Trong một bài viết mới đây, tạp chí National Interest đã đưa ra lời cảnh báo với liên minh quân sự NATO rằng, không chỉ tên lửa Iskander, ngay cả hệ thống tên lửa đơn giản hơn như Tochka cũng đủ khả năng gây tàn phá không nhỏ.Các tổ hợp tên lửa chiến thuật tương tự như Tochka thậm chí có thể gây thiệt hại đáng kể cho đối phương được trang bị tốt hơn. Những hệ thống này cho phép thực hiện đòn tấn công chính xác các trạm chỉ huy, khu vực tập trung quân, nhà kho và sân bay ở tuyến sau của đối phương mà không cần giám sát không phận trên mục tiêu."Những thành tựu chiến đấu của Tochka cho thấy tên lửa đạn đạo chiến thuật thời Chiến tranh Lạnh, trong phạm vi hoạt động tương đối nhỏ, đủ khả năng gây thiệt hại đáng kể, kể cả trong quá trình xung đột với đối phương chiếm ưu thế trên không và phương tiện phòng không tiên tiến”, NI nhấn mạnh.Tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật - chiến dịch OTR-21 Tochka (NATO định danh là SS-21 Scarab) được Liên Xô phát triển nhằm mục đích thay thế các tổ hợp 9K52 Luna-M (FROG-7B) thế hệ cũ. Tên lửa được thiết kế nhằm tiêu diệt sân bay, sở chỉ huy, phương tiện hỗ trợ, trận địa phòng không, cầu đường và cụm tập trung quân của đối phương. Tên lửa đạn đạo Tochka nhỏ gọn và hiệu quả được đưa vào phục vụ vào năm 1975. Tochka rất cơ động, có thể di chuyển trên địa hình phức tạp, vượt chướng ngại nước, đạt tốc độ tối đa 60 km/giờ, làm việc trong môi trường ô nhiễm phóng xạ, sinh học hoặc hóa học.Tổ hợp gồm có 2 thành phần chính, đầu tiên là xe mang phóng tự hành (TEL) 9P129 (được chế tạo trên khung gầm xe bọc thép BAZ-5921 6x6). Xe được trang bị động cơ diesel 5D20B-300 công suất 300 mã lực cho phép 9P129 chạy với tốc độ tối đa 60 km/h trên đường nhựa, bơi với vận tốc 8 km/h; tầm hoạt động 650 km; leo được dốc 60%; vượt vật cản cao 0,5 m và vượt hào rộng 1,2 m.Đạn tên lửa Tochka có chiều dài 6,4 m, đường kính 0,65 m, trọng lượng phóng 2.000 kg.Tải trọng tên lửa là 480kg, có thể mang phần chiến đấu nổ thông thường hoặc đầu nổ hạt nhân hoặc đầu nổ hóa học.Phải mất ít nhất 20 phút để chuyển tên lửa vào chế độ sẵn sàng phóng, sau khi tên lửa được bắn đi, xe mang phóng có thể rời khỏi vị trí trong 1,5 phút.Tên lửa đạn đạo Tochka đạt tầm bắn từ 15-70km, tốc độ hành trình 1,8km/s, bán kính lệch mục tiêu (CEP) khoảng 150m. Tuy nhiên, Quân đội Nga hiện chủ yếu sử dụng phiên bản Tochka-U được phát triển cuối thời Liên Xô, tăng tầm bắn đến 120km, bán kính lệch mục tiêu chỉ 95m. Đạn tên lửa sử dụng hệ dẫn đường quán tính (các biến thể sau bổ sung chức năng tham chiếu GPS hoặc GLONASS).Tuy nhiên, theo một số nguồn tin khác, sau năm 1990, Nga còn phát triển thêm một phiên bản cải tiến nữa của Tochka-U có trọng lượng khoảng 1,8 tấn, đạt tầm bắn đến 185km, bán kính lệch mục tiêu giảm xuống 70m.Theo một số tài liệu, tính tới năm 2012, Quân đội Nga có trong trang bị khoảng 80 bệ phóng tổ hợp tên lửa đạn đạo Tochka cùng một cơ số đạn không rõ.
