Mỹ vì muốn đối phó với Không quân Liên Xô nên luôn luôn hy vọng có được các loại máy bay chiến đấu MiG. Sau khi bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, nước Mỹ cuối cùng đã có cơ hội vào năm 1977, họ đã mua được một chiếc chiến đấu cơ J-7B của Trung Quốc. Đây vốn là phiên bản sao chép mẫu tiêm kích MiG-21 của Liên Xô.Điều không ngờ là cho đến tận đầu thế kỷ 21, Mỹ vẫn còn tiếp tục sử dụng chiếc máy bay mua của Trung Quốc. Năm 2006, Không quân Mỹ lần đầu tiên hé lộ việc từng sử dụng máy bay chiến đấu của phe Xã hội chủ nghĩa để tiến hành huấn luyện không chiến. Đơn vị sử dụng máy bay chiến đấu Trung Quốc đó có phiên hiệu là 4477.Điều khiến quân đội Mỹ mừng vui ra mặt là chiếc máy bay này là một phiên bản đã được cải tiến sau quá trình thực chiến của tiêm kích MiG-21, mà quan trọng nhất là Trung Quốc có thể cung cấp số lượng lớn cho họ.Phi đội thực nghiệm 4477 trang bị toàn bộ là tiêm kích J-7B. Các máy bay có dù giảm tốc ở phía trên động cơ, pháo ở bên trái buồng lái, các đặc điểm nổi bật đều giống hệt MiG-21.Sau khi có được J-7B, quân Mỹ lập tức đem nó làm cốt lõi cho một phi đội mô phỏng các loại máy bay chiến đấu Mig và gần như tất cả các đơn vị không quân tác chiến đều được vội vàng cho bắt đầu thử giao chiến với J-7B.Trong 10 năm bắt đầu từ năm 1977, phi đội 4477 ở tại căn cứ không quân Nellis đã cùng với nhiều đơn vị máy bay của Không quân Mỹ, Không quân của Hải quân Mỹ và Không quân của Thủy quân lục chiến Mỹ tiến hành diễn tập mô phỏng không chiến.Do số lượng máy bay J-7B có nhiều, các đợt diễn tập đối kháng mô phỏng từ chỗ sử dụng một MiG-21 đối phó với 1 hoặc 2 chiếc máy bay chiến đấu Mỹ đã biến thành diễn tập mô phỏng không chiến tập thể với nhiều MiG đối phó với nhiều tiêm kích Mỹ. Ảnh: Tiêm kích MiG-23 Mỹ tìm mua được từ khối XHCN Đông Âu sau 1991.Các đợt tập chiến đấu mô phỏng được tăng lên tối đa, đến mức gần như tất cả phi công Mỹ đều có cơ hội thử cọ xát. Bởi vậy hiệu quả huấn luyện chiến đấu của các phi công Mỹ trước các máy bay Mig được tăng lên không có gì phải nghi ngờ.Vào thời điểm đó, phi đội 4477 này được coi là bí mật hàng đầu. Họ thậm chí được sắp xếp ở cùng với các máy bay chiến đấu F-117 và mãi hơn 20 năm sau mới được tiết lộ ra ngoài.Kinh phí duy trì hoạt động của phi đội này cũng là một bí mật được giữ rất kín bởi vì nó được tài trợ từ kinh phí của dự án F-117 mà dự án F-117 chính bản thân nó cũng là một bí mật được bảo vệ vô cùng nghiêm ngặt.Tuy nhiều nhà nghiên cứu quân sự và các chuyên gia đều căn cứ các loại manh mối khác nhau và phát hiện ra Không quân Mỹ sử dụng máy bay Mig, nhưng họ không thể ngờ là các đơn vị này lại sử dụng máy bay đến từ Trung Quốc.Phi đội đó có các loại như Mig-17, Mig-21, Mig-23. Lúc nhiều nhất nó có 25 chiếc máy bay Mig, mà số lượng chủ yếu là tiêm kích J-7B.
