Vào khoảng 11h 30 phút trưa nay (16/4), liên đội Su-22 gồm hai chiếc 58-57; 58-63 của Sư đoàn Không quân 370 đã gặp sự cố tại khu vực cách Tây Bắc đảo Phú Quý (Bình Thuận) 8 hải lý (dấu đỏ chính là đảo Phú Quý). Các công tác cứu hộ cứu nạn đang khẩn trương được thực hiện để tìm kiếm các phi công (đã nhảy dù) và xác máy bay cường kích Su-22 nhằm tìm hiểu nguyên nhân vụ tai nạn nghiêm trọng.Theo các thông tin mới nhất, Không quân Nhân dân Việt Nam đã điều 4 máy bay tham gia công tác tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn máy bay Su-22 rơi. Cụ thể gồm 2 máy bay vận tải loại An-26 và 2 máy bay tuần tra biển Casa C-212. Cả 2 loại máy bay này đều đã từng tham gia chiến dịch tìm kiếm chuyến bay MH370 của Malaysia vào năm ngoái.Máy bay An-26 trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt Progress AI-24VT cho phép đạt tốc độ 440km/h, tầm bay với nhiên liệu tối đa 2.500km hoặc chỉ 1.100km với tải trọng tối đa.Với lượng nhiên liệu lớn, tầm bay xa, An-26 sẽ là công cụ đắc lực, hiệu quả nhất trong cuộc tìm kiếm quy mô này khi mà nó có thể bay quần đảo nhiều lần, trong thời gian lâu hơn ở khu vực nghi ngờ máy bay rơi.Còn Casa C-212 là loại máy bay vận tải/tuần tra hàng hải hiện đại được trang bị cho Cảnh sát biển Việt Nam, nhưng do Lữ đoàn 918 (Không quân Việt Nam) vận hành. Loại máy bay này được thiết kế chuyên nhiệm cho vai trò giám sát biển, tuần tra biển, cũng như tìm kiếm cứu hộ cứu nạn.Hiện đại hơn An-26, C-212 được trang bị nhiều khí tài điện tử, công nghệ cao rất phù hợp cho việc tìm kiếm phi công, mảnh vỡ máy bay trên biển. Trong ảnh là tháp tìm kiếm chỉ thị mục tiêu ảnh nhiệt FLIR Systems SAFIRE II đặt dưới mũi C-212 có thể phát hiện mục tiêu trong phạm vi 20km. Nó có thể hoạt động cả ban ngày và ban đêm, điểm rất phù hợp trong nỗ lực cứu hộ 2 phi công máy bay Su-22 nhảy dù xuống biển.Đặc biệt, trên C-212 còn được trang bị hệ thống tuần thám biển MSS-6000 với radar SLAR có khả năng giám sát một khu vực rộng 18.000km2 mỗi giờ trong việc giám sát sự cố tràn dầu và các vật thể nhỏ trên mặt nước, giám sát các tàu thuyền cỡ lớn với khu vực rộng 48.000km2 mỗi giờ bay. Trong ảnh là các bộ phận điều khiển, hiển thị hệ thống MSS-6000.C-212 được trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt cho tầm bay tối đa lên tới 1.800km, tốc độ hành trình 300km/h.
Vào khoảng 11h 30 phút trưa nay (16/4), liên đội Su-22 gồm hai chiếc 58-57; 58-63 của Sư đoàn Không quân 370 đã gặp sự cố tại khu vực cách Tây Bắc đảo Phú Quý (Bình Thuận) 8 hải lý (dấu đỏ chính là đảo Phú Quý). Các công tác cứu hộ cứu nạn đang khẩn trương được thực hiện để tìm kiếm các phi công (đã nhảy dù) và xác máy bay cường kích Su-22 nhằm tìm hiểu nguyên nhân vụ tai nạn nghiêm trọng.
Theo các thông tin mới nhất, Không quân Nhân dân Việt Nam đã điều 4 máy bay tham gia công tác tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn máy bay Su-22 rơi. Cụ thể gồm 2 máy bay vận tải loại An-26 và 2 máy bay tuần tra biển Casa C-212. Cả 2 loại máy bay này đều đã từng tham gia chiến dịch tìm kiếm chuyến bay MH370 của Malaysia vào năm ngoái.
Máy bay An-26 trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt Progress AI-24VT cho phép đạt tốc độ 440km/h, tầm bay với nhiên liệu tối đa 2.500km hoặc chỉ 1.100km với tải trọng tối đa.
Với lượng nhiên liệu lớn, tầm bay xa, An-26 sẽ là công cụ đắc lực, hiệu quả nhất trong cuộc tìm kiếm quy mô này khi mà nó có thể bay quần đảo nhiều lần, trong thời gian lâu hơn ở khu vực nghi ngờ máy bay rơi.
Còn Casa C-212 là loại máy bay vận tải/tuần tra hàng hải hiện đại được trang bị cho Cảnh sát biển Việt Nam, nhưng do Lữ đoàn 918 (Không quân Việt Nam) vận hành. Loại máy bay này được thiết kế chuyên nhiệm cho vai trò giám sát biển, tuần tra biển, cũng như tìm kiếm cứu hộ cứu nạn.
Hiện đại hơn An-26, C-212 được trang bị nhiều khí tài điện tử, công nghệ cao rất phù hợp cho việc tìm kiếm phi công, mảnh vỡ máy bay trên biển. Trong ảnh là tháp tìm kiếm chỉ thị mục tiêu ảnh nhiệt FLIR Systems SAFIRE II đặt dưới mũi C-212 có thể phát hiện mục tiêu trong phạm vi 20km. Nó có thể hoạt động cả ban ngày và ban đêm, điểm rất phù hợp trong nỗ lực cứu hộ 2 phi công máy bay Su-22 nhảy dù xuống biển.
Đặc biệt, trên C-212 còn được trang bị hệ thống tuần thám biển MSS-6000 với radar SLAR có khả năng giám sát một khu vực rộng 18.000km2 mỗi giờ trong việc giám sát sự cố tràn dầu và các vật thể nhỏ trên mặt nước, giám sát các tàu thuyền cỡ lớn với khu vực rộng 48.000km2 mỗi giờ bay. Trong ảnh là các bộ phận điều khiển, hiển thị hệ thống MSS-6000.
C-212 được trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt cho tầm bay tối đa lên tới 1.800km, tốc độ hành trình 300km/h.