Hải quân Hàn Quốc: từ lâu Hàn Quốc đã có tham vọng xây dựng lực lượng hải quân đủ mạnh để có thể áp đảo lại Hải quân Triều Tiên, nhất là sau hàng loạt sự cố thể hiện sự yếu kém của hải quân nước này trong quá khứ. Với ngân sách chi cho hải quân tăng theo từng năm, bên cạnh đó là đưa vào trang bị hàng loạt tàu chiến mới, đã giúp Hàn Quốc trở thành một trong năm quốc gia có lực lượng hải quân mạnh nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.Hải quân Hàn quốc có quân số khoảng 70.000 người trong đó bao gồm cả 29.000 lính thủy đánh bộ, trang bị khoảng 160 tàu chiến và hơn 70 máy bay các loại. Bên cạnh đó Hải quân Hàn Quốc còn hướng tới mục tiêu hoàn thành việc xây dựng lực lượng hải quân viễn chinh đủ khả năng tác chiến xa bờ vào năm 2020.Với việc là một quốc gia có ngành công nghiệp hàng hải đứng đầu trong khu vực, Hàn Quốc hoàn toàn có đủ khả năng xây dựng cho mình một lực lượng hải quân hiện đại. Ngoài ra, nước này cũng tự đóng và đưa vào trang bị các loại tàu chiến và tàu ngầm tiên tiến như các tàu khu trục hạm lớp Sejong Đại đế, tàu đổ bộ tấn công lớp Dokdo và tàu ngầm diesel- điện lớp Chang Bogo, càng thể hiện quyết tâm vươn ra biển lớn của nước này. Hải quân Singapore: việc Singapore nằm top 5 lực lượng hải quân mạnh nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có thể khá dễ hiểu, khi mà lực lượng tàu chiến của nước này đều được trang bị khá tốt hay có thể nói là “chất lượng bù đắp hoàn toàn số lượng”.
Mặc dù quân số thực sự của Hải quân Singapore vẫn chưa được công bố chính thức, tuy nhiên đảo quốc này lại sở hữu hạm đội tàu chiến lên tới gần 50 chiếc các loại đa số đều là các tàu chiến hiện đại. Tuy có lịch sử phát triển khá muộn và bắt đầu hầu như với con số không nhưng sau 50 năm xây dựng Hải quân Singapore đã vươn lên trở thành lực lượng hải quân hàng đầu khu vực Đông Nam Á.Hải quân Singapore không chỉ hoạt động trong vùng ven bờ của nước này, mà còn bắt đầu vươn ra các vùng biển khác trên thế giới. Nhất là trong hoạt động quân sự chung với lực lượng Hải quân Mỹ như trong Chiến tranh Iraq 2003, hoạt động chống cướp biển ở vịnh Aden cũng như hỗ trợ nhân đạo và khắc phục hậu quả thiên tai với các nước trong khu vực.Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF): trong khu vực Đông Bắc Á hay Châu Á – Thái Bình Dương, JMSDF luôn là một tên tuổi lớn với lịch sử phát triển trải qua nhiều mốc thời gian khác nhau. Tuy ngày nay JMSDF luôn bị giới hạn bởi hiến pháp nước này, nhưng sức mạnh trên biển của Nhật Bản lại không hề thay đổi.Lực lượng Phòng vệ Bờ biển Nhật Bản có quân số khoảng 50.800 người và được trang bị 124 tàu các loại cùng 327 máy bay. Có thể những con số trên sẽ chẳng là gì nếu so sánh với Hải quân Trung Quốc, tuy nhiên JMSDF lại sở hữu cho mình các biên đội tàu chiến cực kỳ hiện đại cũng như các tàu ngầm tấn công thế hệ mới, đủ khả năng đáp trả lại hành động xâm phạm đến chủ quyền trên biển của nước này.Không chỉ hoạt động ở vùng biển ven bờ, JMSDF hoàn toàn có đủ khả năng thực hiện các nhiệm vụ tác chiến xa bờ. Một thế mạnh Nhật Bản là lực lượng tàu ngầm của nước này, tuy chỉ có 16 tàu ngầm tấn công nhưng đa phần các tàu ngầm này đều do Nhật Bản tự chế tạo. Điển hình nhất có thể kể tới mẫu tàu ngầm diesel-điện tiên tiến lớp Sōryū.Hải quân Trung Quốc: Trung Quốc là quốc gia có lực lượng hải quân mạnh nhất tại châu Á và chỉ đứng sau Mỹ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Mặc dù chỉ mới tiến hành cải cách và đổi mới trong vòng 25 năm trở lại đây nhưng Hải quân Trung Quốc đã phát triển vực bậc và dần soái ngôi Nga trở thành lực lượng hải quân đứng thứ hai thế giới.Hải quân Trung Quốc được trang bị khoảng 484 tàu chiến các loại nhưng đa số đều là tàu chiến cỡ nhỏ, cùng với đó Hải quân Trung Quốc cũng xây