyền thông Iran thông báo đã thực hiện thành công cuộc bắn thử tên lửa hành trình Qader từ F-4E hủy diệt mục tiêu di động trên biển.
Tiêm kích chiếm ưu thế trên không Mirage F1BQ 2 chỗ ngồi trước giờ cất cánh.
Mirage F1 có khả năng mang tới 6,3 tấn vũ khí gồm bom và tên lửa. Nhiều khả năng, Iran đã tự trang bị vũ khí nội địa cho Mirage F1 do mối quan hệ hợp tác quân sự Iran – Pháp gần như không có.
Biên đội Mirage F1BQ cất cánh. Trong tập trận lần này, Mirage F1 đảm nhiệm nhiệm vụ phá hủy mục tiêu trên mặt đất và đất liền.
Tiêm kích đa năng HESA Saeqeh do Iran chế tạo dựa trên mẫu tiêm kích hạng nhẹ F-5 của Mỹ. Dù Iran tuyên bố Saeqeh có sức mạnh tương đương F/A-18 nhưng nó chỉ có một chút sự khác biệt ở đuôi máy bay, còn lại nó chẳng khác gì một chiếc F-5.
Saeqeh lăn ra đường băng cất cánh.
Trong cuộc tập trận này, Saeqeh đảm nhiệm vai trò tấn công mục tiêu mặt đất và mặt biển bằng bom và rocket.
Biên đội cường kích hạng nặng Su-25UBK của Không quân Iran cất cánh. Cũng như Mirage F1, số máy bay này được Iran thu giữ sử dụng lại từ Iraq năm 1991, khoảng 13 chiếc còn phục vụ.
Máy bay C-130 Không quân Iran thả dù hàng.
Máy bay vận tải hạng nhẹ Cáp Nhĩ Tân Y-12-II được nhập khẩu từ Trung Quốc.
UAV AB-3 (còn gọi là Pahpad/Seeker-1) do Iran tự chế tạo đang cất cánh.
Cuộc tập trận mang tên Velayat Sanctuary 4 diễn ra vào gần cuối tháng 12/2013 với sự có mặt của dàn tiêm kích chủ lực Không quân Iran gồm: tiêm kích hạng nặng F-4E Phantom; cường kích Su-25; tiêm kích hạng nhẹ F-5, tiêm kích Mirage F-1 và tiêm kích nội địa Saeqeh (thần sấm). Trong ảnh là dàn F-4 Phantom trước giờ xuất kích.
Từ trái sang phải: tiêm kích nội địa Saeqeh (Iran sản xuất); Mirage F-1.
Hai phi công F-4E kiểm tra thông số kỹ thuật đảm bảo an toàn trước giờ cất cánh.
iên phi công đang kiểm tra kỹ thuật máy bay chiến đấu Mirage F1 – đây là thiết kế do hãng Dassault Aviation Pháp sản xuất. Không quân Iran hiện có trong biên chế 10 chiếc Mirage F1EQ5/BQ hầu hết là thu giữ được từ Không quân Iraq năm 1991 (phi công Iraq đã lái máy bay chiến đấu chạy sang Iran để tránh bị Mỹ hủy diệt).
Dù là quốc gia chống Mỹ nhưng Iran hiện vận sử dụng số lượng lớn máy bay Mỹ, điển hình là F-4 Phantom với số lượng 60 chiếc được nhập khẩu từ trước cuộc cách mạng Hồi giáo 1979.
Theo một số nguồn tin, để duy trì hoạt động F-4 trong điều kiện bị cấm vận vũ khí, Iran đã tự sản xuất linh kiện duy trì và nâng cấp hệ thống điện tử hàng không và radar do Trung Quốc chế tạo.
Về hỏa lực vũ khí, F-4 của Iran được cho là trang bị hầu hết tên lửa, bom nội địa. Trong tháng 9/2013, Bộ Quốc phòng Iran tuyên bố đã trang bị cho F-4E tên lửa chống tàu Nasr và Qader đạt tầm bắn lần lượt 35km và 200km. Cũng trong cuộc tập trận Velayat Sanctuary 4, truyền thông Iran thông báo đã thực hiện thành công cuộc bắn thử tên lửa hành trình Qader từ F-4E hủy diệt mục tiêu di động trên biển.
Tiêm kích chiếm ưu thế trên không Mirage F1BQ 2 chỗ ngồi trước giờ cất cánh.
Mirage F1 có khả năng mang tới 6,3 tấn vũ khí gồm bom và tên lửa. Nhiều khả năng, Iran đã tự trang bị vũ khí nội địa cho Mirage F1 do mối quan hệ hợp tác quân sự Iran – Pháp gần như không có.
Biên đội Mirage F1BQ cất cánh. Trong tập trận lần này, Mirage F1 đảm nhiệm nhiệm vụ phá hủy mục tiêu trên mặt đất và đất liền.
Tiêm kích đa năng HESA Saeqeh do Iran chế tạo dựa trên mẫu tiêm kích hạng nhẹ F-5 của Mỹ. Dù Iran tuyên bố Saeqeh có sức mạnh tương đương F/A-18 nhưng nó chỉ có một chút sự khác biệt ở đuôi máy bay, còn lại nó chẳng khác gì một chiếc F-5.
Saeqeh lăn ra đường băng cất cánh.
Trong cuộc tập trận này, Saeqeh đảm nhiệm vai trò tấn công mục tiêu mặt đất và mặt biển bằng bom và rocket.
Biên đội cường kích hạng nặng Su-25UBK của Không quân Iran cất cánh. Cũng như Mirage F1, số máy bay này được Iran thu giữ sử dụng lại từ Iraq năm 1991, khoảng 13 chiếc còn phục vụ.
Máy bay C-130 Không quân Iran thả dù hàng.
Máy bay vận tải hạng nhẹ Cáp Nhĩ Tân Y-12-II được nhập khẩu từ Trung Quốc.
UAV AB-3 (còn gọi là Pahpad/Seeker-1) do Iran tự chế tạo đang cất cánh.