Theo một số nguồn tin, đầu những năm 1990, quân đội Bosnia đã “lai tạo” thành công pháo chống tăng tự hành Hellcat của Mỹ với xe tăng T-55 của Nga, tạo ra một loại xe tăng mới.Một số nguồn tin không chính thức cho biết, sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, Quân đội Tiệp Khắc vẫn sử dụng một số ít pháo chống tăng tự hành Hellcat do Mỹ sản xuất cho tới năm 1990.Trong cuộc chiến tranh ở Bosnia (1992-1992), ít nhất một khẩu Hellcat đã được Quân đội Serbian sử dụng, sau đó bị thu giữ bởi Bosnia. Chúng đã được lai tạo lắp ghép tháp pháo Hellcat 76mm vào khung thân xe tăng T-55, tạo nên mẫu tăng mới. Tuy nhiên, cỗ xe tăng kỳ lạ này chưa bao giờ được đưa vào sử dụng chiến đấu. Và đến nay cũng không ai rõ về số phận nguyên mẫu duy nhất “dòng tăng T-55-Hellcat”.Một trong những hình ảnh cực kỳ hiếm hoi về xe tăng T-55-Hellcat.M18 Hellcat là một trong số ít pháo chống tăng tự hành thời Chiến tranh Thế giới thứ 2 được trang bị tháp pháo có thể xoay được. Vì đa số pháo chống tăng tự hành thời kỳ này đều gắn pháo dính liền vào thân xe, không có tháp.Khoảng 2.500 chiếc M18 Hellcat đã được nhà máy General Motors sản xuất cho Quân đội Mỹ tham chiến tại châu Âu từ 1943 tới 1944.Những chiếc Hellcat chỉ nặng 17,7 tấn, bọc giáp mỏng 5-25mm nhưng sử dụng động cơ xăng 400 mã lực cho tính cơ động cao, tốc độ chạy rất nhanh lên tới 88km/h.Tháp pháo của pháo chống tăng Hellcat không được thiết kế nóc.Hellcat được trang bị pháo chống tăng 76mm M1A2 với 45 viên đạn cùng một đại liên 12,7mm M2HB với 800 viên đạn.Khẩu pháo này được đánh giá là có khả năng xuyên thủng giáp trước của xe tăng hạng trung Panther và hạng nặng Tiger của phát xít Đức.
Theo một số nguồn tin, đầu những năm 1990, quân đội Bosnia đã “lai tạo” thành công pháo chống tăng tự hành Hellcat của Mỹ với xe tăng T-55 của Nga, tạo ra một loại xe tăng mới.
Một số nguồn tin không chính thức cho biết, sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, Quân đội Tiệp Khắc vẫn sử dụng một số ít pháo chống tăng tự hành Hellcat do Mỹ sản xuất cho tới năm 1990.
Trong cuộc chiến tranh ở Bosnia (1992-1992), ít nhất một khẩu Hellcat đã được Quân đội Serbian sử dụng, sau đó bị thu giữ bởi Bosnia. Chúng đã được lai tạo lắp ghép tháp pháo Hellcat 76mm vào khung thân xe tăng T-55, tạo nên mẫu tăng mới. Tuy nhiên, cỗ xe tăng kỳ lạ này chưa bao giờ được đưa vào sử dụng chiến đấu. Và đến nay cũng không ai rõ về số phận nguyên mẫu duy nhất “dòng tăng T-55-Hellcat”.
Một trong những hình ảnh cực kỳ hiếm hoi về xe tăng T-55-Hellcat.
M18 Hellcat là một trong số ít pháo chống tăng tự hành thời Chiến tranh Thế giới thứ 2 được trang bị tháp pháo có thể xoay được. Vì đa số pháo chống tăng tự hành thời kỳ này đều gắn pháo dính liền vào thân xe, không có tháp.
Khoảng 2.500 chiếc M18 Hellcat đã được nhà máy General Motors sản xuất cho Quân đội Mỹ tham chiến tại châu Âu từ 1943 tới 1944.
Những chiếc Hellcat chỉ nặng 17,7 tấn, bọc giáp mỏng 5-25mm nhưng sử dụng động cơ xăng 400 mã lực cho tính cơ động cao, tốc độ chạy rất nhanh lên tới 88km/h.
Tháp pháo của pháo chống tăng Hellcat không được thiết kế nóc.
Hellcat được trang bị pháo chống tăng 76mm M1A2 với 45 viên đạn cùng một đại liên 12,7mm M2HB với 800 viên đạn.
Khẩu pháo này được đánh giá là có khả năng xuyên thủng giáp trước của xe tăng hạng trung Panther và hạng nặng Tiger của phát xít Đức.