dựng cho mình lực lượng không quân hải quân với hơn 650 máy bay. Mặc dù sở hữu quân số lên tới 255.000 người nhưng Hải quân Trung Quốc vẫn bị đánh giá là hoạt động kém hiệu quả, nhất là khi so sánh với quốc gia láng giềng là Nhật Bản.Trong những năm gần đây, Hải quân Trung Quốc không ngừng gia tăng trang bị thêm các loại tàu chiến mới, nhằm hiện thực hóa tham vọng vươn ra biển lớn của nước này. Tuy nhiên, Hải quân Trung Quốc lại thiếu kinh nghiệm hoạt động tác chiến xa bờ khiến quá trình hiện đại hóa lực lượng của Hải quân Trung Quốc vẫn chưa thật sự là toàn diện. Hải quân Mỹ: từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 cho đến nay Hải quân Mỹ luôn là lực lượng hải quân đứng đầu khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và vị thế này của Mỹ đang bị đe dọa bởi sự vươn lên từng ngày của Hải quân Trung Quốc. Tuy nhiên, với việc duy trì hoạt động của các biên đội tàu sân bay và tàu ngầm hạt nhân trong khu vực, vẫn sẽ giúp Hải quân Mỹ là lực lượng duy nhất có đủ sức răn đe chiến lược cho mọi cuộc xung đột trong tương lai.Hải quân Mỹ có quân số khoảng 325.000 người và được trang bị 288 tàu chiến các loại cùng với đó 3.700 máy bay, giúp Hải quân Mỹ trở thành lực lượng hải quân mạnh nhất thế giới. Mặt khác, sức mạnh của Hải quân Mỹ vẫn nằm ở khả năng răn đe hạt nhân chiến lược với các tàu tấn công hạt nhân mang theo các tên lửa đạn đạo liên lục địa và biên đội 10 tàu sân bay hạt nhân.Với chính sách xoay trục sang khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của chính phủ Mỹ hiện tại, Hải quân Mỹ ngày càng hiện diện nhiều hơn ở khu vực này để có thể bảo vệ lợi ích của mình và đồng minh trước sự trỗi không ngừng từ Trung Quốc. Mặt khác xét về năng lực cũng như kinh nghiệm tác chiến xa bờ Hải quân Mỹ vẫn vượt trội hoàn toàn so với Trung Quốc, chính điều này sẽ là lợi thế cho Mỹ trong một cuộc đối đầu quân sự giữa hai cường quốc hải quân này.
Hải quân Hàn Quốc: từ lâu Hàn Quốc đã có tham vọng xây dựng lực lượng hải quân đủ mạnh để có thể áp đảo lại Hải quân Triều Tiên, nhất là sau hàng loạt sự cố thể hiện sự yếu kém của hải quân nước này trong quá khứ. Với ngân sách chi cho hải quân tăng theo từng năm, bên cạnh đó là đưa vào trang bị hàng loạt tàu chiến mới, đã giúp Hàn Quốc trở thành một trong năm quốc gia có lực lượng hải quân mạnh nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Hải quân Hàn quốc có quân số khoảng 70.000 người trong đó bao gồm cả 29.000 lính thủy đánh bộ, trang bị khoảng 160 tàu chiến và hơn 70 máy bay các loại. Bên cạnh đó Hải quân Hàn Quốc còn hướng tới mục tiêu hoàn thành việc xây dựng lực lượng hải quân viễn chinh đủ khả năng tác chiến xa bờ vào năm 2020.
Với việc là một quốc gia có ngành công nghiệp hàng hải đứng đầu trong khu vực, Hàn Quốc hoàn toàn có đủ khả năng xây dựng cho mình một lực lượng hải quân hiện đại. Ngoài ra, nước này cũng tự đóng và đưa vào trang bị các loại tàu chiến và tàu ngầm tiên tiến như các tàu khu trục hạm lớp Sejong Đại đế, tàu đổ bộ tấn công lớp Dokdo và tàu ngầm diesel- điện lớp Chang Bogo, càng thể hiện quyết tâm vươn ra biển lớn của nước này.
Hải quân Singapore: việc Singapore nằm top 5 lực lượng hải quân mạnh nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có thể khá dễ hiểu, khi mà lực lượng tàu chiến của nước này đều được trang bị khá tốt hay có thể nói là “chất lượng bù đắp hoàn toàn số lượng”.
Mặc dù quân số thực sự của Hải quân Singapore vẫn chưa được công bố chính thức, tuy nhiên đảo quốc này lại sở hữu hạm đội tàu chiến lên tới gần 50 chiếc các loại đa số đều là các tàu chiến hiện đại. Tuy có lịch sử phát triển khá muộn và bắt đầu hầu như với con số không nhưng sau 50 năm xây dựng Hải quân Singapore đã vươn lên trở thành lực lượng hải quân hàng đầu khu vực Đông Nam Á.