Trong một bài viết mới đây, tạp chí National Interest đã đưa ra lời cảnh báo với liên minh quân sự NATO rằng, không chỉ tên lửa Iskander, ngay cả hệ thống tên lửa đơn giản hơn như Tochka cũng đủ khả năng gây tàn phá không nhỏ.
Các tổ hợp tên lửa chiến thuật tương tự như Tochka thậm chí có thể gây thiệt hại đáng kể cho đối phương được trang bị tốt hơn. Những hệ thống này cho phép thực hiện đòn tấn công chính xác các trạm chỉ huy, khu vực tập trung quân, nhà kho và sân bay ở tuyến sau của đối phương mà không cần giám sát không phận trên mục tiêu.
"Những thành tựu chiến đấu của Tochka cho thấy tên lửa đạn đạo chiến thuật thời Chiến tranh Lạnh, trong phạm vi hoạt động tương đối nhỏ, đủ khả năng gây thiệt hại đáng kể, kể cả trong quá trình xung đột với đối phương chiếm ưu thế trên không và phương tiện phòng không tiên tiến”, NI nhấn mạnh.
Tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật - chiến dịch OTR-21 Tochka (NATO định danh là SS-21 Scarab) được Liên Xô phát triển nhằm mục đích thay thế các tổ hợp 9K52 Luna-M (FROG-7B) thế hệ cũ. Tên lửa được thiết kế nhằm tiêu diệt sân bay, sở chỉ huy, phương tiện hỗ trợ, trận địa phòng không, cầu đường và cụm tập trung quân của đối phương.
Tên lửa đạn đạo Tochka nhỏ gọn và hiệu quả được đưa vào phục vụ vào năm 1975. Tochka rất cơ động, có thể di chuyển trên địa hình phức tạp, vượt chướng ngại nước, đạt tốc độ tối đa 60 km/giờ, làm việc trong môi trường ô nhiễm phóng xạ, sinh học hoặc hóa học.
Tổ hợp gồm có 2 thành phần chính, đầu tiên là xe mang phóng tự hành (TEL) 9P129 (được chế tạo trên khung gầm xe bọc thép BAZ-5921 6x6). Xe được trang bị động cơ diesel 5D20B-300 công suất 300 mã lực cho phép 9P129 chạy với tốc độ tối đa 60 km/h trên đường nhựa, bơi với vận tốc 8 km/h; tầm hoạt động 650 km; leo được dốc 60%; vượt vật cản cao 0,5 m và vượt hào rộng 1,2 m.
Đạn tên lửa Tochka có chiều dài 6,4 m, đường kính 0,65 m, trọng lượng phóng 2.000 kg.
Tải trọng tên lửa là 480kg, có thể mang phần chiến đấu nổ thông thường hoặc đầu nổ hạt nhân hoặc đầu nổ hóa học.
Phải mất ít nhất 20 phút để chuyển tên lửa vào chế độ sẵn sàng phóng, sau khi tên lửa được bắn đi, xe mang phóng có thể rời khỏi vị trí trong 1,5 phút.
Tên lửa đạn đạo Tochka đạt tầm bắn từ 15-70km, tốc độ hành trình 1,8km/s, bán kính lệch mục tiêu (CEP) khoảng 150m. Tuy nhiên, Quân đội Nga hiện chủ yếu sử dụng phiên bản Tochka-U được phát triển cuối thời Liên Xô, tăng tầm bắn đến 120km, bán kính lệch mục tiêu chỉ 95m. Đạn tên lửa sử dụng hệ dẫn đường quán tính (các biến thể sau bổ sung chức năng tham chiếu GPS hoặc GLONASS).
Tuy nhiên, theo một số nguồn tin khác, sau năm 1990, Nga còn phát triển thêm một phiên bản cải tiến nữa của Tochka-U có trọng lượng khoảng 1,8 tấn, đạt tầm bắn đến 185km, bán kính lệch mục tiêu giảm xuống 70m.
Theo một số tài liệu, tính tới năm 2012, Quân đội Nga có trong trang bị khoảng 80 bệ phóng tổ hợp tên lửa đạn đạo Tochka cùng một cơ số đạn không rõ.