Mỹ vì muốn đối phó với Không quân Liên Xô nên luôn luôn hy vọng có được các loại máy bay chiến đấu MiG. Sau khi bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, nước Mỹ cuối cùng đã có cơ hội vào năm 1977, họ đã mua được một chiếc chiến đấu cơ J-7B của Trung Quốc. Đây vốn là phiên bản sao chép mẫu tiêm kích MiG-21 của Liên Xô.
Điều không ngờ là cho đến tận đầu thế kỷ 21, Mỹ vẫn còn tiếp tục sử dụng chiếc máy bay mua của Trung Quốc. Năm 2006, Không quân Mỹ lần đầu tiên hé lộ việc từng sử dụng máy bay chiến đấu của phe Xã hội chủ nghĩa để tiến hành huấn luyện không chiến. Đơn vị sử dụng máy bay chiến đấu Trung Quốc đó có phiên hiệu là 4477.
Điều khiến quân đội Mỹ mừng vui ra mặt là chiếc máy bay này là một phiên bản đã được cải tiến sau quá trình thực chiến của tiêm kích MiG-21, mà quan trọng nhất là Trung Quốc có thể cung cấp số lượng lớn cho họ.
Phi đội thực nghiệm 4477 trang bị toàn bộ là tiêm kích J-7B. Các máy bay có dù giảm tốc ở phía trên động cơ, pháo ở bên trái buồng lái, các đặc điểm nổi bật đều giống hệt MiG-21.
Sau khi có được J-7B, quân Mỹ lập tức đem nó làm cốt lõi cho một phi đội mô phỏng các loại máy bay chiến đấu Mig và gần như tất cả các đơn vị không quân tác chiến đều được vội vàng cho bắt đầu thử giao chiến với J-7B.
Trong 10 năm bắt đầu từ năm 1977, phi đội 4477 ở tại căn cứ không quân Nellis đã cùng với nhiều đơn vị máy bay của Không quân Mỹ, Không quân của Hải quân Mỹ và Không quân của Thủy quân lục chiến Mỹ tiến hành diễn tập mô phỏng không chiến.
Do số lượng máy bay J-7B có nhiều, các đợt diễn tập đối kháng mô phỏng từ chỗ sử dụng một MiG-21 đối phó với 1 hoặc 2 chiếc máy bay chiến đấu Mỹ đã biến thành diễn tập mô phỏng không chiến tập thể với nhiều MiG đối phó với nhiều tiêm kích Mỹ. Ảnh: Tiêm kích MiG-23 Mỹ tìm mua được từ khối XHCN Đông Âu sau 1991.
Các đợt tập chiến đấu mô phỏng được tăng lên tối đa, đến mức gần như tất cả phi công Mỹ đều có cơ hội thử cọ xát. Bởi vậy hiệu quả huấn luyện chiến đấu của các phi công Mỹ trước các máy bay Mig được tăng lên không có gì phải nghi ngờ.
Vào thời điểm đó, phi đội 4477 này được coi là bí mật hàng đầu. Họ thậm chí được sắp xếp ở cùng với các máy bay chiến đấu F-117 và mãi hơn 20 năm sau mới được tiết lộ ra ngoài.
Kinh phí duy trì hoạt động của phi đội này cũng là một bí mật được giữ rất kín bởi vì nó được tài trợ từ kinh phí của dự án F-117 mà dự án F-117 chính bản thân nó cũng là một bí mật được bảo vệ vô cùng nghiêm ngặt.
Tuy nhiều nhà nghiên cứu quân sự và các chuyên gia đều căn cứ các loại manh mối khác nhau và phát hiện ra Không quân Mỹ sử dụng máy bay Mig, nhưng họ không thể ngờ là các đơn vị này lại sử dụng máy bay đến từ Trung Quốc.
Phi đội đó có các loại như Mig-17, Mig-21, Mig-23. Lúc nhiều nhất nó có 25 chiếc máy bay Mig, mà số lượng chủ yếu là tiêm kích J-7B.