Hải quân Singapore không chỉ hoạt động trong vùng ven bờ của nước này, mà còn bắt đầu vươn ra các vùng biển khác trên thế giới. Nhất là trong hoạt động quân sự chung với lực lượng Hải quân Mỹ như trong Chiến tranh Iraq 2003, hoạt động chống cướp biển ở vịnh Aden cũng như hỗ trợ nhân đạo và khắc phục hậu quả thiên tai với các nước trong khu vực.
Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF): trong khu vực Đông Bắc Á hay Châu Á – Thái Bình Dương, JMSDF luôn là một tên tuổi lớn với lịch sử phát triển trải qua nhiều mốc thời gian khác nhau. Tuy ngày nay JMSDF luôn bị giới hạn bởi hiến pháp nước này, nhưng sức mạnh trên biển của Nhật Bản lại không hề thay đổi.
Lực lượng Phòng vệ Bờ biển Nhật Bản có quân số khoảng 50.800 người và được trang bị 124 tàu các loại cùng 327 máy bay. Có thể những con số trên sẽ chẳng là gì nếu so sánh với Hải quân Trung Quốc, tuy nhiên JMSDF lại sở hữu cho mình các biên đội tàu chiến cực kỳ hiện đại cũng như các tàu ngầm tấn công thế hệ mới, đủ khả năng đáp trả lại hành động xâm phạm đến chủ quyền trên biển của nước này.
Không chỉ hoạt động ở vùng biển ven bờ, JMSDF hoàn toàn có đủ khả năng thực hiện các nhiệm vụ tác chiến xa bờ. Một thế mạnh Nhật Bản là lực lượng tàu ngầm của nước này, tuy chỉ có 16 tàu ngầm tấn công nhưng đa phần các tàu ngầm này đều do Nhật Bản tự chế tạo. Điển hình nhất có thể kể tới mẫu tàu ngầm diesel-điện tiên tiến lớp Sōryū.
Hải quân Trung Quốc: Trung Quốc là quốc gia có lực lượng hải quân mạnh nhất tại châu Á và chỉ đứng sau Mỹ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Mặc dù chỉ mới tiến hành cải cách và đổi mới trong vòng 25 năm trở lại đây nhưng Hải quân Trung Quốc đã phát triển vực bậc và dần soái ngôi Nga trở thành lực lượng hải quân đứng thứ hai thế giới.
Hải quân Trung Quốc được trang bị khoảng 484 tàu chiến các loại nhưng đa số đều là tàu chiến cỡ nhỏ, cùng với đó Hải quân Trung Quốc cũng xây dựng cho mình lực lượng không quân hải quân với hơn 650 máy bay. Mặc dù sở hữu quân số lên tới 255.000 người nhưng Hải quân Trung Quốc vẫn bị đánh giá là hoạt động kém hiệu quả, nhất là khi so sánh với quốc gia láng giềng là Nhật Bản.
Trong những năm gần đây, Hải quân Trung Quốc không ngừng gia tăng trang bị thêm các loại tàu chiến mới, nhằm hiện thực hóa tham vọng vươn ra biển lớn của nước này. Tuy nhiên, Hải quân Trung Quốc lại thiếu kinh nghiệm hoạt động tác chiến xa bờ khiến quá trình hiện đại hóa lực lượng của Hải quân Trung Quốc vẫn chưa thật sự là toàn diện.
Hải quân Mỹ: từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 cho đến nay Hải quân Mỹ luôn là lực lượng hải quân đứng đầu khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và vị thế này của Mỹ đang bị đe dọa bởi sự vươn lên từng ngày của Hải quân Trung Quốc. Tuy nhiên, với việc duy trì hoạt động của các biên đội tàu sân bay và tàu ngầm hạt nhân trong khu vực, vẫn sẽ giúp Hải quân Mỹ là lực lượng duy nhất có đủ sức răn đe chiến lược cho mọi cuộc xung đột trong tương lai.
Hải quân Mỹ có quân số khoảng 325.000 người và được trang bị 288 tàu chiến các loại cùng với đó 3.700 máy bay, giúp Hải quân Mỹ trở thành lực lượng hải quân mạnh nhất thế giới. Mặt khác, sức mạnh của Hải quân Mỹ vẫn nằm ở khả năng răn đe hạt nhân chiến lược với các tàu tấn công hạt nhân mang theo các tên lửa đạn đạo liên lục địa và biên đội 10 tàu sân bay hạt nhân.
Với chính sách xoay trục sang khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của chính phủ Mỹ hiện tại, Hải quân Mỹ ngày càng hiện diện nhiều hơn ở khu vực này để có thể bảo vệ lợi ích của mình và đồng minh trước sự trỗi không ngừng từ Trung Quốc. Mặt khác xét về năng lực cũng như kinh nghiệm tác chiến xa bờ Hải quân Mỹ vẫn vượt trội hoàn toàn so với Trung Quốc, chính điều này sẽ là lợi thế cho Mỹ trong một cuộc đối đầu quân sự giữa hai cường quốc hải quân này.