Tờ Kyodo News của Nhật Bản cho hay, chính phủ Nhật Bản không từ bỏ việc tìm kiếm “khả năng tấn công căn cứ đối phương”, mà còn sẽ tiếp tục phối hợp với Mỹ. Việc thực hiện khả năng này của Nhật Bản chủ yếu dựa vào các loại vũ khí như tên lửa hành trình, máy bay chiến đấu, tên lửa đạn đạo.
Tên lửa hành trình
Kyodo News cho rằng, “khả năng tấn công căn cứ đối phương” là khái niệm dùng để đối phó tên lửa đạn đạo phóng từ Triều Tiên. Có thể hiểu là, nếu Nhật Bản phát hiện Triều Tiên đang chuẩn bị nhắm bắn tên lửa vào quốc gia này, tuy vẫn chưa phóng, nhưng có đầy đủ bằng chứng thì Nhật Bản cần phải tiêu diệt bệ phóng hay căn cứ tên lửa Triều Tiên ngay lập tức.
Trên thực tế, phác thảo kế hoạch “khả năng tấn công căn cứ đối phương” đã có từ lâu. Bài viết của cựu đại tá Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF) trên tạp chí nghiên cứu quân sự Nhật Bản cho rằng, muốn thực hiện khả năng này cần có tên lửa hành trình ngoài phạm vi hỏa lực đối phương và sử dụng các vũ khí như “
bom đường kính nhỏ” để tấn công.
Mặc dù, Nhật Bản hiện nay vẫn chưa trang bị tên lửa hành trình tầm xa giống như Tomahawk của Mỹ, nhưng Nhật Bản muốn nghiên cứu ra công nghệ tương ứng không phải là khó.
|
Hệ thống tên lửa chống hạm Type 88 của Nhật Bản.
|
Theo báo cáo, thông qua các biện pháp như thay đổi động cơ tiêu thụ nhiên liệu ít, Nhật Bản có khả năng sẽ nâng tầm bắn của tên lửa hành trình chống hạm Type 88 (tầm bắn 150km) lên hàng trăm thậm chí hàng nghìn km. Với khả năng phóng từ trên không, dưới nước và trên
tàu chiến mặt nước có thể đủ để tạo thành mối đe dọa đối với căn cứ tên lửa Triều Tiên.
Tên lửa hành trình thường sử dụng công nghệ thâm nhập ở độ cao thấp, nhưng bay ở độ cao thấp thường gặp nhiều trở ngại, vì vậy cần phải có hệ thống dẫn đường chính xác để cung cấp đường bay. Tên lửa hành trình Tomahawk sử dụng phương thức dẫn đường quán tính kết hợp dẫn đường GPS và dẫn đường bản đồ địa hình, mà những công nghệ này thì Nhật Bản đều đã có bước đột phá.
Nhật Bản còn đang nghiên cứu tên lửa chống hạm kiểu mới ASM-3 sử dụng động cơ đẩy rắn cho tầm bắn dự kiến hơn 200km. Đặc biệt, ASM-3 được phát triển trang bị cho tiêm kích đa năng F-2 giúp cho nước này có thêm vũ khí khống chế căn cứ tên lửa Triều Tiên.
Máy bay chiến đấu
Tướng lĩnh Nhật Bản cho rằng, hiện nay Nhật Bản tạm thời vẫn chưa có khả năng trang bị tên lửa hành trình tầm trung - xa, vì vậy máy bay chiến đấu mang bom thông minh sẽ là lựa chọn đầu tiên để Nhật Bản thực hiện tấn công căn cứ đối phương.
Tuy nhiên, máy bay chiến đấu hạng nặng F-15J của lực lượng phòng vệ trên không nước này không có khả năng tấn công đối đất chính xác. Vì vậy từ năm 2011, Nhật Bản đã tiếp tục thúc đẩy việc cải tiến nâng cấp máy bay chiến đấu F-2, dự án trọng tâm là trang bị bom dẫn đường chính xác JDAM của Mỹ. Nhật Bản còn đang xem xét việc trang bị “bom đường kính nhỏ” SDB mà Mỹ nghiên cứu những năm gần đây. Bom này thậm chí có khả năng tấn công mục tiêu di động.
|
Máy bay chiến đấu hạng nặng F-15J của Nhật Bản.
|
Ngoài ra, khả năng mang đạn dược linh hoạt của máy bay chiến đấu cũng đem lại nhiều lựa chọn cho Nhật Bản phát động tấn công. Với việc tăng cường hợp tác giữa châu Âu và Nhật Bản, không loại trừ khả năng Nhật Bản sẽ trang bị tên lửa hành trình tầm xa Storm Shadow của Châu Âu.
Theo cách nói của chuyên gia Anh, Storm Shadow tên lửa tàng hình hoàn thiện nhất thế giới, có thể thực hiện nhiệm vụ nguy hiểm nhất, tấn công bất kỳ mục tiêu nào ở bất kỳ nơi đâu.
Phát triển tên lửa đạn đạo
Năm 2013, Bộ quốc phòng Nhật Bản đã chính thức thảo luận về việc phát triển tên lửa đạn đạo tầm ngắn có tầm bắn 400-500km. Trên thực tế, công nghệ tên lửa vận chuyển tiên tiến của Nhật bản có thể sẽ nhanh chóng chuyển đổi thành khả năng sản xuất tên lửa đạn đạo thực tế.
Trước đó, Mỹ sớm cung cấp công nghệ tên lửa đẩy Delta cho Nhật Bản, lưu ý rằng tên lửa Delta được phát triển dựa trên tên lửa đạn đạo Thor. Trong khi việc nghiên cứu thành công hàng loại tên lửa đẩy M và H-2 của Nhật Bản khiến cho việc phát triển tên lửa đạn đạo thể răn của Nhật Bản dễ dàng thành công.
Năm 2013, sau khi Nhật Bản phóng thành công tên lửa đẩy kiểu mới Epsilon, các nước Đông Á phổ biến cho rằng, tên lửa này có thể dễ dàng chuyển thành tên lửa đạn đạo tầm xa.