Đó là nhận định của các bình luận viên tờ National Interest. Theo đó, nếu muốn toàn bộ không phận Đài Loan đều nằm trong phạm vi bắn, thì hệ thống S-400 (trang bị tên lửa 40N6 tầm 400km) phải triển khai tại bờ biển Phúc Kiến đối diện Đài Loan (chỗ hẹp nhất của eo biển Đài Loan là 130km, rộng nhất của lãnh thổ Đài Loan là 144km).
Tuy nhiên, việc triển khai hệ thống này nằm sát bờ biển phải chịu rất nhiều hạn chế. Chuyên gia thuộc Viện Project 2049 Roger Cliff giải thích, radar đặt ở vị trí sát bờ biển không thể quan sát mục tiêu ở tầm cao dưới 3,6 km, cách xa 250km. Đây là một vấn đề vật lý học đơn giản, vì trái đất tròn. Đề nâng cao phạm vi quan sát, hệ thống này chỉ có thể di chuyển sâu vào trong đất liền và phải triển khai trên một nền đất cao (radar đặt trên sườn dốc cao 600m, mới có thể có được phạm vi quan sát cách xa 100km).
|
Hệ thống tên lửa S-400.
|
Một hạn chế khác là vấn đề sát thương của hệ thống tên lửa đất đối không khi bắn tầm tối đa, đặc biệt là khi tiến hành tấn công mục tiêu di chuyển. “Động cơ chính của tên lửa phòng không (phóng trên mặt đất hoặc phóng trên không) chỉ có thể duy trì thời gian bay vài giây, tuy sau đó nó vẫn có thể cơ động, nhưng chỉ có thể dựa vào cánh lượn để bay. Nếu tầm bắn tối đa của tên lửa 40N6 là 400km, tỷ lệ trúng mục tiêu đánh chặn thực tế trong khoảng cách này rất thấp, ngoại trừ mục tiêu từ đầu đến cuối đều bay bình thường”, ông Roger Cliff nói.
Theo chuyên gia Roger Cliff, nói cách khác, ngoài bộ phận phía Tây Bắc Đài Loan ra, khả năng hiệu quả của tên lửa 40N6 đối với phần lớn không phận Đài Loan vẫn còn vấn đề. Tương tự như vậy, những vấn đề về vật lý học cũng được dùng để phân tích mục tiêu giả định khác.
Tuy tên lửa 40N6 có thể giải quyết được vấn đề này, những cũng tồn tại một số vấn đề mới. Chẳng hạn, thời gian chiến đấu, tên lửa đất đối không có thể bao phủ toàn bộ không phận Đài Loan cũng có thể đe dọa đến máy bay chiến đấu của Trung Quốc. Vì vậy, để bảo đảm hệ thống S-400 không bắn nhầm quân mình, Trung Quốc chỉ có thể “khóa hành lang ra vào được định trước” trong vùng tác chiến của tên lửa, mà khu vực này có thể không thể vượt qua đường trung tuyến của eo biển Đài Loan.
Ngoài ra, nếu phải tiến hành tấn công máy bay chiến đấu của Đài Loan, máy bay Trung Quốc phải được tự do cơ động, điều này sẽ khiến radar Trung Quốc gặp nhiều khó khăn để nhận diện địch – ta.
“Liệu quân đội Trung Quốc có thực sự muốn những tên lửa đất đối không này bay trong không phận có sự hiện diện của máy bay chiến đấu không”, ông Roger Cliff đặt câu hỏi, đồng thời ông còn đặc biệt đề cập đến hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Mỹ từng bắn nhầm 2 chiến đấu cơ phe mình trong một cuộc giao chiến.
Theo ông Roger Cliff, hệ thống phòng không S-400 là tên lửa dùng để phòng thủ, chứ không phải để phong tỏa hoặc tiến công đối với không phận nước khác hoặc tranh chấp lãnh thổ. Nói cách khác, quân đội Trung Quốc không cần hệ thống S-400 để thực hiện nhiệm vụ như vậy.
Với quan điểm này, khả năng Trung Quốc sử dụng hệ thống S-400 để đe dọa nước láng giềng chỉ là sự phóng đại, mà để có được mối đe dọa này còn phải phụ thuộc rất lớn vào địa điểm triển khai của tổ hợp tên lửa này.
Tại thời điểm này, vẫn không thể biết liệu tất cả những giả định này đều dựa trên việc Bắc Kinh có muốn sử dụng tổ hợp này để tấn công. Khả năng càng lớn khi quân đội Trung Quốc sẽ triển khai hệ thống S-400 gần mục tiêu có gia trị cao trên lãnh thổ Trung Quốc, như các thành phố lớn, căn cứ quân sự lớn, trở thành bộ phận nâng cao khả năng phòng thủ trên không.